Phút cảm nhận Tin Mừng CN ngày 01-03-2020
"Chúa Giêsu nhịn ăn bốn mươi ngày đêm, và chịu cám dỗ" (Mt 4, 1-11).
Chúa nhật thứ I Mùa Chay, Giáo hội dành riêng cho việc kêu gọi mọi người hãy ăn năn sám hối và trở về với Thiên Chúa để nhận lãnh lòng thương xót và ơn tha thứ của Ngài.
Đức Giêsu, chuẩn bị bước vào sứ mạng rao giảng Tin mừng, Ngài đã được dẫn vào sa mạc để chịu ma quỷ cám dỗ. Tin mừng tường thuật; Ngài đã chiến thắng Ma Quỷ và vạch trần những âm mưu xảo trá của chúng vì chúng vốn là cha đẻ ra những kẻ gian trá.
Lợi dụng khi Đức Giêsu đang đói, cần của ăn, Ma quỷ đã cám dỗ Ngài hóa đá ra bánh mà ăn. Ở cám dỗ tiếp theo, quỷ xúi Đức Giêsu làm theo ý riêng mình , nghĩa là áp đặt ý Thiên Chúa trên ý mình để làm phép lạ. Ở lần cám dỗ thứ ba, ma quỷ đã lầm to khi đưa của cải thế gian ra cám dỗ:‘Tôi sẽ cho ông tất cả những cái đó, nếu ông sấp mình xuống thờ lạy tôi’” (Mt 4,8-9). . Chúng đã bị Đức Giêsu đuổi thẳng vì: “Ngươi phải thờ lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”(Mt 4,10).
Lợi dụng khi Đức Giêsu đang đói, cần của ăn, Ma quỷ đã cám dỗ Ngài hóa đá ra bánh mà ăn. Ở cám dỗ tiếp theo, quỷ xúi Đức Giêsu làm theo ý riêng mình , nghĩa là áp đặt ý Thiên Chúa trên ý mình để làm phép lạ. Ở lần cám dỗ thứ ba, ma quỷ đã lầm to khi đưa của cải thế gian ra cám dỗ:‘Tôi sẽ cho ông tất cả những cái đó, nếu ông sấp mình xuống thờ lạy tôi’” (Mt 4,8-9). . Chúng đã bị Đức Giêsu đuổi thẳng vì: “Ngươi phải thờ lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”(Mt 4,10).
Cảm nhận Tin mừng: Cả ba lần ma quỷ đưa ra các chiêu thức để cám dỗ Đức Giêsu, chúng đều áp dụng cho chúng con ngày nay. Nếu chúng con không học, đọc thánh kinh làm sao chúng con biết đường mà né tránh. Vì: “Đầu hàng cám dỗ là hành động của thú tính, chiến thắng nó mới là con người.”
Lạy Chúa , Chúa dạy chúng con: Muốn thắng cám dỗ, chúng con phải cầu nguyện. Muốn thắng cám dỗ, chúng con phải dùng lời Chúa. Muốn thắng cám dỗ, chúng con phải nhờ sức mạnh của Thiên Chúa. xin giúp chúng con đủ sức để chiến thắng các cơn cám dỗ trong đời sống đức tin của chúng con. Amen.
Thánh Phêlích II
Thánh giáo hoàng này là vị tiền nhiệm của thánh giáo hoàng tương lai Grêgôriô cả (sống từ năm 540 đến năm 604). Thánh Grêgôriô cả viết rằng khi người cô của ngài, là thánh nữ Tarsila, đang hấp hối thì giáo hoàng Phêlích II đã hiện ra với cô. Ngài vẫy tay chào cô rồi ngài về thiên đàng. Vậy thánh giáo hoàng Phêlích II là ai? Và trong cuộc đời, những sự kiện thực tiễn nào đã làm cho Phêlích II nên thánh?
Dù không có nhiều chi tiết lắm nhưng chúng ta cũng biết được Phêlích là người Rôma. Ngài có tấm lòng tử tế đôn hậu và can đảm ngay trong những thời buổi khó khăn bất ổn. Phêlích II lên ngôi giáo hoàng năm 483. Vì những giáo huấn sai lầm mà nhiều nhóm người trong Giáo hội đã tự phân chia. Những nhân tố liên quan đến chính trị đã gây nhiều khó khăn cho sứ vụ của vị giáo hoàng này. Nhưng Phêlích vẫn một mực tỏ ra can đảm trong việc bảo vệ các chân lý đức tin và quyền lợi của Giáo hội. Nhiều người sánh ví Phêlích II với thánh giáo hoàng Lêô cả (về trời năm 461). Thánh giáo hoàng Phêlích II có một lối quan sát chung thật chính xác. Thánh nhân đã cố gắng nắm bắt và giải quyết nhiều vấn đề của Giáo hội nơi những miền khác nhau trên thế giới.
Thánh Phêlích II làm giáo hoàng được chín năm. Người ta sẽ tưởng nhớ đến thánh nhân như ngài đã luôn luôn trung thành với Đức Chúa Giêsu và Giáo hội của Người. Thánh giáo hoàng Phêlích II qua đời năm 492.
Chẳng bao lâu hết thảy chúng ta sẽ nhận thức rõ được rằng cuộc sống phải có sự đóng góp và chia sẻ những trách nhiệm, những ràng buộc của nó. Đôi khi chúng ta nghĩ mình không muốn bị ràng buộc bởi bất cứ người nào hoặc vật gì có thể hạn chế chúng ta. Những lúc ấy, chúng ta hãy cầu khấn với thánh Phêlích II và xin ngài ban cho tấm lòng khoan dung quảng đại và can đảm trung thành với những điều chúng ta đã cam kết.
Dù không có nhiều chi tiết lắm nhưng chúng ta cũng biết được Phêlích là người Rôma. Ngài có tấm lòng tử tế đôn hậu và can đảm ngay trong những thời buổi khó khăn bất ổn. Phêlích II lên ngôi giáo hoàng năm 483. Vì những giáo huấn sai lầm mà nhiều nhóm người trong Giáo hội đã tự phân chia. Những nhân tố liên quan đến chính trị đã gây nhiều khó khăn cho sứ vụ của vị giáo hoàng này. Nhưng Phêlích vẫn một mực tỏ ra can đảm trong việc bảo vệ các chân lý đức tin và quyền lợi của Giáo hội. Nhiều người sánh ví Phêlích II với thánh giáo hoàng Lêô cả (về trời năm 461). Thánh giáo hoàng Phêlích II có một lối quan sát chung thật chính xác. Thánh nhân đã cố gắng nắm bắt và giải quyết nhiều vấn đề của Giáo hội nơi những miền khác nhau trên thế giới.
Thánh Phêlích II làm giáo hoàng được chín năm. Người ta sẽ tưởng nhớ đến thánh nhân như ngài đã luôn luôn trung thành với Đức Chúa Giêsu và Giáo hội của Người. Thánh giáo hoàng Phêlích II qua đời năm 492.
Chẳng bao lâu hết thảy chúng ta sẽ nhận thức rõ được rằng cuộc sống phải có sự đóng góp và chia sẻ những trách nhiệm, những ràng buộc của nó. Đôi khi chúng ta nghĩ mình không muốn bị ràng buộc bởi bất cứ người nào hoặc vật gì có thể hạn chế chúng ta. Những lúc ấy, chúng ta hãy cầu khấn với thánh Phêlích II và xin ngài ban cho tấm lòng khoan dung quảng đại và can đảm trung thành với những điều chúng ta đã cam kết.