Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 31-3-2020.

Filled under:

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 31-3-2020.
"Khi nào các ông đưa Con Người lên cao, các ông sẽ nhận biết Ta là ai" (Ga 8, 21-30).
Lúc nhỏ học Giáo Lý, các sơ dạy rằng “Chúa ở khắp mọi nơi”, nhưng tôi đã học thuộc lòng mà không cảm nghiệm thế nào là “ở khăp moi nơi”. Ngày nay chỉ cần click vào máy tính, thì ngay lập tức hình ảnh của một ai đó sẽ có mặt trên khắp thế giới và tôi đã hiểu.
Thiên Chúa có mặt khắp mọi nơi và luôn ban ơn cho từng người, điều quan trọng là người đó có nhận ra sự hiện diện của Chúa hay không. Mỗi người có một nhiệm vụ trong chương trình của Thiên Chúa và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đó.
Đoạn tin mừng hôm nay, Đức Giêsu đã nói cho người Do Thái biết, Ngài bởi đâu mà đến và Ngài thuộc về Thiên Chúa và luôn làm theo ý Chúa Cha. Ngài nói: "Các ông bởi hạ giới; còn tôi, tôi bởi thượng giới. Các ông thuộc về thế gian này; còn tôi, tôi không thuộc về thế gian này. Tôi đã nói với các ông là các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết. Thật vậy, nếu các ông không tin tôi, các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết". Tin mừng cho biết thêm: "Khi Người nói những điều ấy thì có nhiều kẻ tin vào Người".
Khi Đức Giê-su bị giương cao trên cây thập giá, Chúng con mới nhận ra Ngài đã sống thật, nói thật, làm thật. Ngài là Con Thiên Chúa hằng sống thật. Ngài sẽ kéo mọi người ra khỏi nơi tội lỗi, chết chóc và đưa vào Nước Trời hạnh phúc.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết nhìn lên Đức Kitô là Đấng cứu độ duy nhất để chúng con biết noi gương Người mà gắn bó cùng Chúa trọn đời. Xin Chúa cũng giúp chúng con vui vẻ vác thập giá đời mình theo Chúa. Amen.


Chân phước Joan Toulouse (1286)

Vào năm 1240, một số tu sĩ dòng Carmel từ Palestine đến khởi sự một đan viện ở Toulouse, nước Pháp. Hai mươi lăm năm sau, vị linh mục nổi tiếng của dòng Carmel là Thánh Simon Stock đi ngang qua Toulouse. Một phụ nữ đạo đức đến xin gặp thánh nhân. Bà tự giới thiệu là Joan, và thành khẩn xin thánh nhân, “Có thể nào con trở nên một trợ sĩ của dòng Carmel không?” Thánh Simon Stock lúc ấy là bề trên dòng. Ngài có quyền cho phép và đã chấp thuận thỉnh cầu của bà Joan. Và bà đã trở thành người nữ trợ sĩ đầu tiên. Bà được mặc áo dòng, và dưới sự chứng kiến của Thánh Simon Stock, bà đã khấn khiết tịnh trọn đời.
Bà Joan tiếp tục một đời sống âm thầm và đơn giản ngay tại nhà của mình. Bà cố gắng trung thành với các quy luật của dòng. Bà tham dự Thánh Lễ hàng ngày và hoạt động tông đồ ở nhà thờ dòng Carmel. Công việc hàng ngày của bà là đi thăm người nghèo, người bệnh và người cô đơn. Bà huấn luyện các chú giúp lễ. Bà giúp đỡ người già yếu qua những công việc vặt hàng ngày. Bà cầu nguyện với họ và an ủi tinh thần họ.
Chân Phước Joan thường mang trong mình một tấm ảnh Chúa Giêsu chịu nạn. Ðó là cuốn “sách” của bà. Thỉnh thoảng, bà hay đem tấm hình ra để chiêm ngắm. Người ta nói rằng, mỗi lần bà nhìn ngắm ảnh Chúa Giêsu, bà đều có những tư tưởng thật hay để chia sẻ.
Khi bà từ trần năm 1286, bà được chôn trong nhà thờ dòng Carmel ở địa phương. Vì khi còn sống, bà là một phần tử tích cực của giáo xứ. Bà được Đức Giáo Hoàng Leo XIII tôn phong Chân Phước năm 1895.

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:36

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 30-3-2020

Filled under:

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 30-3-2020
"Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi" ((Ga 8,7).
Các kinh sư và người Pha-ri-sêu là những người nham hiểm, họ luôn tìm cách bắt bẻ Đức Giêsu. Dịp may đã đến, họ dẫn tội nhân là một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình đến gặp Đức Giesu, mục đích là để gài bẫy Người.
Đức Giêsu đã biết ý định của họ, nên Ngài bình tĩnh suy xét: "Nếu tha cho tội nhân, thì lỗi luật Môisen, còn xử theo luật là ném đá tội nhân cho đến chết, thì đâu còn là lòng thương xót của Thiên Chúa".
Các kinh sư và người Pha-ri-sêu đã cầm đá trong tay, sẵn sàng ném vào người phụ nữ và cả vào Đức Giêsu nếu Ngài xử lỗi luật. Chỉ một tiếng hiền từ xuất phát từ miệng Đức Giêsu: " Ai trong các ông thấy mình sạch tội thì ném đá chị này trước đi”. Nghe nói thế họ rút lui từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất.
Thiên Chúa tỏ lòng thương xót và sự tha thứ của Ngài cho con người, Ngài mở ra cho con người một con đường mới, một tương lai mới “tôi không lên án chị đâu. Chị hãy đi và đừng phạm tội nữa”.
Cảm nhận tin mừng: Chúng con đã nhiều lần “ném đá” người khác vì lòng ghen ghét, là hơn thua... Trong khi chính chúng con còn đầy những lỗi lầm, những đam mê lạc thú, tiền bạc, danh vọng...
Lạy Chúa. Chúng con thấy phẫn nộ với với mấy ông kinh sư và biệt phái. Thế nhưng khi nhìn lại chính mình. Chúng con nhận ra họ là phản ảnh con người chúng con. Chúng con rất dễ bị kết tội anh chị em chúng con. Trong khi đó, chính chúng con lại đầy tội lỗi. Xin Chúa tha thứ và ban cho chúng con biết thay đổi nếp sống, để đáng được Chúa ban ơn cứu độ. Amen.


Thánh John Climacus (c. 579-649)

Người ta tin rằng Thánh Gioan sinh ở Palestine trong thế kỷ thứ năm. Dường như ngài là học trò của Thánh Grêgôriô Nazianzen. Ngài đã có thể trở nên một thầy giáo nổi tiếng, nhưng ngài quyết định phục vụ Thiên Chúa với tất cả tấm lòng. Ngài gia nhập đan viện Thánh Catherine ở Núi Sinai khi mới 16 tuổi. Sau đó ngài sống cô độc trong 40 năm. Ngài dùng toàn thời gian để cầu nguyện, đọc gương thánh nhân. và học tập tu luyện nhân đức dưới sự hướng dẫn của một vị tu sĩ rất đáng kính.
Một ngày kia vị tu sĩ này dẫn Climacus đến giới thiệu với Gioan Sabaite, một nhà khổ tu rất danh tiếng trong vùng. Vị ẩn sĩ Sabaite đã đổ nước vào một cái chậu và kính cẩn rửa chân cho Climacus thay vì rửa cho vị tu sĩ già khả kính. Bị chất vấn, vị này đã cho biết là ông phải rửa chân cho viện trưởng của Sinai. Lời tiên tri này phải đợi một thời gian lâu dài mới xẩy ra.
Chờ cho thầy dạy của mình qua đời rồi thì Climacus mới vào tu trong sa mạc hơn 40 năm. Lúc đầu, Thánh Gioan bị ma quỷ cám dỗ. Ngài chịu đủ loại cám dỗ và đam mê xấu xa cốt để ngài bỏ cuộc và phạm tội. Nhưng ngài hoàn toàn tín thác nơi Chúa Giêsu và siêng năng cầu nguyện hơn. Do đó, các cám dỗ không bao giờ khiến ngài phạm tội. Thật vậy, càng ngày ngài càng thánh thiện hơn. Ngài trở nên gần gũi với Thiên Chúa đến nỗi sự thánh thiện của ngài được nhiều người biết đến. Họ đến với ngài để xin được hướng dẫn.
Thiên Chúa đã ban cho thánh nhân một ơn sủng lạ lùng. Ngài có thể dẹp tan cơn cám dỗ. Có lần, một người bị cám dỗ khủng khiếp đến xin ngài giúp đỡ. Sau khi thánh nhân cầu nguyện cho ông ta, sự bình an tràn ngập tâm hồn người này. Và sau này ông không bao giờ bị cám dỗ ấy nữa.Tuy là ẩn sĩ nhưng Climacus không bao giờ từ chối ai đến gặp mình tâm tình và xin những lời khuyên bảo. Nhiều người ghen ghét thường dèm pha là Climacus là người nói nhiều, đây cũng là một bài học cho Climacus và Climacus hiểu rằng nếu cần dạy dỗ những người khác thì hành động và gương tốt sẽ có hiệu lực hơn là lời nói. Do đó Climacus đã rút lui trong thinh lặng. Tuy vậy vì lòng bác ái nhiều lúc Climacus cũng phá tan thông lệ đó là dạy dỗ và khuyên lơn khi họ đến cầu khẩn. Đến cuối đời thì tu viện xin ngài viết lại phương thức tu luyện để nên thánh. Thánh Climacus đã viết quyển “Nấc thang nên thánh” tóm lược lại các kinh nghiệm quí báu linh thiêng trên con đường trọn lành. Quyển sách này mô tả đời sống tinh thần của các đan viện, và Climacus đã biến Gíáo Hội theo nghi lễ Bizantine thành hàng cao trọng về cuộc sống bí nhiệm. Sách của Climacus trở nên danh tiếng và Hoàng đế Ivan của nước Nga đã xây một ngôi tháp ở Kremlin dể nhắc nhở mọi người là ai cũng có một đời sống thiêng liêng cần được phát triển. Thánh Gioan Climacus từ trần năm 649.

Posted By Đỗ Lộc Sơn04:52

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Phút cảm nhận Tin Mừng CN ngày 29-3-2020.

Filled under:

Phút cảm nhận Tin Mừng CN ngày 29-3-2020.
“Thầy là sự sống lại và là sự sống... Chị có tin thế không?” (Ga 11,26).
Có lẽ ai cũng thuộc đoạn bài hát kinh hòa bình: "Chính lúc chết đi, là khi vui sống muôn đời". Thế nhưng có mấy ai vui vẻ khi người thân của mình qua đời. Đối với người tin vào Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi, cái chết chấm dứt cuộc sống này chỉ là cánh cổng, bước qua để đi vào đời sống vĩnh cửu. Thử hỏi: Được mấy người tin như thế?.
Ai cũng biết tình cảm của Chúa Giêsu dành cho gia đình của Ladarô rất thân thiết. Khi hay tin ông chết, thì Ladarô đã chết và được chôn cất đến 4 ngày. Chị em ông trách Chúa mà rằng: “Nếu có Thầy ở đây thì em con đã không chết”. Không phải vì lời trách móc trên, nhưng vì Chúa lấy hết tình thương của Đấng Cứu thế mà ra tay cứu chữa. Ngài nói: "Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ. Con có tin điều đó không?". Lời thưa tin của chị em ông đã dẫn đưa Ladarô được sống lại.
Ladarô sống lại chỉ là chuẩn bị cho một phép lạ vô cùng trọng đại, đó chính là Đức Giêsu Kitô đã chết và đã sống lại. Đức Giesu chết và sống lại là để dẫn đưa chúng con từ cõi chết trở về cõi sống.
Lạy Chúa! Chúa là sự sống và là sự phục sinh của chúng con. Xin Chúa dạy chúng con biết tìm kiếm cho mình sự sống vĩnh cửu ngay từ đời này. Xin cho chúng con biết hướng về cuộc sống mai sau, mà Chúa đã dành sẵn cho mỗi người chúng con. Amen.


Chân Phước Ludovico ở Casoria (1814-1885)

Sinh ở Casoria (gần Naples), Arcangelo Palmentieri là thợ đóng bàn ghế trước khi gia nhập dòng Anh Em Hèn Mọn năm 1832, và lấy tên là Ludovico. Năm năm sau đó ngài được chịu chức, và dạy hóa học, vật lý và toán cho các đệ tử trong tỉnh dòng.
Vào năm 1847, ngài được một cảm nghiệm huyền nhiệm mà sau này ngài diễn tả cảm nghiệm ấy như một sự thanh tẩy. Sau đó ngài dùng cả cuộc đời để phục vụ người nghèo và người đau yếu, thành lập một nhà phát chẩn cho người nghèo, hai trường học cho các trẻ em Phi Châu, một học viện cho các em nhà giầu, một trung tâm cho các em mồ côi, các em câm điếc, và các trung tâm khác cho người mù và người già. Ngoài một bệnh xá dành cho các tu sĩ dòng, ngài còn thành lập các trung tâm bác ái khác ở Naples, Florence và Assisi. Có lần ngài nói, “Tình yêu Ðức Kitô đã làm thương tích tâm hồn tôi.” Tình yêu này đã thúc giục ngài thi hành nhiều công việc bác ái cao cả.
Ðể tiếp tục công việc bác ái, năm 1859 ngài thành lập tổ chức Các Thầy Áo Xám, là một tổ chức tôn giáo gồm những người trước đây thuộc về dòng Ba Phanxicô. Ba năm sau, ngài thành lập tổ chức Các Chị Áo Xám của Thánh Êligiabét, cũng cùng một mục đích ấy.
Trong những năm cuối đời, ngài bị đau yếu đến chín năm, và đã viết một chứng từ linh đạo mà trong đó ngài diễn tả đức tin như “ánh sáng trong tăm tối, sự trợ giúp khi đau yếu, một ân huệ khi khổ cực, nơi cực lạc khi bị đóng đinh và sự sống giữa cái chết.” Sau khi ngài từ trần được năm tháng thì việc điều tra phong thánh đã được tiến hành. Ngài được phong chân phước năm 1993.

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:03

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Cây thánh giá ở Quảng trường Phêrô và Ơn Toàn xá ‘Urbi et Orbi’.

Filled under:

Cây thánh giá ở Quảng trường Phêrô và Ơn Toàn xá ‘Urbi et Orbi’.
Cây thánh giá linh thiêng mà Đức Giáo hoàng Phanxicô cầu nguyện vào Chủ nhật tuần trước để xin chấm dứt cơn dịch bệnh covid-19 đã được gỡ xuống và đưa đến Quảng trường Thánh Phêrô, vì vậy nó có thể sẽ có mặt vào ngày Thứ Sáu trong buổi lễ ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi của Đức Giáo hoàng.
Theo nhà báo Vatican – Francesco Antonio Grana, cây thánh giá đã được đưa ra khỏi Nhà thờ San Marcello al Corso vào tối thứ Tư và dự kiến ​​sẽ được đặt tạm thời tại Quảng trường Thánh Phêrô, vào thứ Năm.
Sự linh thiêng của cây thánh giá được người dân Rôma tôn kính sau vụ cháy nhà thờ ngày 23-05-1519. Vụ cháy đã thiêu mọi thứ trong nhà thờ nhưng cây thánh giá thì vẫn còn nguyên vẹn.
Chưa đầy ba năm sau, Thành Rôma bị tàn phá bởi bệnh dịch hạch đen. Theo yêu cầu của các tín hữu công giáo Rôma, cây thánh giá đã được rước từ tu viện của Dòng các tôi tớ Đức Maria ở Via del Corso đến Quảng trường Thánh Phêrô, được dừng lại ở mỗi khu phố của Thành Rôma. Cuộc rước kéo dài 16 ngày, từ ngày 4 đến ngày 20 tháng 8 năm 1522. Khi thánh giá được trả lại cho Thánh Marcellus, thì bệnh dịch đã biến mất khỏi Rôma.
Từ đó, cây thánh giá đã được rước đến Quảng trường Thánh Phêrô, mỗi dịp Năm Thánh Thành Rôma - khoảng 50 năm một lần - và người ta đã khắc trên cây thánh giá tên của mỗi giáo vị Giáo hoàng tham dự đoàn rước đó. Tên vị Giáo hoàng cuối cùng được khắc là của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Ngài đã ôm cây thánh giá này vào “Ngày Tha Thứ”, dịp Năm Thánh 2000.
Nguồn: Truyền thông HĐGMVN

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:01

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 28-3-2020.

Filled under:

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 28-3-2020.
“Vì Người mà dân chúng đâm ra chia rẽ” (Ga 7,43).
Dân Do Thái bấy lâu nay phải sống trong u mê do các kinh sư, các Pharisêu thao túng, Họ nói sao nghe vậy. Giờ đây được nghe Đức Giêsu giảng dạy, dân chúng hết sức bỡ ngỡ bởi các lời dạy ấy. Người này bảo Ngài như một tiên tri, kẻ khác nhận Ngài là Chúa Kitô. Những người hiểu biết Kinh Thánh, thì lý giải thân thế của Ngài qua các tiên tri.
Nhóm người tin Đức Giêsu thì họ lắng nghe những lời Ngài nói, quan sát những việc Ngài làm. Họ thấy việc làm này là một sự thật, một tình thương, một sức mạnh tâm hồn. Còn những người cố chấp không tin Ngài thì tìm cách bắt Ngài, nhưng không tìm thấy lỗi nào của Ngài, nên họ chia rẽ nhau.
Ngày nay vẫn còn có nhiều người như Pharisêu, họ vẫn tự hào là người học cao hiểu rộng, có kiến thức đây đó, rồi từ đó sinh ra tự tôn, kiêu ngạo, không tin vào Chúa. Lại có những người tin Chúa nhưng tin một cách hời hợt, sống đạo tại tâm, không cần đi lễ, nhà thờ hay cầu kinh sớm tối, cho rằng những chuyện đó là dư thừa, phù phiếm...
Lạy Chúa. Chúng con không thể hiểu được: ThiênChúa mà lại trở nên giống chúng con. Chúng con không nhận ra Chúa qua những dáng vẻ tầm thường. Xin cho chúng con con mắt đức tin để chúng con nhận ra Chúa hiện diện nơi những anh em nhỏ bé nhất trong cuộc sống hằng ngày. Amen.

Thánh Tutilô

Thánh Tutilô sống vào cuối thế kỷ thứ chín đầu thế kỷ thứ mười. Thánh nhân được giáo dục tại đan viện Bênêđictô của thánh Gal. Hai người bạn cùng lớp với Tutilô vừa được phong “chân phước.” Cả ba lần lượt trở thành những đan sĩ tại đan viện nơi họ đã một thời cùng nhau cắp sách đến trường.
Thánh Tutilô là người có nhiều tài khéo. Thánh nhân vừa là thi sĩ, họa sĩ vẽ chân dung, nhà điêu khắc, nhà hùng biện và kiến trúc sư. Thánh Tutilô cũng là một công nhân cơ khí nữa!
Tài năng nổi bật nhất của Tutilô là âm nhạc. Tutilô có thể chơi tất cả các loại nhạc cụ được các đan sĩ biết tới trong phụng vụ. Tutilô và người bạn của ngài là chân phước Nôtkơ đã sáng tác những cung bậc cho các bài đáp ca phụng vụ. Trong tất cả những tác phẩm của Tutilô, chỉ còn sót lại ba bài thơ và một bài thánh ca. Thế nhưng, ngày nay người ta vẫn còn tìm thấy các bức vẽ và các tác phẩm điêu khắc của Tutilô trong nhiều thành phố của Âu châu. Các họa phẩm và các tác phẩm ấy được coi như đồng nhất với thánh Tutilô vì ngài luôn luôn để lại trên những tác phẩm của mình một câu châm ngôn thích hợp.
Nhưng không phải vì các tài năng kiệt xuất của mình mà Tutilô được tôn phong hiển thánh. Tutilô là người khiêm tốn chỉ muốn sống cho Thiên Chúa. Ngài biết tôn vinh Thiên Chúa bằng việc sơn vẽ, chạm trổ và sáng tác âm nhạc. Tutilô được tôn phong là “thánh” vì ngài đã khéo dùng đời sống mình để ca ngợi và yêu mến Thiên Chúa. Thánh nhân qua đời năm 915.
Dù chúng ta có nhiều hay ít tài khéo, dù chúng ta có óc thực tế hay không… thì điều quan trọng là hãy cố gắng hết sức có thể bằng chính cuộc sống của mình. Đây chính là cách thức để chứng tỏ tấm lòng chúng ta yêu mến Thiên Chúa.

Posted By Đỗ Lộc Sơn04:50

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 27-3-2020

Filled under:

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 27-3-2020
“Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến, và chính Người đã sai tôi.” (Ga 7,29).
Đức Giêsu là người duy nhất trên trần gian đã chọn cho mình một nơi chốn để sinh làm người. Ngài chọn một người mẹ, Ngài chọn một người cha, Ngài chọn một làng quê tầm thường như bao các nơi khác.
Những người Do Thái biết rõ Ngài là con bác thợ mộc Giuse, và Mẹ Ngài là bà Maria. Họ nghĩ rằng Nazaret không bao giờ có thể xuất phát một nhân vật tài ba nào cho dân tộc. Việc họ biết Ngài, là biết theo sự phán đoán của con người thế gian.
Đây là một trong những điều mà nhiều người khó tin Đức Kitô: “Ông này chúng ta biết xuất thân từ đâu rồi. Còn Đấng Kitô khi Ngài đến thì chẳng ai biết Ngài xuất thân từ đâu cả”. Đức Kitô đáp: “Tôi không tự mình mà đến: Đấng đã sai Tôi là Đấng chân thật. Các ông không biết Ngài!”.
Tại sao biết bao nhiêu lời chứng, Đức Giêsu đã trưng dẫn cho họ về Ngài mà họ cũng không tin?. Thưa: Vì cái tôi của họ quá lớn. Họ tự tôn, cho mình đặc quyền đặc lợi, nên không thể chấp nhận được giáo huấn cũng như bản tính thần linh của Đức Giêsu được.
Cảm nhận tin mừng: Ngày nay trong chúng con có nhiều người chưa biết, hoặc biết rất ít về Chúa. Hoặc chúng con đọc Kinh Thánh, giáo lý không phải vì lòng yêu mến mà chỉ để biết rồi sinh ra chê bai, trách móc và tự kiêu... đôi khi tìm cách bách hại lại những người tin Chúa!
Lạy Chúa, chỉ có Chúa mới là tuyệt đối; Chỉ qua Ðức Giêsu chúng con mới thấy hạnh phúc đích thật. Xin ban Thánh Thần để Ngài hướng dẫn và dạy chúng con biết Ðức Kitô, để qua Ngài chúng con đến được với Thiên Chúa là Cha và là cùng đích của chúng con. Amen.


Chân phước Phanxico Bruno (1825-1888)

Phanxicô sinh ngày 29 tháng 3 năm 1825 ở Alessandria miền bắc nước Ý, là người con út trong gia đình quý tộc có 12 người con. Ngài sống trong giai đoạn cực kỳ hỗn loạn của lịch sử, mà phong trào chống Công Giáo và chống đức giáo hoàng rất mạnh mẽ. Sau khi hoàn tất khoá huấn luyện sĩ quan quân đội, Phanxicô được Vua Victor Emmanuel II để ý, vì ông cảm kích trước sự hiểu biết và tính tình của người thanh niên này. Được vua mời để làm thày giáo cho hai hoàng tử, Phanxicô đồng ý và chuẩn bị nhận nhiệm vụ. Nhưng vai trò của Giáo Hội trong lãnh vực giáo dục thời bấy giờ có nhiều điểm bất lợi, nên nhà vua buộc phải rút lại lời mời Phanxicô, thay vào đó, vua tìm một thày giáo thích hợp hơn với một quốc gia thế tục. Sau đó không lâu, Phanxicô từ giã quân đội và theo đuổi việc học ở Balê về toán học và thiên văn học; ngài cũng đặc biệt chú ý đến tôn giáo và sự khổ hạnh. Mặc dù việc học là chính, Phanxicô dồn nhiều nỗ lực trong các sinh hoạt bác ái. Ngài sáng lập tu hội Thánh Zita cho những người đầy tớ, sau này bành trướng thêm để nhận cả các người mẹ không chồng. Ngài giúp thiết lập các ký túc xá cho người già và người nghèo. Ngài trông coi cả việc xây cất một nhà thờ ở Turin được dành để tưởng nhớ các chiến sĩ đã tử trận trong cuộc chiến thống nhất nước Ý. Vì muốn nới rộng tầm hoạt động và tận tụy hơn cho người nghèo, Phanxicô, lúc bấy giờ là một tráng niên, bắt đầu đi tu làm linh mục. Nhưng đầu tiên, ngài phải được sự đồng ý của Đức Giáo Hoàng Piô IX để chống lại quyết định của đức tổng giám mục địa phương đã không đồng ý cho ngài đi tu vì cao tuổi.

Khi 51 tuổi, Phanxicô được thụ phong linh mục. Ngài tiếp tục các công việc tốt lành, chia sẻ tài sản cũng như năng lực của ngài cho tha nhân. Ngài thiết lập một ký túc xá khác, lần này dành cho các cô gái điếm hoàn lương. Ngài từ trần ngày 27 tháng 3 năm 1888 ở Turin. 100 năm sau, Đức Giáo Hoàng John Paul II đã tôn phong ngài lên bậc Chân Phước năm 1888. Thánh tích của ngài được lưu giữ tại nhà thờ Turin.

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:38

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

15 Lý Do Người Ta Thường Đưa Ra Để Tránh Không Phải Đi Lễ

Filled under:

15 Lý Do Người Ta Thường Đưa Ra Để Tránh Không Phải Đi Lễ

Nhiều khi, rất dễ để tìm ra được một lý do nào đó để bỏ một buổi lễ.  Nói chung là quá dễ dàng để tìm ra một lý do nào đó để không phải đi lễ. 
Nhưng, thánh lễ là một trong những ân sủng lớn lao nhất Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta!
Bài viết hôm nay tìm đến một số trong rất nhiều lý do người ta thường vin vào và những cách người ta biện minh cho mỗi trường hợp.
Thưa anh chị em, chúng ta chưa bao giờ tạ ơn Thiên Chúa cho đủ vì những ơn sủng Người đã ban cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể! Đây là một ân sủng quá lớn lao và đó là lý do tại sao chúng ta phải đi lễ ngày Chúa nhật là việc rất quan trọng. Đi lễ không phải chỉ để đọc kinh, nhưng là để rước Thánh Thể, bánh Mình Thánh Chúa Giê-su Ki-tô, Người đã giải thoát chúng ta, đã tha thứ cho chúng ta, kết hợp chúng ta cùng với Chúa Cha. Đây là một hành động thật đẹp anh chị em cần phải làm. Và chúng ta cần phải đi lễ mỗi Chúa Nhật vì đó là ngày Phục Sinh của Đức Ki-tô. Và đó là lý do tại sao ngày Chúa Nhật vô cùng quan trọng với chúng ta. - Pope Francis
1
Nhà thờ toàn những người đạo đức giả hay xét đoán.
"Nhà thờ không phải là khách sạn dành cho các vị thánh, đây là một bệnh viện dành cho các tội nhân”. - trích theo thánh Augustine
Nhà thờ chắc chắn không phải toàn là những người hoàn hảo. Tất cả chúng ta cố gắng để nên như Chúa Giê-su, chúng ta vẫn là các tội nhân. Chỉ mình Giê-su là toàn thiện và Người là lý do chính để chúng ta tới tham dự thánh lễ. Chúng ta đến nhà của Thiên Chúa để tìm kiếm Lòng thương xót và ân sủng của Người. Chúng ta đi dâng lễ vì chúng ta đang cần sự tha thứ mà chỉ có Chúa Giê-su mới có thể cho chúng ta điều đó. Đừng để hành vi của những người khác làm ảnh hưởng đến sự cảm nghiệm lòng thương xót, ân sủng, và tình yêu trong cuộc sống của bạn.
Cho dù có nhiều thiếu sót trong chi thể của Đức Ki-tô, nhưng vẫn có rất nhiều hoa trái tốt tươi trổ sinh từ đức tin Công giáo. Giáo hội đã trung thành phục vụ người nghèo khó, những quả phụ, người đau yếu, tù tội và nhiều người khác trong lịch sử của mình. Có hàng triệu người Công giáo đã chiến đấu để sống một đời sống công chính và thánh thiện theo đức tin. Hãy nhìn đến những người đang làm các công việc tốt đẹp hơn là những người chưa sống đức tin của mình.
“Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em. Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới?” (Matt 7:1-3)
2
Thiên Chúa hiện diện ở khắp nơi, tại sao tôi phải đi nhà thờ  mới đến được với Người?
Thánh Maximilian Kolbe nói, "Nếu các Thiên thần mà ganh tị với con người, thì chắc các ngài ganh vì một lý do duy nhất: Thánh thể”. Thật là một câu nói mạnh mẽ diễn tả ân sủng của Bí tích Thánh Thể. Đúng là Thiên Chúa ở mọi nơi, nhưng Người đã từ trời xuống và đi vào thân mình chúng ta qua hình thức Bánh Thánh. Chúng ta không thể nào cảm nhận được sự gần gũi như vầy ở bất cứ  nơi đâu trên trái đất này.
"Chịu Lễ là một con đường ngắn nhất và an toàn nhất để lên Trời. Cũng còn những cách khác như: trong trắng, nhưng chỉ có được nơi những trẻ nhỏ; sám hối, nhưng chúng ta lại thường sợ điều này; cam chịu những thử thách cuộc đời, nhưng khi thử thách đến chúng ta thường than khóc và xin cho qua. Như vậy cách chắc chắn nhất, ngắn nhất là Bí tích Thánh Thể”. - Đức Thánh Cha Pius X
3
Thánh lễ chán lắm.
Có bao giờ bạn phải chịu đựng một ai đó say mê nói về chủ đề bạn chả thích thú tí nào? Người đó có thể nói dài hàng nhiều giờ đồng hồ về hóa học, thể thao, nhạc cổ điển v.v… Thông thường chúng ta thấy những điều này chán vì chúng ta không hiểu được tính phức tạp của vấn đề. Chúng ta không cần mất thời gian để tìm hiểu bóng đá nếu chúng ta không thích nó, nhưng chúng ta thực sự cần phải mất thời gian để hiểu được Thánh lễ vì ơn cứu rỗi của chúng ta tùy thuộc vào đây. Chúng ta càng tìm hiểu sự vĩ đại và niềm vui của Thánh lễ, thì chúng ta càng cảm thấy hoan hỉ về vẻ đẹp của đức tin và những truyền thống của chúng ta. Một cách khác để tránh không cảm thấy chán là hãy tham gia vào các công tác, như xếp chỗ ngồi, đọc thánh thư, hay làm ca viên. Phục vụ trong nhà thờ là một cách giúp bạn ngày càng hiểu và trân trọng thánh lễ.
'Thánh lễ quá dài', nếu bạn nói vậy, thì tôi sẽ nói: 'Vì tình yêu của bạn quá ngắn’. - Thánh. Josemaria Escriva
4
Tôi không Rước lễ, vậy việc gì tôi phải đi dự Lễ? 
Đúng là Thánh Thể là trung tâm điểm của Thánh lễ, nhưng Thánh thể cũng không phải là ân sủng quan trọng duy nhất chúng ta nhận được trong mỗi Thánh Lễ Chúa nhật. Đức Ki-tô là Ngôi Lời (Gioan 1:14). Khi chúng ta đế tham dự Thánh lễ và lắng nghe Phúc âm là chúng ta lắng nghe chính Lời của Đức Ki-tô. Tâm hồn chúng ta cũng được nuôi dưỡng bằng Lời Người giống như Bí tích Thánh thể. Chúng ta được nuôi dưỡng và lớn lên trong sự thánh thiện qua việc tham dự Thánh lễ. Chúng ta đến với Thánh lễ với lòng ao ước không chỉ là đón nhận ơn sủng, nhưng còn là trao tặng lại món quà của chính chúng ta cho Thiên Chúa. Thánh thể (Eucharist) là một từ Hy lạp có nghĩa là Tạ ơn (thanksgiving). Khi chúng ta đi tham dự Thánh  lễ chúng ta dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về tất cả những gì Người đã làm và sẽ tiếp tục làm cho chúng ta.
Nếu với lòng ước ao,bạn có thể chịu lễ thiêng liêng. Hãy đọc kinh này của thánh Alphonsus Liguori :
Lạy Đức Chúa Giêsu, con tin thật Chúa con ngự trong Phép Mình Thánh, con kính mến Chúa con trên hết mọi sự, cùng ước ao chịu lấy Chúa con trong linh hồn con. Song le bởi vì bây giờ con chẳng có thể mà chịu Chúa con cho thậy được, thì xin Chúa con ngự vào linh hồn con cách thiêng liêng vậy, chẳng khác gì như Chúa con đã ngự vào thật, thì con xin ẵm lấy cùng hợp làm một cùng Chúa con cho trọn, xin Chúa con chớ để cho con lìa bỏ Chúa con bao giờ. Amen.
5
Đi lễ mà dẫn mấy đứa trẻ đi theo giống như một trận đấu vật vậy. Chúng ồn ào, leo trèo lên người tôi, tôi không thể ngồi yên. Đi lễ như vậy làm gì?
“Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng cấm chúng nó; vì nước Đức Chúa Trời thuộc về những kẻ giống như con trẻ ấy. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai chẳng nhận lấy nước Đức Chúa Trời như một đứa trẻ, thì chẳng được vào đó bao giờ”. Mc 13-16
Không thể để sự bực bội riêng của chúng ta cản trở chúng ta và gia đình dâng lễ. Vâng, thật khó và đúng là ồn ào nếu mang con nhỏ đi lễ. Chúng tôi không phủ nhận điều đó. Không có điều gì dễ dàng hơn mỗi sáng Chúa nhật khi chúng ta đem con trẻ là chúng ta đã mang đến dâng Người món quà quý giá nhất chúng ta có. Nhiệm vụ của chúng ta là giảng dạy và giáo huấn con cái chúng ta có đức tin (CCC 2226). Chúng ta được kêu mời dạy con cái cách cầu nguyện và giúp chúng nhận biết mình là con Thiên Chúa. Mục tiêu trên hết là dẫn dắt con cái chúng ta về cõi trường sinh là thiên đàng. Chúng ta không thể làm được điều này nếu không cho chúng đi dự lễ.
Hãy tìm cách nào đó giúp con cái của bạn biết tập trung. Trước khi đi lễ, hãy đọc kinh cùng với con mình và xin Chúa Thánh Thần giúp giữ chúng ngồi im lắng nghe trong thánh lễ. Hãy mang theo những sách Công giáo để chúng đọc thầm. Ngồi ở phía trước - con bạn có thể cô thái độ tốt hơn nếu chúng nhìn thấy những gì đang diễn ra trên bàn thánh. Hãy giữ chúng sát bên và thì thầm vào tai chúng từng phần của Thánh lễ. Sau lễ thứ hỏi nhanh vài câu về các bài đọc. Thưởng cho chúng một món quà nhỏ cho bé nào trả lời đúng. Bạn nên đặt câu hỏi đúng với độ tuổi để chúng có thể trả lời dễ dàng. Cũng có thể diễn kịch thánh lễ tại nhà.
Đây là một sự hy sinh sẽ đem lại hoa trái tốt tươi. Bạn sẽ thấy con mình lớn lên trong tình gắn kết với Đức Ki-tô khi bạn cố gắng thực hiện những việc đó.
“Mục tử của các em nhỏ, dẫn dắt trong tình yêu và chân lý, qua nhiều đường lối quanh co; Chúa Ki-tô, Đức Vua chiến thắng vinh quang của chúng con, chúng con đến để ca vinh danh Người. Và đây là những em nhỏ chúng con mang đến, để hát to câu ca khen Ngài”. - Thánh Ambrose
6
Chẳng có đoạn nào trong Thánh Kinh nói rằng tôi phải đi tham dự Thánh lễ.
Kinh Thánh Duy Kinh (Sola Scriptura) là một khái niệm của Giáo hội Tin Lành. Là người Công giáo, chúng ta tin rằng đức tin của chúng ta và sự thực hành đức tin là kết quả của cả Thánh Kinh và những truyền thống của Giáo hội. Đánh giá sai giá trị của các truyền thống của chúng ta là một sai lầm lớn. Có rất nhiều chứng ngôn của Giáo hội sơ khai và các tài liệu khác cho chúng ta những bằng chứng rõ ràng cách thức những cộng đoàn Ki-tô hữu sơ khai đã tụ họp và lắng nghe Lời Người và tôn kính Thánh Thể. Trong Thánh Kinh cũng có một số chỗ nói về Thánh Lễ. Sau đây là một vài ví dụ: 
"Hãy nhớ giữ ngày Sabbath Thánh”. (Xuất hành 20:8), "Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, tạ ơn bẻ ra và trao cho các môn đệ và nói: ‘Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em, Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. (Lc 22: 14, 19) Phúc âm theo thánh Luca đoạn 24 kể về câu chuyện hai môn đệ về làng Emmaus, cũng phản ánh điều này. Bạn có thể bỏ Thánh Lễ được không?
7
Tôi không thích đi lễ.
Khi bạn đọc lên câu này, bạn hãy thử đọc nhẩm trong đầu với một giọng như ngựa hí và thậm chí hãy hình dung minh đang bước đi nước kiệu như ngựa. Nhưng tôi không thích đi lễ! Nó là một kiểu cách rất trẻ con - nhảy cẫng lên trước những việc các trẻ không thích làm, nổi quạu lên và từ chối làm những gì được yêu cầu phải làm. Chúng ta không thể nào bước vào đời một cách trưởng thành nếu cứ để cho tình cảm và cảm xúc quyết định hành động như những trẻ em. Hãy thử tượng những điều chắc chắn không bao giờ có kết quả nếu bạn đơn giản quyết định không làm chỉ vì bạn không thích: “Tôi không thích nghe những chẩn đoán của bác sĩ,” “Tôi không thích ăn kiêng”; “Tôi không thích trả các hóa đơn”; “tôi không thích tới trường”; “Tôi không thích dậy sớm để đi làm,” v.v.. Nếu cuộc sống của chúng ta được thống trị bởi hệ thống luật vô tổ chức thì chắc chắn xã hội sẽ là một thảm họa đầy những hỗn độn và rối loạn. Để sinh tồn, chúng ta thường khi phải làm những điều minh không thích làm. Chúng ta phải trưởng thành mới khám phá ra rằng những hy sinh và quên cái tôi đi là một phần nền tảng quan trọng của cuộc sống. Khi chúng ta kiên trì và quyết chí vượt qua những công việc và hoạt động chẳng vui thích đó thì chúng ta mới bắt đầu nhận ra được nét đẹp và giá trị to lớn của những công việc khó khăn nặng nhọc và kỷ luật.
Nếu chúng ta không đi lễ chỉ đơn giản vì chúng ta không thích, cuộc sống của chúng ta có thể sẽ gặp đầy những trắc trở. Đi tham dự thánh lễ, ngay cả khi chúng ta không cảm thấy thích, sẽ dẫn đưa chúng ta dần dần tới con đường đức tin trưởng thành và cho chúng ta sự bình an tâm hồn rất cần thiết cho cuộc sống trên trái đất này. Tại sao? Vì trong Thánh lễ chúng ta có thể kết hiệp trọn vẹn với Đức Ki-tô qua Thánh Thể. Chúng ta không bao giờ gần Thiên Chúa hơn bằng giây phút Mình Người ngự trong chúng ta. Chỉ một ân sủng đó thôi chẳng có thú vui và giải trí nào có thể tạm so sánh được. Cho dù vì bất kỳ lý do gì làm bạn không thích Thánh lễ, thì chính tình yêu của Đức Ki-tô hiện diện trong Phép Thánh Thể sẽ lấp đầy tất cả. 
"Mỗi một thánh lễ, nếu được dâng lên với trọn tâm hồn, sẽ làm tâm hồn chúng ta tràn đầy ơn phúc, những ân sủng cho đời sống tinh thần và vật chất mà chính bản thân chúng ta nhiều khi không nhận biết. Trái đất có thể tồn tại không có mặt trời chứ không thể tồn tại nếu không có Hy lễ Hiến tế Thánh”. - Thánh Padre Pio
8
Chủ nhật là ngày nghỉ duy nhất của tôi.
À. Chủ nhật. Ai lại chẳng thích có được một ngày thoát khỏi những công việc bận rộn suốt tuần để ngả lưng thư giãn và không làm gì cả? Ai cũng nghĩ đến việc phải tìm chỗ thư giãn nghỉ ngơi trên ghế trường kỷ xem một bộ phim, đi mua sắm ở trung tâm thương mại, hay dành thời gian lướt Pinterest để tìm ý tưởng mới. Và Đức Giê-su đã cho chúng ta một hướng dẫn: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng”. (Mt 11:28) Cách duy nhất để tìm lại được sự phục hồi thực sự và bình an cho tuần làm việc là hãy dành một giờ trong ngày nghỉ của chúng ta với Thiên Chúa. Người sẽ bổ sức cho chúng ta, động viên chúng ta, và tăng thêm sức mạnh cho chúng ta trong suốt tuần. Bạn sẽ thấy rằng mình còn rất nhiều thời gian để tận hưởng ngày Chúa nhật sau khi tham dự Thánh lễ. Nếu bạn vẫn cảm thấy khó khăn không thể bớt được 1 giờ ngày Chúa nhật bạn vẫn có thể đến các nhà thờ có dâng lễ chiều Thứ Bảy.
"Người đã tạo dựng nên chúng con cho chính Người, Lạy Chúa, tâm hồn con sẽ không bao giờ được nghỉ ngơi cho đến khi nào con được nghỉ an trong Chúa”. - Thánh Augustine thành Hippo
"Cho đến khi nào chúng ta chưa có được một tình yêu thiết tha dành cho Đức Ki-tô trong Phép Thánh Thể thì chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì trọn vẹn”. - Thánh Peter Julian Eymard
9
Chà, bắt tay hả. Lây vi khuẩn. Tôi không thể nào chịu được việc bắt tay với tất cả những người đó.
Thánh lễ là một buổi họp mặt cộng đoàn xây dựng tình huynh đệ trọn vẹn để nên một chi thể. Trong Thánh lễ mọi sự đều trở nên một. Thân xác, linh hồn và tâm trí. Mọi cái đều kết hiệp với Đức Ki-tô là đầu của chi thể. Khi chúng ta bắt tay với những anh em xung quanh là chúng ta đang tìm thấy khuôn mặt của Đức Ki-tô nơi họ.
Cha Hurtado nói "Bằng sự hiến tế của Đức Ki-tô đã sinh ra một dân tộc mới, một dân tộc là chi thể của Đức Ki-tô trên trái đất cho đến ngày tận cùng của thế giới. Những ai đón nhận Đức Ki-tô sẽ trở nên chính Ngài”. Chúng ta đến với nhau để tạo nên một chi thể của Đức Ki-tô, và khi thực hiện việc này là chúng ta đang sống trong Người và thi hành sứ mạng của Người.
Tư tưởng thần học này có thể không thuyết  phục bạn nếu bạn là người sợ vi trùng. Nếu bạn vẫn không muốn bắt tay với anh chị em xung quanh trong tình huynh đệ Ki-tô, hãy mang theo một chai nước rửa tay sau những cử chỉ chúc bình an cho nhau. Hãy nghĩ đến việc này như một hy sinh nhỏ của bạn để có thể đến với Chúa và lãnh nhận Người trọn vẹn trong bí tích Thánh Thể.
“Mẹ nhìn thấy Chúa Giê-su trong mỗi con người. Mẹ luôn tự nhủ rằng đây là Chúa Giê-su đang đói, ta phải cho Chúa ăn. Đây là Đức Giê-su đang đau bệnh. Người này thì bị phong cùi hay hoại tử, ta phải rửa cho họ và chăm sóc họ. Mẹ phục vụ vì mẹ yêu Gis6-su”. - Mẹ Teresa
10
Chỉ người già mới đi lễ.
Khi đến dự thánh lễ, bạn có thể nhìn thấy xung quanh mình toàn là bạn bè của ông bà của bạn. Tuy nhiên, đây là một thói quen thường thấy các bà cụ thường ngồi chật các hàng ghế. Bạn có thể không nhìn thấy họ trong các lễ lúc 8 giờ sáng, nhưng giới trẻ thường năng động trong đức tin của mình. Hãy thử làm vài khảo sát nhỏ và bạn sẽ tìm ra rằng rất nhiều hoạt động tông đồ được giới trẻ thành lập để đốt lên ngọn lửa đức tin. Khi nào bạn thực sự cảm thấy buồn chán và cô đơn, hãy lên Google và tìm "World Youth Day image" (Hình ảnh ngày giới trẻ thế giới). Hãy sửa soạn tinh thần vì bạn sẽ bị choáng ngợp trước những con số khổng lồ giới trẻ Công giáo hành hương mỗi năm để tham gia sự kiện này.
Nếu bạn sống trong một khu vực mà đa số giáo dân là người cao tuổi, bạn hãy nhớ lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxico, “Các ngài không phải là gánh nặng, nhưng như Kinh Thánh nói, các ngài là một kho chứa đựng sự khôn ngoan (Sir 8:9). Giáo Hội luôn luôn trọng kính và biết ơn các ngài, làm cho các ngài cảm thấy được tôn trọng và luôn là một phần của cộng đoàn”. Còn rất nhiều điều cần phải học từ những kinh nghiệm và đời sống của các vị lớn tuổi. Chúng ta có thể trọng kính và tôn vinh các ngài bằng việc tham dự Thánh lễ cùng với các anh chị em của chúng ta trong chúa Ki-tô.
11
Ngồi. Quỳ. Đứng. Tôi chả biết mình đang làm gì.
Một cảm giác thật không thoải mái tí nào nếu nhìn chung quanh thấy bạn là người duy nhất vẫn đang đứng! Cũng thật ngượng nếu bạn luôn là người làm sau những người khác. Những hành động này không phải là những hành động tùy ý trong suốt Thánh lễ, mỗi hành động đều mang một ý nghĩa cầu nguyện riêng. Chúng ta cầu nguyện không chỉ bằng tâm trí thầm lặng, nhưng với trọn tâm hồn. Khi chúng ta làm những cử điệu này, đó là biểu trưng nghi thức lễ tế và thân thể để diễn tả lời cầu nguyện của chúng ta. Khi đứng, chúng ta thể hiện sự tôn trọng và vinh danh Lời của Thiên Chúa. Khi quỳ, chúng ta thể hiện sự tôn vinh và kính cẩn cao nhất đối với Đức Ki-tô. Đây cũng là một dấu hiệu cho sự vâng nghe Người và lòng khiêm nhường của chúng ta. Chúng ta cúi đầu trong kinh Tin Kính để tôn vinh sự kiện quan trọng nhất trong mọi lịch sử - khi Thiên Chúa xuống thế làm người. Những hành động này thể hiện niềm tin của chúng ta.
Cách duy nhất để có thể quen và cảm thấy thoải mái với trật tự nghi thức của Thánh lễ là tham dự tích cực! Như người ta vẫn thường nói, thực hành sẽ giúp hoàn thiện. Sách lễ Roma (có thể mua trên Amazon hay các nhà sách Công giáo) có thể giúp học và hiểu các phần của Thánh lễ. Đừng để chi tiết nhỏ bé này cản trở bạn cảm nhận được sự vĩ đại và quyền năng của Thiên Chúa. 
"Hãy làm cho mọi gối phải quỳ trước Người, Ôi Thiên Chúa vĩ đại của con, Người đã quá hạn mình trong phép Thánh Thể. Xin cho mọi con tim biết yêu mến Ngài, mọi tâm hồn tôn kính Ngài và mọi dự định đều hướng về Ngài!” - Thánh Margaret Mary Alacoque 
12 
Tôi không hiểu linh mục nói gì. 
Có trên 412,000 linh mục trên toàn thế giới. Mỗi người đều có một khả năng riêng biệt về sự thông thái, lối nói và kỹ năng giao tiếp. Một số trong chúng ta có thể được diễm phúc sống trong giáo xứ có linh mục có khả năng giảng thuyết tốt khơi gợi và thúc đẩy để đức tin chúng ta lớn mạnh. Một số có thể sống ở nơi có cha xứ giảng thuyết những vấn đề quá mức hiểu của chúng ta hay bài giảng nghe không cuống hút. Bất kể vị linh mục nào đang cử hành Thánh lễ trong nhà thờ thì chúng ta phải nhớ rằng vị linh mục đó không phải là lý do để chúng ta đi dâng lễ. Chúng ta đi dâng lễ để được kết hiệp với Đức Ki-tô trong phép Thánh Thể.
Trên tất cả, hãy kiên nhẫn với linh mục. Hãy tìm những cách để động viên ngài để ngài thể hiện khả năng Chúa ban. Ngài là người đã chọn tận hiến đời sống để vinh danh Chúa. Hãy cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng và thúc đẩy tất cả các linh mục.
13
Tôi vẫn đi lễ, nhưng tôi chẳng thấy mình thay đổi gì.
Đầu mùa xuân, chúng ta phải cẩn thận khi đi ra ngoài. Chúng ta không cảm thấy nóng nên chúng ta thường không xoa kem chống nắng nay cả khi mặt trời đã lên cao. Nếu chúng ta ở ngoài quá lâu, vào trong chúng ta sẽ bị rám nắng. Chúng ta không cảm nhận được những tia năng lượng của mặt trời, nhưng chúng thực sự ảnh hưởng trên chúng ta. Mặt trời thay đổi chúng ta, nhưng chúng ta không thấy được cho đến mãi về sau.
Với Thánh Lễ cũng có thể giống như vậy. Có thể bạn không để ý thấy được những thay đổi trong đời mình. Bạn vẫn gặp những khó khăn. Tội lỗi vẫn là những gì bạn phải chiến đấu. Tuy nhiên cho đến khi nào chúng ta thực sự ở trong Chúa Con, chúng ta sẽ được thay đổi. Chúng ta phải vững niềm tin rằng Thiên Chúa luôn hoạt động trong tâm hồn chúng ta thậm chí cả khi chúng ta không thể nhìn thấy được những gì Người đang thực hiện trong ta.
"Khi bạn nhận lãnh Người, tâm hồn bạn hãy vui lên và tôn vinh Người, hãy tâm sự với Người về đời sống tinh thần của mình, hãy giữ lấy Người trong linh hồn bạn là nơi Người hiện diện để ban cho bạn sự viên mãn; hãy đón nhận Người với hết cả tâm trí, và hãy cư xử thánh thiện với anh em mình để làm sao hành động của bạn là một bằng chứng cho sự Hiện Diện của Người. - Thánh Francis de Sales
14
Tôi sẽ đi lễ khi nào tôi cảm thấy cần. Bắt buộc hả, không bao giờ.
Có ai dám nói rằng họ chỉ cảm thấy đói lúc này lúc kia thôi và vì vậy họ chỉ ăn khi nào họ cảm thấy cần ăn, và khi nào họ thấy thật thuận tiện? Không ai dám. Cơ thể chúng ta nghiêm túc đòi hỏi chúng ta phải nuôi dưỡng nó. Đây là vấn đề của sự sống hay chết. Điều này quá rõ ràng. Một tình trạng tương tự cũng xảy ra với sự đó thiêng liêng với những tiếng kêu thúc bách từ tận sâu thẳm tâm hồn chúng ta. Chúng ta không thể nào không có cảm nhận cần Chúa Giê-su. Chúng ta không thể nào không muốn nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Nếu chúng ta không nuôi dưỡng linh hồn chúng ta bằng Thiên Chúa thì chúng ta sẽ lấp đầy nó với những thứ thuộc về thế gian này mà nó sẽ không bao giờ làm chúng ta thỏa mãn. Vì vậy ở đây chúng ta gặp lại câu hỏi sống hay chết: “mỗi con người có một nhu cầu thậm chí còn mạnh mẽ hơn, một sự đói khát thậm chí còn khốc liệt hơn một người đói đang cần bánh ăn, một cái đói Thiên Chúa trong tâm hồn. Chỉ chính Người mới có thể làm thỏa mãn cơn đói này vì Người nói: “nếu các con không ăn thịt của Con Người và uống máu Người, con sẽ không được sống lại. Những ai ăn thịt Ta và uống máu Ta sẽ được sống đời đời, và Ta sẽ cho người đó sống lại trong ngày sau hết’. "(Ga 6: 53-55) - Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II. 
15 
Tôi không thể cầm trí được lâu! 
Ngày nay đây là điều rất bình thường khi chúng ta phải chiến đầu để giữ tập trung vào một vấn đề trong thời gian lâu. TV và Internet là thiên đường cho những ai thích tiểu thuyết và “những cú nhấp” (clicks). Nếu điều gì đó không còn giữ được sự tập trung của chúng ta, chúng ta hãy thay đổi cách. Một vấn đề rắc rối ở đây là tất cả đều tập trung vào sự thèm khát giải trí của chúng ta. Và ngay cả khi chúng ta cố gắng ra vẻ là không cần thì cái loại thức ăn vô bổ “nội tâm” này vẫn không bao giờ làm chúng ta hết thèm! Nhưng trong Thánh Lễ, chúng ta được mời gọi phải làm ngược lại: Nếu Thánh lễ không còn giúp chúng ta cầm trí, chính CHÚNG TA phải thay đổi. Điều này chắc chắn là một thách thức, nhưng ở đó, và chỉ tại đó, chúng ta mới đạt đến sự trọn vẹn cho những gì chúng ta khao khát!
Becky Roach
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/04/2016]

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:48

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 26-3-2020

Filled under:

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 26-3-2020
“Chính những việc tôi làm đó làm chứng cho tôi rằng Chúa Cha đã sai tôi.” (Ga 5,36b).
Kinh Thánh Cựu Ước đã nói nhiều về Đấng Cứu thế sẽ xuất hiện sau này. Nhưng vì thiếu đức tin và lòng đầy ghen tức, nên người Do Thái đã không nhìn thấy Thiên Chúa qua khuôn mặt và lời nói của Đức Giêsu, họ không đón nhận Đức Giêsu là Đấng được Thiên Chúa sai đến.
Tin vào Đức Giêsu là tin vào kinh thánh, vì Ngài đã thực thi những việc từ Thiên Chúa. Môsê đã nói về Đấng Mêsia tức là về Chúa Giêsu, vậy mà họ cũng đã từ chối không chịu tin theo lời dạy bảo của ông. Chính Môsê, lại đứng lên tố cáo họ về những điều sai lạc (Thờ bò vàng) và không trung thành với các lời giao ước xưa. Sự cứng lòng đã làm cho tâm hồn họ ra mê muội, ù lỳ và cố chấp! Con người là thế! Không ai muốn người khác hơn mình!
Cảm nhận tin mừng: Ngày nay vẫn thường xuyên xảy ra những chuyện hơn thua, định kiến cá nhân, phe phái, từ đó dẫn đến chiến tranh, bạo lực, đàn áp, bóc lột...Chúng con là con cái Thiên Chúa, được Đức Giêsu đổ máu để cứu chuộc, thì chúng ta phải sống sao cho xứng đáng đặc ân cao quý này.
Lạy Chúa, xin dạy con biết tìm ý Chúa. để chúng con tin yêu Chúa hơn và biết giới thiệu Chúa cho anh chị em chúng con. Amen.


Thánh Margaret Clitherow  (1555-1586)

Thánh Margaret Clitherow là một phụ nữ tử đạo đầu tiên vì đức tin Công giáo dưới thời Nữ Hoàng Elizabeth I. Thánh nữ Magarét sinh ở Middleton, Anh Quốc, năm 1555, trong một gia đình theo Tin Lành. Ðược thừa hưởng vẻ đẹp, trí thông minh và tính tình vui vẻ, ngài là một người duyên dáng. Margaret là con gái của một thương gia buôn bán đèn sáp rất giàu có ở York.
Bà kết hôn với John Clitherow một chủ tiêm bán thực phẩm tại York năm 1571. Mặc dù được nuôi dưỡng trong một gia đình theo đạo Tin lành, nhưng sau khi thành hôn được vài năm thì Margaret đã trở lại theo đạo Công giáo vì nhận thấy những bất công và những luật pháp khai trừ đạo Công giáo thời bây giờ. Các giáo dân Công giáo và các linh mục phải trốn tránh để giữ đức tin của mình. Chồng bà không chia sẻ niềm tin của bà nhưng cũng không phản đối dù bị làm khó khăn và nhiều lần bị đóng tiền phạt bất công vì bị nghi ngờ là theo đạo Công giáo. 
Một lần Margaret bị bắt giam trong hai năm, Magaret dùng thì giờ bị giam giữ mà tập đọc, tập viết và học hỏi Kinh Thánh. Khi được thả ra Margaret dùng nhà của mình làm nơi trú ẩn cho các linh mục Công giáo và nơi dâng Thánh Lễ chui cho giáo dân. 
Nhiều lần Margaret đến chổ các linh mục bị hành quyết mà cầu nguyện tỏ lòng cung kính đặc biệt đối với những đấng đã hy sinh mạng sống mình hòng giúp giáo dân giữ vững đức tin. Vào ngày 10 tháng 3 năm 1586, Margaret bị bắt giam. Chính quyền đến lục soát nhà bà, họ tìm thấy một phòng bí mật có áo lễ, chén thánh và sách lễ. Bị kết án là theo đạo giáo bất hợp pháp và phản loạn. Margeret biết trước là hình phạt sẽ là tử hình bằng cách dùng đá đè nặng cho đến chết. 
Khi đem ra xử án quan tòa khuyên Margaret hãy nhìn nhận mình đã sai lầm và xin tòa khoan hồng vì bổn phận làm vợ và làm mẹ. Bà đã khẳng khái trả lời: “Tôi kính trọng chồng tôi và yêu mến các con tôi theo như bổn phận đã định nhưng tôi hằng ước ao chồng tôi và các con tôi cùng chia sẻ dau khổ và niềm tin của tôi cho chính nghĩa. 
Trong lúc bị giam giữ các con không được đến thăm viếng chỉ một lần chồng bà được đến thăm có viên cai tù tháp tùng. Khi John Clitherow nghe bản án, John như người mất trí thét lên :” Taị sao người ta có thể giết chết một người vợ hiền, một người đàn bà đạo hạnh nhất trong vương quốc của chúng ta!” Magaret đã thức suốt đêm cầu nguyện, có người vợ của viên cai tù trông nom giúp đỡ và Margaret đã than thở; ”Không phải tôi sợ chết, tinh thần tôi thì an bình, nhưng thân xác tôi thì yếu đuối!”.
Sáng hôm sau, ngày 25 tháng 3 thì Margaret bị điệu đến pháp trường, ngoài những người hành quyết có một số đông phụ nữ đi theo. Bản án buộc tôi nhân phải bị lột hết áo quần để hạ nhục. Quan tòa một lần nữa ra lệnh cho Margaret xin lỗi Nữ Hoàng và chồng của mình, Bà đã trả lời: “Tôi luôn trung thành với xứ sở và Nữ Hoàng, còn chồng tôi thì tôi luôn yêu mến và làm tròn bổn phận làm vợ.” Margaret bị đặt nằm ngữa trên một tảng đá nhọn, rồi một tấm ván lớn được đặt trên người bà và những tên đao phủ bắt đầu chất lên trên tấm ván những tảng đá cho đến lúc tử tội bị đè bẹp mà chết. 
Magaret chỉ chịu đựng được 15 phút rồi tắt thở, các xương sườn và xương sống đều bị gảy nát. Margaret, miệng luôn kêu tên cực trọng : “Giêsu, Giêsu, Giêsu, xin thương xót con.” Thánh Margaret Clitherow được Đức Pius XI tôn phong chân phúc ngày 15 tháng 12 năm 1929 và Ðức Giáo Hoàng Paul VI đã nâng Bà lên hàng hiển thánh ngày 25 tháng 10 năm 1970; thánh tích là cánh tay mặt của bà hiện được bảo tồn tại tu viện Saint Mary ở York.

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:33

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

Toàn văn Sứ điệp ĐTC Phanxicô nhân Ngày quốc tế ơn gọi 2020

Filled under:


Nhằm ngày 03-05-2020
Những lời của ơn gọi

Anh chị em thân mến.

Vào ngày 4 tháng 8 năm ngoái, nhân kỷ niệm 160 năm ngày mất của linh mục Gioan Vianney, cha đã viết một lá thư gửi tất cả những linh mục là những người hàng ngày cống hiến cuộc đời của họ, để phục vụ dân Chúa trong việc đáp lại lời gọi của Thiên Chúa.

Nhân dịp đó, cha đã chọn bốn từ chính yếu: nỗi đau, lòng biết ơn, sự khích lệ và khen ngợi, như là cách để cảm ơn các linh mục và hỗ trợ sứ vụ của họ. Tôi tin vào Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 57 này, những lời đó có thể được gửi đến toàn thể dân Chúa. Đó là những lời nhằm phản ánh lại bối cảnh đoạn Tin Mừng kể cho chúng ta kinh nghiệm đáng chú ý về Chúa Giêsu và thánh Phêrô trong một đêm giông bão tại biển hồ Galilê (x. Mt 14,22-33).

Sau khi hóa bánh ra nhiều khiến đám đông kinh ngạc, Chúa Giêsu bảo các môn đệ xuống thuyền để sang bờ bên kia, trong lúc đó, Chúa Giêsu rời khỏi đám đông. Hình ảnh các môn đệ băng qua hồ có thể gợi lên hành trình sống của chúng ta. Thật vậy, con thuyền cuộc đời chúng ta từ từ tiến lên, không ngừng tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn, và chuẩn bị đối mặt với những hiểm họa và hứa hẹn của biển cả. Đồng thời, chúng ta tin rằng người lái con thuyền cuối cùng sẽ giữ cho chúng ta đi đúng hướng. Tuy vậy, đôi khi con thuyền có thể trôi dạt, lạc lối bởi mộng ảo (mirages). Ảo mộng đó không phải là ngọn hải đăng dẫn thuyền về đến bờ, và bị nhấn chìm trong bão tố của khó khăn, nghi ngờ và sợ hãi.

Điều ấy cách nào đó cũng diễn ra tương tự trong trái tim mỗi người. Họ được kêu gọi đi theo Thầy Giêsu Nazareth. Họ phải thực hiện một chuyến vượt biển và rời bỏ nơi an toàn để trở thành môn đệ của Chúa. Theo đó, rủi ro là có thật: màn đêm buông xuống, những cơn gió lốc, con thuyền bị sóng đánh và nỗi sợ thất bại, không đáp lại đủ lời mời gọi. Những điều ấy có thể đe dọa đến áp đảo họ.

Tuy nhiên, Tin Mừng cho chúng ta biết rằng giữa cuộc hành trình đầy thử thách này, chúng ta không cô đơn. Như tia sáng đầu tiên giữa màn đêm, Chúa đi trên mặt nước để đến chỗ giông bão cùng các môn đệ. Chúa mời Phêrô đi trên nước để đến với Ngài, để cứu thánh nhân khi Ngài thấy ông đang chìm. Khi lên thuyền, sóng gió cũng qua đi.

Từ đầu tiên của ơn gọi là lòng biết ơn. Để đi vào con đường đúng đắn không phải là điều gì đó tự chúng ta có thể chọn được. Đó cũng không phải là con đường mà chúng ta chọn để bước đi. Làm thế nào để chúng ta tìm thấy cuộc sống tròn đầy hơn là một quyết định mà chúng ta lựa chọn với tư cách là những cá nhân. Trên hết, đó phải là phản ảnh từ một tiếng gọi trên cao. Chúa chỉ cho chúng ta điểm đến ở bên kia biển hồ. Ngài ban cho chúng ta lòng can đảm để lên thuyền. Khi gọi chúng ta, Chúa trở thành thuyền trưởng. Ngài đồng hành và hướng dẫn chúng ta. Ngài giúp chúng ta tránh khỏi những bãi cát của do dự, và thậm chí cho phép chúng ta đi trên sóng nước.

Mọi ơn gọi đều phát sinh từ ánh mắt yêu thương mà Chúa đến gặp gỡ chúng ta; có lẽ ngay cả khi thuyền của chúng ta đang gặp bão táp. “Ơn gọi, hơn những lựa chọn của chúng ta, là một lời đáp trả trước tiếng gọi cao vời của Chúa. (Thư gửi các linh mục, ngày 4 tháng 8 năm 2019). Chúng ta sẽ thành công khi khám phá và ôm lấy ơn gọi của mình. Một lần nữa chúng ta mở lòng với tâm hồn biết ơn và nhận thức về những lần Chúa đi ngang qua đời ta.

Khi nhìn thấy Chúa Giêsu đi trên biển tiến về phía họ, trước tiên các môn đệ nghĩ Ngài là ma và ngập tràn sợ hãi. Chúa Giêsu lập tức trấn an họ. Ngài luôn nói những lời nhịp theo cuộc sống và hành trình ơn gọi của chúng ta: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!” (Mt 14,27). Sau đó là lời Chúa muốn trao cho bạn: can đảm lên.

Thường thì có những cản trở hành trình của ta, sự triển nở của ta, việc lựa chọn của ta trên con đường Thiên Chúa đang vạch ra cho chúng ta. Đó hẳn là những“bóng ma” phiền toái trong tâm hồn ta. Khi chúng ta được kêu gọi để rời khỏi bờ biển an toàn và đón lấy bậc sống, chẳn hạn: hôn nhân, chức linh mục tư tế, đời thánh hiến, phản ứng đầu tiên của chúng ta thường đến từ “bóng ma của bất tín”. Chắc chắn, ơn gọi này không dành cho tôi! Điều này có thực sự là con đường đúng không? Chúa có thực sự yêu cầu tôi làm điều này không?

Những suy tính đó có thể tiếp tục lớn dần. Những biện minh và toan tính cho thấy nhiệt huyết của chúng ta, rồi khiến ta do dự và bất lực trên bờ biển nơi chúng ta bắt đầu. Chúng ta nghĩ mình có thể sai, chẳng thể vượt qua thách thức, hoặc chỉ đơn giản là để bóng ma ấy mê hoặc.

Chúa biết rằng một lựa chọn cuộc sống cơ bản luôn mời gọi lòng can đảm, chẳng hạn như đời sống hôn nhân, sống phục vụ tận hiến. Ngài biết những vấn đề, nghi ngại và khó khăn vốn nhấn chìm con thuyền lòng ta. Vì vậy, Ngài trấn an ta: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!” Trong đức tin, chúng ta biết Chúa luôn hiện diện và đến gặp gỡ ta. Do đó Ngài luôn ở bên cạnh chúng ta, ngay cả giữa những phong ba bão táp. Chính ý thức này giúp chúng ta thoát khỏi sự thờ ơ, mà tôi gọi là nỗi đau ngọt ngào (Thư gửi linh mục, ngày 4 tháng 8 năm 2019); một tâm hồn phiền muộn khiến chúng ta không thể nghiệm thấy vẻ đẹp của ơn gọi nơi mình.

Trong Thư gửi linh mục, tôi cũng đã nói về nỗi đau, nhưng ở đây tôi muốn dịch từ này một cách khác: sự mệt mỏi. Mỗi ơn gọi đều kéo theo trách nhiệm. Chúa kêu gọi chúng ta vì Ngài muốn cho phép chúng ta, như Phêrô, đi trên mặt nước. Nói cách khác, Chúa gọi để ta đón lấy nhiệm vụ trong cuộc sống của ta và dành đời ta để phục vụ Tin Mừng, theo những cách cụ thể hàng ngày mà Ngài chỉ cho chúng ta, đặc biệt trong những hình thức khác nhau của ơn gọi giáo dân, linh mục và thánh hiến. Tuy nhiên, giống Phêrô, khao khát và nhiệt huyết của chúng ta cùng tồn tại với những thất bại và nỗi sợ hãi của ta.

Nếu chúng ta để mình bị ám ảnh bởi những trách nhiệm đang chờ đợi ta, dù trong đời sống hôn nhân hay chức vụ linh mục, hay bởi lòng nhiều phiền muộn, thì chúng ta sẽ sớm khước từ ánh mắt của Chúa Giêsu. Và như Phêrô, chúng ta sẽ bắt đầu chìm. Dù yếu đuối và nghèo khó, đức tin cho phép chúng ta bước về phía Chúa Phục Sinh, và vượt qua mọi giông bão. Bất cứ khi nào mệt mỏi, hoặc sợ hãi làm cho chúng ta bắt đầu chìm xuống, Chúa Giêsu đều đưa tay đón lấy ta. Ngài ban cho chúng ta sự nhiệt huyết mà chúng ta cần, để sống ơn gọi của mình với niềm vui và lòng hăng say.

Khi Chúa Giêsu ở cuối con thuyền, mọi sóng gió im hơi lặng tiếng. Ở đây chúng ta có một hình ảnh đẹp về những gì Chúa có thể làm vào những lúc hỗn loạn và bão tố trong cuộc sống của chúng ta. Ngài dẹp tan sóng gió này, để những thế lực xấu xa, sợ hãi và buông xuôi không còn sức mạnh đương đầu với chúng ta nữa.

Khi chúng ta sống theo ơn gọi cụ thể của mình, những đầu sóng ngọn gió đó có thể làm chúng ta mất năng lượng. Ở đây cha nghĩ về tất cả những người có trách nhiệm quan trọng với xã hội dân sự, với đôi hôn phối mà cha muốn đề cập, xin không nêu lý do, như là “người can đảm”, và trong cách thế đặc biệt, họ là những người đã chấp nhận cuộc sống tận hiến hoặc chức tư tế. Cha ý thức được công việc khó khăn của bạn, cảm giác cô đơn đôi khi có thể đè nặng lên trái tim các bạn, nguy cơ rơi vào một lối mòn có thể dần khiến ngọn lửa hăng hái trong ơn gọi của chúng ta tắt ngấm, gánh nặng của điều không chắc chắn và bất an về thời đại, và lo lắng về tương lai. Cứ yên tâm, đừng sợ!” Chúa Giêsu ở bên cạnh chúng ta, và nếu chúng ta chân nhận Ngài là Chúa của đời ta, Ngài sẽ đưa tay nắm lấy và cứu chúng ta.

Ngay cả giữa vùng tâm bão, sau đó cuộc sống của chúng ta trở nên cởi mở để ngợi ca. Đây là lời cuối cùng trong ơn gọi của chúng ta. Và đó là một lời mời gọi để vun trồng đời sống nội tâm của Đức Trinh Nữ Maria. Biết ơn vì Chúa đã chăm chú đoái nhìn đến Mẹ, trung thành giữa nỗi sợ hãi và hỗn loạn, Mẹ can đảm đón nhận ơn gọi của mình, và biến đời mình thành một bài ca tán dương Thiên Chúa muôn đời.

Các bạn thân mến,
Vào ngày đặc biệt này, cũng là trong đời sống mục vụ bình thường nơi các cộng đoàn, cha đề nghị Giáo Hội tiếp tục cổ võ các ơn gọi. Xin Mẹ Maria chạm đến trái tim của các tín hữu, và giúp mỗi người trong số họ, để khám phá với lòng biết ơn lời mời gọi của Chúa trong cuộc sống của họ, để tìm được sự can đảm nhằm nói tiếng “xin vâng” với Thiên Chúa, để vượt qua mọi mệt nhọc, nhờ đức tin vào Chúa Kitô, và hãy làm cho cuộc sống của họ thành khúc ca ngợi khen Chúa, cho anh chị em của họ và cho cả thế giới. Xin Đức Trinh Nữ Maria đồng hành và cầu thay nguyện giúp cho chúng ta.

Rôma, Đền Thánh Gioan Laterano, ngày 8 tháng 3 năm 2020, Chủ nhật thứ hai Mùa Chay
Phanxicô
Chuyển từ Anh ngữ : Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:38