Chữa người câm điếc
Một
phụ nữ kia có người bạn bị điếc. Ngày nọ bà ta hỏi người bạn muốn được tặng gì
vào ngày sinh nhật.
Người
bạn ấy đáp lại thật bất ngờ:
"Xin
bạn hãy vui lòng viết thư cho Ann Landers yêu cầu bà ta in lại bảng kinh cầu
nguyện cho người điếc. Bà ấy đã từng in nó trước đây vào mục của bà trong một
tờ báo, nhưng tôi đã đánh mất bản sao mục đó rồi!".
Thế
là người phụ nữ đã viết thư cho Ann Landers.
Và vào
ngày 1.6 ngày sinh nhật của cô bạn, bà Ann đã in lại lời cầu nguyện đó trong
cột báo của mình như sau:
"Lạy
Chúa, nỗi đau khổ mà người điếc phải gánh chịu là nhiều người xem họ như những người chuyên
làm phiền người khác. Người ta thường thiện cảm với người mù, người què, nhưng
lại thường nổi xung và bực bội với người điếc.
Kết
quả là người điếc thường phải trốn lánh bạn bè và càng ngày càng trở nên khép
kín"[1]
Lời
kinh trên cho chúng ta thấy những nỗi
khổ
tâm của người
điếc.
Đa số
chúng ta đều cho rằng mù thì tệ hại hơn điếc. Thế nhưng Helen Keller vừa bị mù vừa bị điếc thì lại cho rằng bị điếc không nghe
được, thì những cánh cửa cuộc đời hầu như
bị khép lại,
chẳng
hạn: mở radio thì chẳng hiểu
gì, xem truyền hình cũng thế,
và hầu như không thể trò chuyện được với
ai cả. Vì thế, sau một thời gian họ cảm
thấy cô đơn như bị bỏ rơi.
Câu chuyện về người điếc nói trên giúp ta hiểu rõ bài Phúc Âm hôm nay.
Câu chuyện về người điếc nói trên giúp ta hiểu rõ bài Phúc Âm hôm nay.
Nó
giúp ta hiểu được người câm điếc vui sướng như thế nào sau khi được Chúa Giêsu
chữa lành. Lần đầu tiên trong cuộc đời anh ta cảm nếm được một phần nào vui thú
của cuộc sống.[2]
Điếc
và ngọng về thể chất thì ai cũng biết,
thiết
tưởng chúng ta chỉ cần bàn tới bệnh điếc và ngọng
về tinh thần và tâm linh.
Nhiều người thính tai về thể chất, nhưng lại điếc về tinh thần
và tâm linh. Họ rất thính tai khi nghe những gì liên quan đến tiền tài, của
cải, lạc thú, danh vọng, quyền lực, địa vị, nhưng lại điếc khi nghe những điều
hay lẽ phải, những chân lý đem lại sức mạnh tinh thần hay tâm linh.
Nhiều người nói năng rất hùng biện về kiến thức, triết
lý, khoa học, về đủ mọi thứ trên đời, nhưng lại hành xử như người câm, hoặc ấp úng, mắc cỡ khi phải nói lên điều
hay lẽ phải,
những lời chân thành yêu thương, những lời đem lại bình an, hòa thuận cho những
người đang cần tới.
Chúng ta có thể bị điếc khi lặn ngụp trong tội lỗi, không còn lắng nghe
tiếng Chúa nói với chúng ta qua lương tâm, qua thiên nhiên, cũng như qua những
biến cố xảy đến trong cuộc sống.
Chúng ta có thể bị câm khi không còn dâng lên Chúa lời chúc tụng và cảm tạ
tình thương Ngài đã dành cho chúng ta.
Chúng ta có thể bị câm điếc khi con tim đã trở nên chai đá, không còn biết
rung động trước nỗi khổ đau của người khác.
Chúng ta có thể bị câm điếc khi không còn lắng nghe, cũng như không còn nói
được những lời an ủi và khích lệ người khác.
Chúng ta có thể bị câm điếc khi tự coi mình là một ốc đảo, chỉ biết sống cho
riêng mình và tệ hơn nữa, coi người khác như hỏa ngục, hoặc như là một sự quấy rầy phiền nhiễu.
Bởi
đó, xin Chúa hãy mở môi miệng chúng ta, để chúng ta biết lắng nghe và loan truyền lời
Chúa, cũng như biết chia sẻ nỗi khổ đau với những người chung quanh.
Dù là bị điếc,
ngọng hay câm thế nào đi nữa,
Đức Giêsu cũng có thể chữa lành, miễn là chúng ta tin vào quyền năng của Chúa và quyết tâm cộng tác với
Ngài. Chỉ cần Ngài rờ vào cái tai tâm linh và cái miệng tâm linh của ta và
truyền cho chúng: «Épphatha, hãy mở ra!» là bệnh điếc, ngọng, câm tâm linh của chúng ta sẽ được chữa lành.
Điều quan trọng là chúng ta phải công nhận mình đang thật sự bị điếc và
ngọng về tâm linh thì Ngài mới chữa lành chúng ta
được! Nếu bị bệnh mà lại cứ nói mình chẳng bệnh gì cả, thì Chúa cũng đành bó
tay. [3]
Lạy Chúa, xin
Chúa hãy mở môi miệng chúng con,
để chúng con biết
lắng nghe và loan truyền lời Chúa, cũng như biết chia sẻ nỗi khổ đau với những
người chung quanh chúng con. Amen.