Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

GIÁO DỤC CON THỜI COVID-19

Filled under:


GIÁO DỤC CON THỜI COVID-19

Sr. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, O.P. 

Chào các bạn
Hẳn là các bạn còn nhớ vào cuối tháng ba vừa rồi, giữa lúc cả nước đang căng mình phòng chống dịch bệnh Covid 19, thì trên mạng xã hội xuất hiện hai hình ảnh hoàn toàn đối lập nhau, khiến nhiều người suy gẫm và liên hệ đến việc giáo dục kỷ năng sống của con trong mỗi gia đình. Đó là hình ảnh những cộng tác viên dân quân tự vệ, lực lượng quân đội trong các khu cách ly với những bữa ăn đơn giản vội vàng và chỗ ngã lưng là những tấm bìa các tông để tình nguyện thức trắng đêm dọn dẹp gấp rút cơ sở vật chất phục vụ hàng chục ngàn người từ khắp các nước trở về. Và đối lập với hình ảnh và sự xúc động ấy dư luận cũng bức xúc khi một số cậu ấm cô chiêu đã tỏ ý không hài lòng về điều kiện sinh sống nơi cách ly và cha mẹ phải gởi tivi tủ lạnh nệm quạt hơi nước vào và nơi cách ly, nhiều bạn trẻ không tự lo được cái phòng của mình, rác xử dụng xong để trước cửa không mang xuống đất để các chú dân quân đưa đi đổ, và hai hình ảnh đó khiến chúng ta liên tưởng đến một câu chuyện về cách thức giáo dục kỷ năng sống con cái của chúng ta trong mỗi gia đình. Do đó thời gian cách ly toàn xã hội này mong các bậc phụ huynh hãy cùng với con yêu của mình vượt qua thời gian khó khăn bằng cách bổ sung cho trẻ năm điều sau đây. 

Thứ nhất dạy con kỷ năng tự lập.
Bạn thân mến,
Sẽ chẳng có một cơ hội nào tốt hơn là tận dụng khoảng thời gian cả nhà cùng ở nhà để rèn luyện cho con chuyện ăn chuyện học, dạy cho con biết chia sẻ việc nhà, xin bạn đừng biến con bạn trở nên một bản sao của bộ phận giới trẻ quen hưởng thụ, lười lao động hoặc vì được bố mẹ bao bọc quá kỹ, kỹ đến mức những kỷ năng sinh tồn cơ bản cũng không được biết. Đừng để sau này khi bọn trẻ lớn lên chúng không thể nào sống được trong một nơi không đủ không có tủ lạnh không có trà sữa không thể nằm chiếu hoặc không thể nào tự dọn dẹp vệ sinh ngay chính trong phòng mình. Lâu nay có lẽ bạn luôn mang tâm lý sợ con làm hư làm hỏng và làm chậm, rồi dần dà là bạn hình thành một thói quen làm thay con làm hộ con tất tần tật mọi thứ, riêng bạn quên mất rằng chỉ khi bạn sẵn sàng buông tay con đặt niềm tin vào con và hướng dẫn con thực hành đúng phương pháp thì bạn trẻ mới có cơ hội lớn theo nghĩa đen và nghĩa bóng, cho con được kho báu không bằng dạy con sống tự lập. Vì thế hãy tập cho con từ những việc nhỏ như là ngủ dậy biết sắp xếp chăn mùng mền gối gọn gàng, ăn xong đem chén đũa bỏ gọn vào chậu và đi rửa và dần dần giúp con làm quen những công việc khác theo từng lứa tuổi như là quét nhà, lau nhà, dọn góc bàn phòng học giúp mẹ làm bếp nhặt rau vo gạo và tự nấu ăn cho gia đình. Những công việc này tuy nhỏ nhưng nếu không tập tành rèn luyện thì con sẽ không bao giờ thành thục và cũng không bao giờ có ý thức tự giác thực hiện. Một đứa trẻ chỉ biết hưởng thụ thành quả của người khác sẻ không có mục tiêu để nổ lực phấn đấu và nó chỉ mãi là đứa trẻ trong hình hài của một người lớn. Bạn không thể nào giúp con cả cuộc đời rồi chúng cũng trưởng thành cũng phải bước ra khỏi xã hội và phải có gia đình riêng, và đừng để một ngày nào đó chúng sẽ nói với bạn rằng: tại bố mẹ đấy, tại bố mẹ không cho con làm những việc này từ nhỏ nên giờ con mới khổ.

Thứ hai dạy con quản lý thời gian.
Hầu hết tất cả các học sinh cả nước nếu chúng ta phải nghĩ học về Covid 19, phải ở nhà cả ngày cho nên nếu không biết cách quản lý thời gian con sẽ rất nhanh cảm thấy chán nản uể oải và không xử dụng hiệu quả quĩ thời gian cá nhân. Đây là cơ hội để bạn dạy con quản lý thời gian, bạn hãy khuyến khích con tạo thời gian biểu một ngày gồm các việc cơ bản như học trực tuyến, làm bài tập ngủ nghĩ đọc sách chơi thể thao và tuân thủ theo kế hoạch đã vạch sẳn. Cũng hãy để con tự chủ đưa ra mục tiêu học tập của mình, bạn chỉ nên đóng vai trò tư vấn góp ý cho con kế hoạch học tập. Ví dụ: Nếu con dành quá nhiều thời gian để học, hãy khuyên con dành thời gian để nghĩ ngơi thư giãn và tập thể dục, nếu con chưa dành thời gian tham gia học trực tuyến hoặc hoàn thành bài tập ở nhà thì hãy góp ý con phân bổ thời gian cho hợp lý bằng cách này trẻ sẽ rèn được thói quen sắp xếp thời gian sử dụng những ngày nghĩ hiệu quả hơn. Điều quan trọng nhất là cố gắng sắp xếp thời gian xem tivi và chơi điện thoại của con. Xem tivi và điện thoại ngồi máy vi tính quá nhiều ảnh hưởng đến đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của con. Kỳ nghĩ này cũng chính là cơ hội tuyệt vời để dạy con biết dành nhiều thời gian cho công việc và khám phá phát triển bản thân. Với những đứa trẻ thích chơi nhạc nếu trước đây chỉ có 30 phút trước mỗi ngày để tập đàn, thì bây giờ hãy khuyến khích con dành nhiều thời gian hơn cho sở thích đó. Nếu con thích tìm hiểu về robot hay nền văn hóa khác trên thế giới hãy để con có nhiều cơ hội phát triển những đam mê và sở thích riêng. Một khi được phép làm nhiều thời gian cho sở thích cá nhân của mình sẽ là điều kiện tuyệt vời để con chủ động tự giác hơn trong các hoạt động vui chơi học tập và lựa chọn nghề nghiệp sau này.

Thứ ba dạy con biết chia sẻ từ những điều đơn giãn nhất.
Nhiều năm sau nữa chắc hẳn thế hệ trẻ sẽ còn nhắc mãi về cuộc nghĩ tết dài vô tận này. Tuy nhiên luôn tồn tại một khía cạnh tích cực nào đó trong mỗi biến cố mà ta gặp phải trong cuộc sống, đây sẽ là một cơ hội tốt để bạn quan sát và dạy con trong nhiều điều lớn lao hơn, ví dụ lối sống biết yêu thương biết san sẻ từ xã hội, cũng không cần phải làm gì đao to búa lớn, tuổi nhỏ làm việc nhỏ cho con biết nhiều tấm gương đẹp chân thực, và gần gũi để dạy con về trách nhiệm của cộng đồng, không cần phải nhiều lời, chính những hình ảnh những câu chuyện đầy cảm xúc về những bác sĩ đang ngày đêm trực với bệnh nhân bất chấp nguy cơ lây nhiễm tiền bạc, các tình nguyện viên mồ hôi nhễ nhại trong các khu cách ly với các bộ đồ bảo hộ nóng bức với những giấc ngủ vội dưới màn trời chiếu đất tại các tiền tuyến để bảo vệ đất nước, và rất nhiều chương trình từ thiện như tặng gạo ATM, quán cơm và siêu thị không đồng, kể cho con nghe về các gương sáng của các trẻ khác như cậu bé Đào Nguyên 11 tuổi quyết lấy hết số tiền lì xì của mình 10 triệu để đưa cho mẹ mua khẩu trang y tế và phát miễn phí cho người dân, hoặc cậu bé Đức 9 tuổi trích từ tiền heo của mình được 5 triệu và đưa cho mẹ mua nguyên vật liệu để bắt tay vào tấm chắn giọt bắn. Có những hôm thức đến khuya Đức vẫn tỉ mỉ tẩn mẩn để cắt để dán những hộp xốp làm tấm che mặt phòng dịch. Sau hai đợt gia đình em đã hoàn thành được 2700 tấm chắn giọt bắn và mang tặng cho các lực lượng phòng chống dịch. Nếu không quá khó khăn hãy cùng con bớt đi thêm một chút nhu cầu dành tiền mua gạo mua thức ăn và đặc biệt trao tận tay cho những người nghèo khổ hơn nơi gia đình gần gia đình bạn sinh sống, và nên chủ động đề xuất và hướng dẫn con góp phần làm việc tốt, biết đâu bạn sẽ phát hiện ra trong đứa trẻ nó đang giữ có những việc san sẽ đến việc yêu thương giúp đỡ người khác nhưng chưa biết cách làm thôi. Không ai khác chính bố mẹ chính là tấm gương thiết thực nhất để dạy con về trách nhiệm và sự sẽ chia.

Thứ bốn: Xây dựng đức tin cho con
Có lẽ bạn đã từng nhiều lần mơ ước biến gia đình mình thành một giáo hội tại gia đúng nghĩa, nơi cầu nguyện nơi thờ phượng Chúa sớm hôm, mọi người có dịp gần nhau cùng có Chúa hiện diện chia sẻ vui buồn sướng khổ, thì đây ngày hôm nay là cơ hội tuyệt vời để gia đình bạn thực hiện điều này. Buổi sáng hoặc buổi chiều bố mẹ và con cái qui tụ lại, vợ chồng con cái hãy ngồi xuống bên nhau thắp lên ngọn nến trên bàn thờ, ăn mặc chỉnh tề cùng nhau tham dự thánh lễ trực tuyến qua màn hình. Nếu bạn muốn con mình phát triển đời sống tâm linh không cách nào hơn và tốt hơn việc mời Chúa đi vào nhà mình. Nếu bạn muốn con kính yêu Chúa vâng lời Chúa dạy và có đời sống đẹp lòng Chúa, thì chính bạn hãy làm gương cho con của bạn. Như lời của Mẹ Têrêsa CalCutta: Gia đình nào cầu nguyện chung với nhau gia đình đó sẽ bền vững. Cầu nguyện chung sẽ giúp cho bầu khí gia đình trở nên ấm cúng và hạnh phúc hơn. Vì thế bạn hãy khích lệ con tự điều động các buổi cầu nguyện sáng tối, và trước sau bữa ăn gia đình của mình, hãy dạy con biết sáng tạo và trong cầu nguyện hãy ru ruột ra để cầu nguyện và cầu nguyện từ trái tim chứ không phải là đọc sang sảng đọc như một cái máy mà lòng mình xa Chúa. Khi gia đình bạn làm phút hồi tâm với nhau hãy tạo bầu không khí thoải mái để trẻ có thể tự do tâm sự giãi bày trò chuyện với Chúa với bố mẹ và những điều tận sâu nơi tấm lòng của trẻ. Kết hợp cầu nguyện với việc đọc kinh thánh cũng là việc hữu hiệu để giúp con tăng trưởng về đời sống cầu nguyện. Do đó hãy tận dụng thời gian này để đưa thói quen học đọc kinh thánh vào sinh hoạt thường ngày của gia đình của mình.

Và cuối cùng: Dạy con sống lòng biết ơn
Bạn thân mến, có lẽ khi mất đi những điều bình thường trong đời sống chúng ta mới thấy rằng: Cuộc sống được sống trong bình an sinh hoạt bình thường là điều hạnh phúc và quý giá vô cùng. Bình thường chúng ta rất bận rộn, mỗi buổi sáng phải thức dậy sớm tật mật lo bữa ăn sáng cho gia đình, rồi hối hả đi ra khỏi nhà đi làm đưa con cái đi học. Chiều về chúng ta lại vội vã ghé chợ để về nhà chuẩn bị ăn tối hoặc đưa con đi học thêm học nếm, tất cả những sinh hoạt của đời sống bận rộn đó bổng dưng chấm dứt một cách bất ngờ. Tuy nhiên mỗi ngày thay vì để than phiền về dịch bệnh gây ra bao rắc rối, bạn hãy dạy con sống lòng biết ơn, biết ơn những người đang ngày đêm căng mình chống dịch, biết ơn vì hiện tại chúng ta vẫn được an toàn, biết ơn về nếu rủi thay bị lây nhiểm thì cơ hội được cứu của chúng ta là ngang nhau không ai bị bỏ lại, và trên tất cả hãy dạy con hãy tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa vì Ngài luôn yêu thương con, yêu thương gia đình của mình và giữ gìn cho gia đình mình được sống trong bình an và khỏe mạnh. Và hãy cùng con suy gẫm xem Thiên Chúa muốn nhắc nhở chúng ta điều gì qua cơn thử thách này phải chăng về giá trị to lớn và tình cảm thiêng liêng trong hai tiếng gia đình, phải chăng gia đình cũng là Giáo hội thu nhỏ đó.
Bạn thân mến,
Dẫu cho đại dịch Covid có khủng khiếp đến đâu nữa, dẫu cho giãn cách xã hội không biết lúc nào dừng, thì xin bạn vẫn hãy để niềm hy vọng của Chúa Phục Sinh soi sáng con đường của chúng ta đi và bất chấp mọi thử thách, chúng ta hãy cùng nhau reo vui hò vang ALLELUIA Đức Kitô đã sống lại.
Chúc bạn và gia đình bạn luôn tràn đầy sự bình an, tình yêu và niềm vui của Chúa Phục Sinh.
Cám ơn các bạn đã lắng nghe.
Chúa Giêsu yêu các bạn rất nhiều