Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

Phút cảm nhận Tin Mừng CN ngày 31/5/2020

Filled under:

Phút cảm nhận Tin Mừng CN ngày 31/5/2020
“Bình an cho các con! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con.” (Ga 20,21).
Chúa Giêsu đã thổi hơi vào các môn đệ và bảo: “Hãy nhận lấy Thánh Thần”. Thánh Thần chính là làn hơi của Thiên Chúa, Ngài như là gió, là lửa. Thánh Phaolô đã nói: “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà liên tục kêu lên: “Abba, Cha ơi!” (Gl 4,6).
Chúa Thánh Thần, Ngài đã hiện diện và ngự xuống trên mọi người ngay từ lúc khởi nguyên vũ trụ. Lúc đó con người được hà hơi để lãnh nhận sự sống từ Thiên Chúa. Trong suốt chặng đường cứu độ, Thần khí Thiên Chúa vẫn luôn có mặt, cùng đi trên mọi nẻo đường của Đức Kitô và người dân Do Thái.
Chúa Giê-su Ki-tô. Ngài là mẫu gương hoàn hảo về cách sống hiếu thảo với Thiên Chúa Cha, cũng như sống thân tình với người khác như anh chị em với nhau. Nên khi về trời Ngài đã ban Thánh Thần ở lại với các môn đệ và cho mọi người hôm nay. Chúa Thánh Thần hiện diện sẽ giúp có những tâm tình, cũng như cách sống như Chúa Giê-su, trong mọi công việc hàng ngày.
Cảm nhận tin mừng: Chúng con luôn nhớ đến Thánh Thần mỗi khi thức giấc và trước các lần cầu nguyện, cũng như trước mọi công việc là để chúng con noi gương, giống như Thầy mình là Đức Giesu .
Lạy Chúa Thánh Thần xin Ngài ngự đến… Xin ban cho chúng con là những người tin cậy Chúa, được ơn bảy nguồn, vì chúng con cần Ngài. Amen.


31 Tháng Năm
Lễ Đức Mẹ Đi Thăm Viếng

    Đây là một ngày lễ được thiết lập trễ, trong khoảng thế kỷ 13 hay 14. Ngày lễ này được thiết lập trong toàn Giáo Hội để cầu nguyện cho sự hiệp nhất. Chỉ mới đây, ngày cử hành lễ được ấn định theo sau Lễ Truyền Tin vào tháng Ba và trước lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả vào tháng Sáu.

    Cũng như mọi lễ khác về Ðức Maria, lễ này có liên hệ chặt chẽ với Ðức Giêsu và công trình cứu chuộc của Người. Các nhân vật chính trong cuộc thăm viếng (xem Luca 1:39-45) là Ðức Maria và bà Êlidabét. Tuy nhiên, tiềm ẩn ở đằng sau là Ðức Giêsu và Gioan Tẩy Giả. Ðức Giêsu đã làm Gioan Tẩy Giả nhẩy lên vì vui mừng -- niềm vui cứu độ của Ðấng Thiên Sai. Ngược lại, bà Êlidabét được tràn đầy Chúa Thánh Thần và cất lời ca tụng Ðức Maria -- mà những lời này còn vang vọng qua các thế hệ.

    Cần biết rằng chúng ta không có tài liệu tường thuật chi tiết về cuộc gặp gỡ này. Ðúng hơn, Thánh Luca, lên tiếng thay cho Giáo Hội, đã dùng một bài thơ có tính cách cầu nguyện để diễn tả lại biến cố này. Lời bà Êlidabét ca tụng Ðức Maria là "mẹ của Chúa tôi" có thể coi như sự sùng kính của Giáo Hội thời tiên khởi đối với Ðức Maria. Như tất cả sự sùng kính Ðức Maria đích thực, những lời đầu tiên của bà Êlidabét (cũng như của Giáo Hội) là ca tụng Thiên Chúa vì những gì Người đã thể hiện nơi Ðức Maria. Kế đến, bà mới ca tụng Ðức Maria vì đã tín thác vào công trình của Thiên Chúa. Sau đó là kinh Ngợi Khen. Ở đây, chính Ðức Maria (cũng như Giáo Hội) đã nhận biết sự cao trọng của mình là do Thiên Chúa.

    Lời Bàn

    Trong Kinh Cầu Ðức Bà, có lời xưng tụng Ðức Maria là "Hòm Bia Giao Ước." Như Hòm Bia Giao Ước thời xa xưa, Ðức Maria đã giúp Thiên Chúa hiện diện trong đời sống của mọi người. Như Ðavít nhẩy múa trước Hòm Bia thì Gioan Tẩy Giả cũng nhẩy lên vì vui mừng. Như Hòm Bia giúp kết hợp 12 dòng họ Israel vì được đặt trong thủ phủ của Ðavít thì Ðức Maria cũng có sức mạnh kết hợp mọi Kitô Hữu trong Con của ngài. Hiện nay, việc sùng kính Ðức Maria đã có những chia cách, nhưng hy vọng rằng việc sùng kính đích thực sẽ dẫn đưa mọi người đến Ðức Kitô và từ đó đến với nhau.

    Lời Trích

    "Ðược thúc giục bởi lòng bác ái nên Ðức Maria đã đến nhà người bà con... Trong khi mọi lời của bà Êlidabét đều đầy ý nghĩa, lời sau cùng của bà dường như quan trọng hơn cả: 'Phúc cho ai tin rằng lời Chúa nói với họ sẽ được thể hiện' (Luca 1:45). Những lời này có thể liên hệ đến danh xưng 'đầy ơn phúc' mà thiên sứ đã chúc tụng. Cả hai đoạn này tiết lộ một nội dung căn bản về Thánh Mẫu Học, có thể nói là chân lý về Ðức Maria, là người đã trở nên thực sự hiện diện trong mầu nhiệm của Ðức Kitô chỉ vì ngài 'đã tin.' Ơn sủng đầy tràn mà thiên sứ loan báo có nghĩa là chính Thiên Chúa. Ðức tin của Ðức Maria, được bà Êlidabét xưng tụng trong cuộc thăm viếng, cho thấy Ðức Trinh Nữ Nagiarét đã đáp ứng thế nào với ơn sủng này" (Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, "Mẹ Ðấng Cứu Chuộc," 12).


    Trích từ NguoiTinHuu.com

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:20

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

THÁNH LỄ CẦU CHO CÁC LINH MỤC QUÁ CỐ

Filled under:

THÁNH LỄ GIỖ QUÝ CHA NGUYÊN CHÁNH XỨ GIÁO XỨ SƠN LỘC

 
Chiều ngày 27/5/2020, giáo xứ Sơn Lộc đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn là quý cha nguyên chánh xứ đã phụng vụ giáo xứ Sơn Lộc từ nhiều năm qua.

Chủ tế thánh lễ là cha quản hạt Giuse Phạm Văn Hòa. Cùng hiệp dâng có quý cha: Giuse Nguyễn Văn Thân - chánh xứ giáo xứ Sơn Lộc; quý cha trong hạt Củ Chi, quý cha dòng Phanxicô Viện tu, quý cha Hội Thừa Sai Việt Nam.

Tham dự thánh lễ còn có nhiều tu sĩ và bà con giáo dân trong xứ.

Việc tưởng nhớ và cầu nguyện cho các linh mục đã qua đời vẫn được bà con giáo dân cử hành hàng năm vào các dịp lễ giỗ.  Nhưng hôm nay là ngày giỗ lần thứ 55 của cha Phêrô Đinh Công Trình. Trong dịp này, cha xứ và Hội đồng Mục vụ giáo xứ cùng bà con giáo dân tổ chức long trọng hơn, bi vì quý cha qua đời cùng vào dịp cuối tháng Năm.

- Cha Phêrô Đinh Công Trình, kỷ niệm 55 năm lễ giỗ ngày 27/5.

- Cha Giuse Nguyễn Hữu Huân, kỷ niệm 6 năm lễ giỗ ngày 31/5.

- Cha Augutino Hà Minh Nghĩa, kỷ niệm 1 năm lễ giỗ ngày 25/5.

Thánh chức linh mục là một hồng ân cao quý, được chính Chúa Giêsu tuyển chọn, để tiếp nối công trình cứu chuộc của Người, ra đi loan truyền tin vui cho muôn người.
Bài giảng trong thánh lễ, cha chánh xứ Giuse đã chia s về các bài Tin Mừng trong các thánh lễ những ngày gần đây. Theo đó: Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho các môn đệ là những người đã theo Người: "Lạy Cha, xin thánh hoá họ trong chân lý: lời Cha là chân lý. Cũng như Cha đã sai con vào thế gian, thì con cũng sai họ vào thế gian. Và vì họ, con đã tự thánh hoá, để cả họ cũng được thánh hoá trong chân lý". 

Quý cha cố là những người đi theo Chúa Giêsu đến hơi thở cuối cùng. Các ngài xứng đáng được gọi là tôi trung của Chúa. Giờ đây, các ngài đang cận kề bên Chúa, chắc chắn các ngài cũng sẽ cầu nguyện cho mọi người.

MỘT VÀI KỶ NIỆM VỚI QUÝ CHA:

Cha Phêrô Đinh Công Trình. Cha về mục vụ giáo xứ Sơn Lộc từ năm 1960 đến năm 1965, nên số người biết cha không còn nhiều. Riêng tôi, tôi biết cha qua các lớp học kinh bổn để được rước lễ lần đầu. Cha phát cho mỗi đứa một cuốn "Bổn đồng ấu" và dặn về nhà học thuộc. Năm ấy tôi được xưng tội và rước lễ cùng với khoảng 20 bạn khác. Cha rất quan tâm đến thiếu nhi chúng tôi. Cứ hai tuần một lần, vào chiều thứ Hai đầu tháng và giữa tháng, các em thiếu nhi nam xưng tội; còn các em thiếu nhi nữ xưng tội vào chiều thứ Ba. Trong những tháng ngày cuối đời, mặc dù đau bệnh cha vẫn cố gắng giải tội cho chúng tôi. 

Cha rất có lòng yêu mến Đức Mẹ Maria. Hàng năm vào tháng hoa, cha lại tổ chức dâng hoa. Lời dâng và cử điệu do cha biên soạn. Chính cha hướng dẫn cho các thiếu nhi nữ dâng hoa vào các ngày thứ Ba và thứ Bảy. Ngày cha mất, cả xứ tiếc thương. Mộ cha được an táng ngay trong khuôn viên nhà thờ.

Cha Giuse Nguyễn Hữu Huân. Giáo xứ Sơn Lộc sau gần 2 năm không có cha xứ. Khoảng giữa năm 1967, cha Giuse được cử về giáo xứ với trách nhiệm phó xứ biệt cư cho cha xứ Bắc Hà. Mặc dù là cha phó, nhưng cha chăm lo cho giáo xứ rất nhiệt tình, nhất là giới thiếu nhi chúng tôi. Thầy Tôma  Nguyễn Toàn Quyền được cha giới thiệu để tổ chức sinh hoạt lại giới thiếu nhi chúng tôi, nhờ đó giới thiếu nhi có một đời sống đức tin vững vàng sau này.

Cuối năm 1968, vì nhu cầu mục vụ, cha rời giáo xứ để đến một giáo xứ thuộc hạt Bến Cát. Đến năm 1973, giáo xứ hân hoan đón chào cha Giuse. Cha Giuse nhận nhiệm vụ mới tại giáo xứ với chức danh chánh xứ. Đó thật là ân ban của Thiên Chúa cho giáo xứ Sơn Lộc. 20 năm gắn bó với giáo xứ, nhất là sau biến cố năm 1975. Nhờ ơn Chúa và nhờ tôi trung của Ngài là cha Giuse, đã đưa giáo xứ thoát khỏi những khó khăn trăm bề. Năm 1983, giữa bao thử thách gian khó, nhưng đứng trước ngôi nhà thờ có nguy cơ xụp đổ, cha quyết tâm xây dựng lại ngôi nhà thờ với tinh thần tiết kiệm và vững chắc nhất. và thật, ngôi nhà thờ lắp ghép đã tồn tại được 30 năm.

Năm 1993, do nhu cầu mục vụ, cha vui vẻ nhận nhiệm vụ khác. Thời gian qua mau, do tuổi già và bệnh triền miên, cha đã đi nghỉ hưu ở Vũng Tàu. Cha được nghỉ ngơi bên Chúa ngày 31/5/2014.

Cha Augustinô Hà Minh Nghĩa. Đầu năm 1969, cha Augutinô về giáo xứ Sơn Lộc nhận sứ vụ mới. Chiến tranh đang hồi khốc liệt, có thêm người bỏ xứ ra đi, nhưng với quyết tâm gìn giữ cộng đoàn cùng ngôi nhà thờ là tâm điểm đời sống đức tin, cần phải giữ lấy. Cha xứ Augustinô mời gọi cộng đoàn cầu nguyện thật nhiều, biết sống chan hòa với mọi người, không kể người ấy là giáo dân hay lương dân. Vì thế cha được mọi người mến yêu. Thời gian cho mục vụ chưa đầy 3 năm, nhưng tạo cho giáo xứ nhiều kỷ niệm đẹp, giáo xứ ổn định, đời sống đức tin vững mạnh. Hàng năm vào dịp lễ mừng bổn mạng, nhiều anh chị em đến chúc mừng bổn mạng cha. Cha nói: "Không sao quên được giáo xứ Sơn Lộc này".
Cha được về bên Chúa cách đây đúng một năm. Ngày tiễn biệt cha, đã có hàng trăm người trong xứ tham dự và cầu nguyện.
 
Tôma Đỗ Lộc Sơn – Truyền thông Phú Cường

Posted By Đỗ Lộc Sơn12:47

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Phút cảm nhận Tin Mừng Tin Mừng ngày 26/5/2020

Filled under:

Phút cảm nhận Tin Mừng Tin Mừng ngày 26/5/2020
"Lạy Cha, xin hãy làm vinh hiển Con Cha" (Ga 17, 1-11a).
Đức Giêsu hằng cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha. Ngài không làm việc gì mà không cầu nguyện với Người.
Trước khi bước vào chịu nạn, Đức Giêsu biết không còn ở với các môn đệ lâu được nữa, nên đã cầu xin Chúa Cha gìn giữ các môn đệ như chính Người đã gìn giữ Con của Người. Các môn đệ là những người được Ngài tuyển chọn, Ngài rất yêu thương họ để họ tiếp tục công việc rao truyền ơn cứu độ cho nhân loại.
Chúa Giêsu không còn hiện diện hữu hình trên dương gian nữa. Nhưng Ngài không bỏ mặc ta cô đơn giữa thế gian. Ngài xin Chúa Cha gìn giữ vì đã trao nhân loai cho Ngài.
Cảm nhận tin mừng: “Con cầu nguyện cho họ”. Chúng con thật hạnh phúc được hưởng nhờ lời cầu nguyện của Đức Giêsu.
Lạy Chúa. xin cho chúng con biết đi theo Chúa trên con đường mà chính Chúa đã đi. Xin cho chúng con được sống nhờ sức sống của Chúa để chúng con được sống đời đời. Amen.


26 Tháng Năm
Thánh Philíp Nêri

(1515-1595)

    Thánh Philíp Nêri, vị "Tông Ðồ của Rôma", là một trong những khuôn mặt lớn của cuộc Cải Cách Công Giáo. Một trong những điều đáng kể của thánh nhân là ảnh hưởng của ngài, dù ngài không viết một cuốn sách, không đề nghị một học thuyết gì mới mẻ, và cũng không khởi xướng một phong trào linh đạo nào. Nhưng tinh thần vui tươi và thánh thiện của ngài đã làm sống dậy tinh thần đạo đức ở Rôma vào thời ấy.

    Thánh Nêri sinh ở Florence, nước Ý năm 1515. Ngay từ khi còn trẻ, ngài đã khước từ cơ hội để trở thành một doanh gia và lên Rôma với ý định tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa. Trong vài năm, ngài sống thật đơn giản, ngoài thời giờ học hỏi, ngài còn đi dạy thêm để đủ sống. Ðây là quãng thời gian cầu nguyện và chuẩn bị cho một ơn gọi mà ngài chưa biết rõ.

    Thành phố Rôma thời bấy giờ trong tình trạng thối nát về tâm linh và đạo đức. Các giáo hoàng thời Phục Hưng thường nổi tiếng về mưu đồ và tài năng chính trị hơn là đời sống gương mẫu. Việc tấn phong các hồng y nếu không được quyết định bởi lý do chính trị thì cũng vì lý do phe cánh. Cả thành phố đắm chìm trong tình trạng hoài nghi yếm thế đối với sứ điệp Kitô Giáo. Tuy nhiên, chính trong hoàn cảnh này, Philíp Nêri đã nhận ra ơn gọi của mình, đó là tái-phúc-âm-hoá Rôma.

    Quả thật là một công việc táo bạo, nhưng với nhiệt huyết, Nêri đã khởi sự ngay ở các đường phố qua các cuộc đối thoại về tôn giáo với bất cứ ai ngài gặp, bất cứ đâu có cơ hội. Không bao lâu, những người quen biết ngài ngày càng đông và họ cảm mến sự thẳng thắn cũng như khả năng thấu suốt linh hồn của họ mà Chúa đã ban cho ngài.

    Vào năm 1550, khi ngài ba mươi lăm tuổi, qua sự khuyến khích của cha giải tội, ngài chịu chức linh mục. Ngay sau đó, ngài trở thành cha giải tội nổi tiếng và ngài thường tổ chức các buổi học hỏi, nói chuyện ngay trong khuôn viên các đền thánh ở Rôma.

    Ngay trên căn gác của ngài sinh sống, thường có các buổi hội thảo về đời sống tâm linh của những người theo ngài, gồm các giáo sĩ cũng như giáo dân. Ðây là khởi sự của Tu Hội Oratory mà đặc điểm là cầu nguyện và hát thánh vịnh bằng tiếng bản xứ cũng như mỗi ngày đều có bốn cuộc hội thảo bán chính thức.

    Hình thức sinh hoạt "mới lạ" này đã bị Tòa Thẩm Tra nghi ngờ. Có phải Nêri toan tính một loại sinh hoạt thiên về Tin Lành ngay trong thủ đô Rôma hay chăng? Sau giai đoạn đau khổ vì bị cáo buộc là tụ tập những kẻ lạc giáo, mà trong đó giáo dân có thể giảng và hát thánh vịnh bằng tiếng bản xứ, cuối cùng Tu Hội Oratory đã được chấp thuận. Hiến pháp của tu hội phải ảnh tinh thần của Thánh Philíp Nêri, chú trọng vào ý chí cá nhân hơn là thẩm quyền pháp lý. Các linh mục không có lời khấn. Họ tự ràng buộc chính mình, vì như Cha Philíp Nêri đã nói, "Nếu bạn muốn vâng phục, thì không cần đến mệnh lệnh".

    Ngay khi ngài còn sống, đã có nhiều phép lạ xảy ra nhờ lời cầu nguyện của ngài. Vào ngày lễ Hiện Xuống năm 1544, ngài được một cảm nghiệm siêu nhiên về tình yêu Thiên Chúa mà sau đó, mỗi khi dâng Thánh Lễ, khuôn mặt ngài tỏa sáng lạ thường. Dân chúng đều coi ngài là thánh, nhưng chính ngài lại giả điên giả khùng với khuôn mặt chỉ cạo râu có một nửa để khỏi bị dân chúng tôn sùng.

    Vào những năm cuối đời, thánh nhân là tâm điểm đời sống tâm linh của Rôma trong nhiều phương cách. Không chỉ có các linh mục trong tu hội, mà cả các giám mục và hồng y đã tìm đến căn phòng nhỏ bé của ngài để xin hướng dẫn linh đạo. Người dân Rôma, ai ai cũng biết đến công việc bác ái của thánh nhân, đặc biệt là việc cung cấp linh mục tuyên uý cho các nhà thương thành phố. Sau cùng, vào ngày 25 tháng Năm 1595, sau khi nghe xưng tội và tiếp khách, trước khi về phòng nghỉ, ngài tuyên bố, "Rốt cục, chúng ta đều phải chết." Quả thật, đêm ấy ngài đã trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 80 tuổi.

    Lời Trích

    Khi được hỏi ngài cầu nguyện thế nào, Thánh Philíp Nêri trả lời: "Hãy khiêm tốn và phó thác, và Chúa Thánh Thần sẽ dạy bạn cầu nguyện."


    Trích từ NguoiTinHuu.com

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:30

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

Cùng chiến thắng với đức ki-tô

Filled under:

Cùng chiến thắng với đức ki-tô
“Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian.” (Ga 16,33).






Suy niệm: Ceasar đã ngạo nghễ tuyên bố trước Nguyên Lão Viện Rô-ma: “Veni, vidi, vici” (Ta đã đến, Ta đã thấy, và đã chiến thắng), để nói về chiến thắng thần tốc của ông tại Ponto (năm 47 tCN) trong công cuộc chinh phục các nước. Thế nhưng, ông chỉ triệt hạ được các thành trì, chứ không chinh phục được lòng người. Đức Giê-su cũng đã đến trần gian, đã nhìn thấy những nỗi khổ đau của con người và đã chiến thắng. Ngài chiến thắng thế gian, sự chết, quyền lực sự dữ. Khác với Ceasar, Ngài chinh phục lòng người, chinh phục không bằng phô trương sức mạnh, nhưng bằng cách tỏ tình yêu thương. Ngài chiến thắng cái ác bằng điều lành, thắng hận thù bằng tình thương, và thắng sự chết bằng sự sống lại.
Mời Bạn: Nhớ lại đêm Canh thức Phục sinh, khi thắp ngọn nến của mình từ nến Phục sinh, bạn tuyên xưng niềm tin vào chiến thắng của Đức Giê-su. Bạn tuyên xưng tình thương thắng hận thù, chân lý thắng gian tà, sự sống mạnh hơn sự chết.
Chia sẻ: Tôi có tin tưởng vào chiến thắng của Đức Giê-su không?
Sống Lời Chúa: Tập tham dự vào chiến thắng của Đức Giêsu qua việc nỗ lực chiến thắng tính ươn lười, hay vượt thắng một đam mê bất chính.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã chiến thắng sự chết, hận thù, sự dữ. Xin cho chúng con được tham dự vào chiến thắng của Chúa, qua việc chiến thắng chính bản thân chúng con. Xin ban sức mạnh cho chúng con. Amen.

Posted By Đỗ Lộc Sơn04:51

Hạnh Các Thánh - 25 Tháng Năm Thánh Mađalêna Sôphi Barat (1779 -- 1865)

Filled under:



25 Tháng Năm
Thánh Mađalêna Sôphi Barat
 (1779 -- 1865)

    Sinh ở Burgundy, nước Pháp, trong một gia đình trồng nho, Thánh Mađalêna được sự hướng dẫn chu đáo và rất kỷ luật của người anh ruột, tên Louis, sau này là linh mục. Trong thời kỳ Cách Mạng, anh Louis bị cầm tù và sau đó cùng với cô em gái trốn lên Balê, là nơi thánh nữ được học hỏi về tôn giáo.

    Mađalêna ao ước phục vụ Thiên Chúa qua tính cách của một trợ sĩ dòng Camêlô. Nhưng đó không phải là ý Chúa. Một nhóm linh mục người Pháp thuộc tu hội Thánh Tâm muốn thành lập một tu hội nữ để giáo dục các cô gái, và Cha Varin, người trưởng nhóm nghe biết về Mađalêna, do đó vào năm 1800, cha đã chấp nhận Mađalêna cùng với ba người khác như các nữ tu và giao cho họ công việc thiết lập một tu hội giáo dục. Nhà trường đầu tiên của Tu Hội Thánh Tâm Chúa Giêsu được thành lập ở Amiens năm 1801.

    Sau một năm hoạt động, Mađalêna được chọn làm bề trên dù lúc ấy mới 23 tuổi -- trẻ hơn các nữ tu khác, và sơ đã điều hành tu hội trong vòng 63 năm kế tiếp.

    Tu hội phát triển trên toàn nước Pháp, hấp thu các nữ tu thuộc tu hội Thăm Viếng ở Grenoble (trong số đó có Chân Phước Philippine Duchesne, là người đưa tu hội sang Hoa Kỳ năm 1818), và Tu Hội Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được Ðức Giáo Hoàng Lêô XII chính thức công nhận vào năm 1826.

    Năm 1830 đệ tử viện của Tu Hội ở Poitiers bị lực lượng cách mạng đóng cửa, và Sơ Mađalêna đã thành lập một đệ tử viện khác ở Tân Tây Lan.

    Cho đến khi ngài từ trần, ngày 21 tháng Năm 1865 ở Balê, tu hội đã thành lập được 105 trường trong 12 quốc gia.

    Ngài được phong thánh năm 1925.

    Lời Trích

    Thánh Mađalêna Barat thường nói với các nữ tu trong tu hội, "Sự cần cù làm việc, là kẻ thù của linh hồn bất toàn, đem lại kết quả dồi dào cho những ai yêu mến Thiên Chúa."


    Trích từ NguoiTinHuu.com

Posted By Đỗ Lộc Sơn04:29

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

Phút cảm nhận Tin Mừng CN ngày 24-5-2020.

Filled under:

Phút cảm nhận Tin Mừng CN ngày 24-5-2020.
“Các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,19-20).
Trời không phải là một nơi chốn, nhưng là một trạng thái, trong đó Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trị. Lên trời hay lên thiên đàng là thay đổi sự sống, là chuyển đổi sự sống hữu hạn của con người sang sự sống vô hạn của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu lên trời, các môn đệ trở lại Giêrusalem, tại đây bổn phận và nhiệm vụ đang chờ đón các ông. “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thụ tạo". Các môn đệ yên tâm, không còn buồn sầu lo lắng gì nữa, mà vui mừng thi hành mệnh lệnh đã được Chúa Phục sinh trao cho.
Cảm nhận tin mừng. Ðức Giêsu về trời, Ngài đã trao cho chúng con sứ mệnh truyền giáo. Ngài hứa sẽ luôn ở với chúng con mãi mãi.
Lạy Chúa, Chúa đã không có bỏ chúng con, nhưng Chúa hằng yêu thương chúng con qua bí tích Thánh Thể và qua Lời Chúa. Xin cho chúng con biết siêng năng đón nhận Lời Chúa và Thánh Thể, để cuộc sống của chúng con luôn có Chúa đồng hành. Amen.


24 Tháng Năm
Thánh Maria Mađalêna Pazzi
 (1566 -- 1607)

    Sự ngây ngất huyền bí là nâng tâm hồn lên đến Chúa trong một phương cách có ý thức về sự kết hợp này, đồng thời, các giác quan nội tại và ngoại vi đều tách biệt khỏi thế giới cảm xúc. Thánh Maria Mađalêna Pazzi được Chúa ban cho ơn đặc biệt này thật nhiều đến nỗi người ta gọi ngài là "thánh ngây ngất."

    Ngài tên thật là Catarina "de' Pazzi", sinh trong một gia đình quyền quý ở Florence năm 1566. Bình thường, ngài đã có thể lấy một người chồng giầu sang và an hưởng cuộc đời nhàn hạ, nhưng ngài đã chọn một con đường đặc biệt cho chính mình. Ngay từ khi chín tuổi, ngài đã tập suy niệm qua sự chỉ bảo của cha giải tội cho gia đình. Lúc 10 tuổi ngài được rước lễ lần đầu và một tháng sau đó ngài thề giữ mình đồng trinh. Khi 16 tuổi, ngài gia nhập Dòng Camêlô ở Florence chỉ vì muốn rước Mình Thánh Chúa hằng ngày (là một điều ngoại lệ vào thời ấy).

    Vào dòng, Catarina lấy tên là Maria Mađalêna và khi bị từ chối không cho khấn trọn vì còn nhỏ tuổi, ngài lâm bệnh nặng. Tưởng ngài sắp chết, mẹ bề trên cho ngài khấn trọn khi còn nằm trên giường bệnh trong một nghi thức đặc biệt. Nhưng ngay sau đó, ngài rơi vào trạng thái ngây ngất (xuất thần) và kéo dài khoảng hai giờ đồng hồ. Trong vòng 40 ngày kế tiếp, trạng thái này liên tục xảy ra sau mỗi lần rước Mình Thánh Chúa. Những lần ngây ngất này đầy dẫy những cảm nghiệm hợp nhất với Thiên Chúa và chứa đựng những hiểu biết lạ lùng về chân lý của Thiên Chúa.

    Ðể khỏi bị lừa gạt và để giữ lại các điều mặc khải, cha giải tội yêu cầu ngài kể lại các điều được cảm nghiệm để các nữ tu thư ký ghi chép lại. Chỉ trong vòng sáu năm, các trang giấy ghi chép ấy đã tổng hợp thành năm bộ sách lớn.

    Những gì chúng ta cho là phi thường thì đối với thánh nữ lại là điều bình thường. Ngài có thể đọc được tư tưởng của người khác, và tiên đoán các biến cố tương lai. Ngay khi còn sống, ngài đã xuất hiện với vài người ở cách xa nhau và đã chữa nhiều người khỏi bệnh.

    Qua những ơn sủng kỳ lạ của thánh nữ, chúng ta tưởng rằng ngài luôn luôn sống trong trạng thái tinh thần cao độ. Sự thật thì khác hẳn. Dường như Thiên Chúa cho phép ngài được gần gũi với Chúa một cách đặc biệt là để chuẩn bị cho thời gian cô độc khi thánh nữ cảm thấy đời sống tâm linh khô khan một cách kỳ lạ. Vào năm mười chín tuổi ngài bắt đầu thời kỳ năm năm dài thật khô khan và lẻ loi, bị cám dỗ đủ mọi mặt. Tâm hồn ngài lúc ấy như một căn phòng tối đen với chút ánh sáng thật yếu ớt mà chỉ làm bóng đêm thêm dầy đặc. Ngài thật buồn sầu đến nỗi đã hai lần toan tự tử. Tất cả những gì ngài có thể làm để chống trả các cám dỗ là kiên trì cầu nguyện, hãm mình, phục vụ tha nhân dù rằng tất cả những điều ấy dường như vô nghĩa.

    Vào năm 1604, bệnh nhức đầu và tê bại khiến ngài phải nằm liệt giường. Tất cả các giác quan của ngài thật nhạy ứng đến độ bất cứ đụng đến đâu, thân thể ngài đau khủng khiếp. Sau ba năm chịu đựng, ngài từ trần năm 1607 khi 41 tuổi, và được phong thánh năm 1669.


    Lời Bàn

    Sự kết hợp mật thiết, mà Chúa ban cho các vị thần nghiệm, là một nhắc nhở cho tất cả chúng ta về sự kết hợp vinh phúc đời đời mà Người muốn ban cho chúng ta. Trong cuộc đời trần thế, Chúa Thánh Thần là động lực tạo nên sự ngây ngất huyền nhiệm qua các ơn sủng thiêng liêng. Sự ngây ngất xảy ra là vì thân xác quá yếu đuối, không thể chịu đựng nổi sức khai minh thánh thiêng, nhưng khi thân xác được thanh tẩy và vững mạnh, sự ngây ngất không còn xảy ra nữa. (Muốn biết thêm về sự ngây ngất, tìm đọc cuốn Interior Castle [Thành Trì Nội Tâm] của Thánh Têrêsa Avila, và cuốn Dark Night of the Soul [Ðêm Tối của Linh Hồn] của Thánh Gioan Thánh Giá.)


    Lời Trích

    Nhiều người ngay nay không thấy giá trị của sự đau khổ. Thánh Maria Mađalêna Pazzi khám phá ra ơn cứu độ trong sự đau khổ. Khi đi tu, ngài ao ước chịu đau khổ vì Ðức Kitô trong suốt cuộc đời. Lời di chúc của thánh nữ để lại cho các nữ tu trong dòng là: "Ðiều sau cùng tôi muốn xin các chị -- và tôi xin vì danh Chúa Giêsu Kitô -- đó là các chị chỉ yêu thương một mình Người, hoàn toàn tín thác vào Người và khuyến khích lẫn nhau tiếp tục chịu đau khổ vì yêu thương Người."


    Trích từ NguoiTinHuu.com

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:08

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 23-5-2020

Filled under:

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 23-5-2020
“Cha yêu mến các con, bởi vì các con yêu mến và tin Thầy” (Ga 16, 23b-28).
Lời cầu nguyện của ác linh mục trong các thánh lễ thường kết thúc bằng câu: "Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu - Kitô Chúa chúng con". Cầu nguyện nhân danh Chúa Giêsu, đó là điều mà Hội Thánh vẫn luôn luôn làm trong phụng vụ,
Chúa Giêsu luôn dạy cầu nguyện. Chính Người đã cầu nguyện liên lỷ cùng Chúa Cha. Ngài là mẫu gương để mọi người noi theo mà cầu nguyện. Không chỉ cầu nguyện, mà còn dạy hãy cầu nguyện nhân danh chính Người: “Anh em mà xin Chúa Cha điều gì, thì Ngài sẽ ban cho anh em nhân danh Thầy.
Cảm nhận tin mừng: Chúng con luôn nhân danh Chúa để dâng lên Chúa Cha những nhu cầu và ước nguyện của chúng con. khi nhân danh Chúa để cầu xin, chúng con biết chắc, Chúa Cha sẽ nhậm lời cầu nguyện, và lời cầu nguyện ấy trở thành hiện thực.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con luôn biết kết hợp với Chúa trong lời cầu nguyện, để những lời cầu nguyện của chúng con được Chúa Cha thương nhận lời và chúc phúc. Xin ban thêm niềm tin cho chúng con, để chúng con có thái độ đúng đắn khi cầu nguyện. Amen.


22 Tháng Năm
Thánh Rita ở Cascia
(1381 -- 1457)

   Trong nhiều thế kỷ, Thánh Rita ở Cascia là một trong những vị thánh nổi tiếng của Giáo Hội Công Giáo. Người ta thường gọi ngài là "Vị Thánh Bất Khả," vì bất cứ điều gì nhờ ngài cầu bầu đều được Thiên Chúa nhận lời.

    Thánh Rita sinh ở Spoleto, nước Ý năm 1381. Ngay từ nhỏ ngài đã muốn dâng mình cho Chúa, nhưng vì vâng lời cha mẹ già, ngài phải kết hôn với một ông chồng thô bạo và nóng nẩy. Trong 18 năm, ngài kiên nhẫn dùng sự cầu nguyện và tử tế để đối xử với ông chồng luôn khinh thường và gian dâm. Sau cùng ông đã ăn năn hối lỗi và bị giết vì một mối thù truyền kiếp. Tưởng đã yên thân sau cái chết của chồng, ngài lại khổ tâm khi thấy hai người con trai thề quyết trả thù cho cha mình, và ngài đã cầu xin Thiên Chúa để cho họ chết còn hơn phạm tội giết người. Quả thật, cả hai lâm bệnh nặng, và ngài đã chăm sóc, khuyên giải hai con trở về với Thiên Chúa trong sự bình an trước khi lìa đời.

    Bây giờ không chồng và không con, ngài xin gia nhập Dòng Augustine ở Cascia, nhưng bị từ chối vì không còn là trinh nữ. Với sự kiên trì và lòng tin mạnh mẽ, Thiên Chúa đã can thiệp để ngài được nhập dòng. Người ta kể rằng, một đêm kia Thiên Chúa đã đưa ngài vào trong khuôn viên của tu viện dù đã kín cổng cao tường. Thấy vậy, các nữ tu tin rằng ý Chúa muốn ngài được chấp nhận vào dòng.

    Trong đời sống tu trì, ngài nổi tiếng về lòng bác ái và ăn chay hãm mình. Lời ngài cầu nguyện cho những kẻ đau yếu thường được Thiên Chúa nhận lời. Ngoài ra, qua sự khuyên bảo, ngài đã đưa nhiều người trở về với đời sống Công Giáo.

    Vào năm 1441, ngài được đặc biệt chia sẻ sự thống khổ của Ðức Kitô bằng các vết mão gai trên đầu. Các vết thương ấy thật đau đớn và chảy máu, xông mùi khó chịu đến độ ngài phải sống tách biệt với mọi người, tuy nhiên ngài vẫn coi đó là ơn sủng đặc biệt và xin được sức mạnh để gánh chịu cho đến chết.

    Ngài từ trần vì bệnh lao ngày 22 tháng Năm 1457 khi 76 tuổi. Ngài đặc biệt được tôn kính ở nước Ý ngày nay. Ngài được coi là quan thầy của những trường hợp khó khăn, nhất là có liên hệ đến hôn nhân.

    Ngài được phong chân phước năm 1626 và được phong thánh năm 1900.


    Trích từ NguoiTinHuu.com

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:31

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

Phút cảm nhận Tin Mừng Ngày 22-5-2020

Filled under:

Phút cảm nhận Tin Mừng Ngày 22-5-2020
“Thầy bảo thật các con: các con sẽ than van, khóc lóc, còn thế gian sẽ vui mừng. Các con sẽ buồn sầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui". (Ga 16, 20-23a).
Niềm vui Đức Giê-su muốn nói đến không phải là một niềm vui trên những đau khổ của người khác, mà là chấp nhận đau khổ để người khác được vui.
Các thánh tử đạo từ đau khổ đã trở thành niềm vui vì hạnh phúc vĩnh cửu trên thiên quốc mà các ngài được hưởng. Niềm vui ấy là được sống, được sống đời đời.
Chúa Kitô hiến dâng chính mình cho loài người bằng khổ hình thập giá, và dạy cho mọi người hãy kết hợp với thập giá của Ngài mà hy sinh cho nhau, để trong sự hy sinh và hiến dâng như Chúa, đau khổ mới trở thành niềm vui.
Cảm nhận tin mừng: Chúng con tạ ơn Chúa, vì đã hiến dâng đời mình cho chúng con. Sự hiến dâng ấy đã được nhiều người trong chúng con noi theo. Vì: nếu chúng con cùng chết với Đức Giêsu thì cũng được cùng Ngài sống lại trong vinh quang.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết đón nhận đau khổ, chấp nhận hy sinh, để một ngày kia, chúng con được chan chứa niềm vui. Xin cho chúng con biết bắt chước Chúa biết tìm thấy niềm vui và hạnh phúc khi dấn thân phục vụ anh em. Amen.

22 Tháng Năm
Thánh Rita ở Cascia
(1381 -- 1457)

   Trong nhiều thế kỷ, Thánh Rita ở Cascia là một trong những vị thánh nổi tiếng của Giáo Hội Công Giáo. Người ta thường gọi ngài là "Vị Thánh Bất Khả," vì bất cứ điều gì nhờ ngài cầu bầu đều được Thiên Chúa nhận lời.

    Thánh Rita sinh ở Spoleto, nước Ý năm 1381. Ngay từ nhỏ ngài đã muốn dâng mình cho Chúa, nhưng vì vâng lời cha mẹ già, ngài phải kết hôn với một ông chồng thô bạo và nóng nẩy. Trong 18 năm, ngài kiên nhẫn dùng sự cầu nguyện và tử tế để đối xử với ông chồng luôn khinh thường và gian dâm. Sau cùng ông đã ăn năn hối lỗi và bị giết vì một mối thù truyền kiếp. Tưởng đã yên thân sau cái chết của chồng, ngài lại khổ tâm khi thấy hai người con trai thề quyết trả thù cho cha mình, và ngài đã cầu xin Thiên Chúa để cho họ chết còn hơn phạm tội giết người. Quả thật, cả hai lâm bệnh nặng, và ngài đã chăm sóc, khuyên giải hai con trở về với Thiên Chúa trong sự bình an trước khi lìa đời.

    Bây giờ không chồng và không con, ngài xin gia nhập Dòng Augustine ở Cascia, nhưng bị từ chối vì không còn là trinh nữ. Với sự kiên trì và lòng tin mạnh mẽ, Thiên Chúa đã can thiệp để ngài được nhập dòng. Người ta kể rằng, một đêm kia Thiên Chúa đã đưa ngài vào trong khuôn viên của tu viện dù đã kín cổng cao tường. Thấy vậy, các nữ tu tin rằng ý Chúa muốn ngài được chấp nhận vào dòng.

    Trong đời sống tu trì, ngài nổi tiếng về lòng bác ái và ăn chay hãm mình. Lời ngài cầu nguyện cho những kẻ đau yếu thường được Thiên Chúa nhận lời. Ngoài ra, qua sự khuyên bảo, ngài đã đưa nhiều người trở về với đời sống Công Giáo.

    Vào năm 1441, ngài được đặc biệt chia sẻ sự thống khổ của Ðức Kitô bằng các vết mão gai trên đầu. Các vết thương ấy thật đau đớn và chảy máu, xông mùi khó chịu đến độ ngài phải sống tách biệt với mọi người, tuy nhiên ngài vẫn coi đó là ơn sủng đặc biệt và xin được sức mạnh để gánh chịu cho đến chết.

    Ngài từ trần vì bệnh lao ngày 22 tháng Năm 1457 khi 76 tuổi. Ngài đặc biệt được tôn kính ở nước Ý ngày nay. Ngài được coi là quan thầy của những trường hợp khó khăn, nhất là có liên hệ đến hôn nhân.

    Ngài được phong chân phước năm 1626 và được phong thánh năm 1900.


    Trích từ NguoiTinHuu

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:02

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 21-6-2020

Filled under:

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 21-6-2020
"Các con sẽ buồn sầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui" (Ga 16,16-20).
Nghe Chúa Giê-su báo tin “Ít lâu nữa các con sẽ không thấy Thầy”, các môn đệ buồn sầu lắm, bởi vì Thầy trò đã gắn bó với nhau gần 3 năm qua. Vui có. buồn có. Vậy mà bây giờ Thầy đi đâu?.
Chúa không muốn để nỗi buồn đó khiến các ông chán nản, thất vọng. Ngài báo trước: “ Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy Thầy, vì Thầy về cùng Cha ” và “nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui”.
Chúa Giêsu thực hiện đúng theo chương trình và ý định của Thiên Chúa Cha. Như vậy, sự ra đi của Chúa Giêsu sẽ đem lại cho các môn đệ niềm vui trọn vẹn qua Chúa Thánh Thần.
Cảm nhận tin mừng: Niềm vui của các môn đệ cũng như mỗi chúng con đó là nhờ đức tin, Chính Chúa Giêsu Phục Sinh sẽ mang lại cho chúng con sự sống đời đời.
Lạy Chúa, xin cho chúng con vững tin vào Chúa, để những lúc gặp thử thách, chúng con biết kiên tâm tin tưởng nơi Chúa với tất cả niềm hy vọng. Amen.


21 Tháng Năm
Thánh Crispin ở Viterbo
 (1668 -- 1750)

    Thánh Crispin tên thật là Phêrô Fioretti, sinh ở Viterbo, nước Ý. Ngài mồ côi cha ngay khi còn nhỏ. Vì hay đau yếu mà nhà lại nghèo, nên bà mẹ đã dâng cậu con trai năm tuổi cho Ðức Mẹ. Biến cố đó không bao giờ phai nhạt trong đầu Phêrô mà sau này cậu thường coi Ðức Maria như mẹ ruột của mình.

    Vì nghèo không đủ tiền đi học, Phêrô theo ông chú học nghề đóng giầy, cho đến khi 25 tuổi, Phêrô gia nhập dòng Capuchin với tư cách thầy trợ sĩ và lấy tên là Crispin.

    Sau khi khấn trọn, ngài được giao cho công việc đầu bếp cho nhà dòng ở Tolfa. Như lúc còn ngoài đời, ngài luôn luôn sùng kính Ðức Mẹ và qua sự cầu nguyện của thầy, nhiều người đã được chữa lành về phần xác cũng như phần hồn. Có lần một nhà quý tộc vì sống trác táng nên bị đau nặng và đến xin Thầy Crispin cầu nguyện. Thầy hỏi, "Thưa ngài, ngài muốn Ðức Mẹ chữa ngài, nhưng nếu giả như có người xúc phạm đến Con của Mẹ thì người ấy có làm buồn lòng Ðức Mẹ không? Nếu thực sự sùng kính Ðức Mẹ thì không thể xúc phạm đến Con của Mẹ được." Nhà quý tộc đã ăn năn sám hối và thay đổi đời sống.

    Cùng với công việc đầu bếp, y tá, làm vườn, Thầy Crispin là người khất thực chính cho nhà dòng trong gần 40 năm. Ngay từ khi mặc áo dòng cho đến khi từ trần, thầy được Chúa ban cho ơn chữa lành bệnh tật và bất cứ ai đến với thầy đều cảm thấy phấn khởi và được bình an trong tâm hồn. Trong thời gian khất thực ở Orvieto, ngài không chỉ xin cho nhà dòng, mà còn xin cho tất cả những người nghèo ở đây.

    Ngài đích thực là con cái của Thánh Phanxicô, luôn luôn vui vẻ và hăng say phục vụ cho đến khi từ trần vào lúc tám mươi hai tuổi. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Piô VII phong chân phước năm 1806 và Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh cho ngài năm 1982

    Lời Bàn

    Cha Henri de Lubac, dòng Tên, đã viết, "Chúng ta phải yêu quý thời đại của chúng ta, nhưng không nhượng bộ tinh thần của thời đại, có như thế, mầu nhiệm Kitô Giáo trong chúng ta sẽ không bao giờ mất sức sống" (Sự Huy Hoàng của Giáo Hội, t. 183). Thánh Crispin quý trọng bất cứ ai mà Thiên Chúa đã đưa đến với ngài và trong bất cứ thời gian nào. Thánh Crispin đã trở nên cuốn phúc âm sống động cho anh em dòng và cho người dân ở Orvieto. Sự thánh thiện của ngài đã khuyến khích họ sống bí tích rửa tội một cách độ lượng hơn.

    Lời Trích

    Trong bài giảng lễ phong thánh cho Thầy Crispin, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói rằng gia đình nhân loại thường bị "cám dỗ bởi quyền tự trị lầm lạc, vì từ chối các giá trị Phúc Âm, do đó, nhân loại cần đến các thánh, là những gương mẫu đã dùng đời sống cụ thể của mình để minh chứng tính cách xác thực của Ðấng Tối Cao, giá trị của sự Mặc Khải và sự Cứu Ðộ mà Ðức Kitô đã hoàn thành" (Báo L'Observatore Romano 1982, tập 26, số 1).


    Trích từ NguoiTinHuu

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:25