ĐÂU LÀ NGUỒN GỐC “CỔ ÁO LA MÔ CỦA CÁC LINH MỤC?
Ngày xưa việc ăn mặc rất khác nhau ở vùng này qua vùng khác, cả giáo dân cũng như linh mục. Tuy nhiên, ở khắp nơi, những người trong hàng giáo sĩ và những người vị vọng đều mặc cổ trắng. Nguồn gốc của nó có từ thế kỷ thứ 16, vào thời đó, không phải chỉ hàng giáo sĩ mới mặc cổ trắng nhưng các người trong giới khoa học, văn chương, tòa án thích mặc áo thêu có đăng ten trắng sang trọng, các người ở triều đình thì mặc các loại áo có loại đăng ten viền quanh cổ thật trịnh trọng.
Loại cổ la mã đơn sơ này để chống lại loại cổ đăng ten quanh cổ của giới quý tộc và trưởng giả Pháp và Tây Ban Nha.
Một vài giám mục không phải là không thích các áo có đăng ten, nhưng đa số các linh mục mặc áo cổ bạt trắng (gọi là cổ gallican), đơn sơ, thanh đạm để che chỗ khuyết nơi áo chùng.
Còn “cổ la mã” thì chỉ có các hàng giáo sĩ ở Rôma mặc. Bây giờ thì lan rộng ra khắp nơi, nhưng Giáo hội không bắt buộc các linh mục phải mặc. Giáo hội chỉ đơn giản xin họ mặc “áo tu sĩ thích hợp, theo nguyên tắc đã ấn định của Hội đồng giám mục và theo quy định hợp lệ của địa phương (Giáo luật đạo đức số 284).
Cổ la mã là một trong các dấu hiệu đặc biệt của các linh mục kitô giáo, công giáo, tin lành. Năm 1979, Đức Gioan-Phaolô II khuyến khích các linh mục nên mặc cổ la mã như một “dấu chỉ rõ ràng và trong sáng”.
Có các loại cổ áo tu sĩ khác nhau như “cổ clergyman” của người Anh, “cổ đức” của người Đức mà một số linh mục Đức vẫn còn mặc. Mỗi nơi theo cách của mình, qua cách ăn mặc của mình cho thấy mình thuộc về Chúa Kitô.
Cổ clergyman
Là linh mục, không phải chỉ là một chức vụ như các chức vụ khác, nhưng là một căn tính đặc biệt. Một cách đơn sơ, cổ la mã cho biết, mình thuộc căn tính này. Đây là một bằng chứng của đức tin và là dấu chỉ nhắc cho người mang cổ áo này nhớ đời sống của mình là để cho Chúa Giêsu.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch