Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 20/3/2019
Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy.” (Mt 20,25-26).
Trong những năm chiến tranh, cha xứ chúng tôi là người hướng dẫn, chỉ bảo cho bà con chúng tôi biết cách tăng gia sản xuất lương thực, như cấy lúa, trồng mỳ, trồng khoai lang. Khoai lang cha chọn được giống tốt, năng xuất cao, Về chăn nuôi; cha chọn nuôi gà, nuôi heo. Cha có chuồng heo với hơn 10 heo nái, chính tay cha đã tự chăm sóc, để cho ra những lứa heo con tốt, cung cấp cho bà con, giúp cho bà con vui thích với công việc, đời sống được ổn định.
Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu dạy cho các môn đệ: "Trong các con, ai muốn làm lớn, thì hãy phục vụ các con, và ai muốn cầm đầu trong các con, thì hãy làm tôi tớ các con".
Cha xứ là người lớn, lớn trong công việc, lớn trong yêu thương cộng đoàn, cha sợ cộng đoàn "đói ăn vụng túng làm càn" nên cha ra sức chăn nuôi, trồng trọt, làm gương cho bà con, để bà con biết tinh thần phục vụ nhau trong bác ái, để Thiên Chúa được vinh danh.
Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con đi theo đường lối của Chúa là yêu thương và phục vụ, chứ không tìm vinh quang cho riêng mình. Xin cho chúng con biết khiêm tốn phục vụ trong yêu thương, để chúng con xứng đáng được làm môn đệ Chúa. Amen.
THÁNH AMBRÔSIÔ SIÊNA
DÒNG ĐAMINH
(1191- 1286)
DÒNG ĐAMINH
(1191- 1286)
Thánh Ambrôsiô sinh tường tại thành Siêna thuộc nước Ý, ngày 16 tháng 4 năm 1191, dưới triều Đức Giáo Hoàng Hônôriô III. Thân mẫu ngài là bà Giutina một thiếu phụ thuộc giòng quý tộc Stribelli và là con lãnh chúa Gilles. Khi lọt lòng mẹ, Ambrôsiôâ có một thân hình kỳ dị, chân dính liền với đùi và tay dính chặt vào hai bên cạnh sườn, Bà Giutina tủi hổ, cho đó là điều làm nhục gia đình và tổn thương dòng tộc. Chính vì thế sau khi sinh hạ Ambrôsiô, bà Giutina đã trao con cho một người vú nuôi nấng.
Nhưng tình mẫu tử sâu thẳm như biển cả không dễ bị tiêu diệt trong chốc lát. Ngày kia bà ẵm con đến dự lễ trong một thánh đường dòng Đaminh. Trong lúc tâm hồn đang quyện theo lời kinh điệu hát bỗng nhiên bà thấy Ambrôsiôâ cử động. Đưa mắt nhìn xuống bà vẫn thấy đứa con ngoan ngoãn nằm yên trong lòng. Sau giờ lễ bà gặp một tu sĩ đang mang xương thánh lên bàn thờ. Bà xin phép cho được hôn xương thánh. Khi hôn xong bà lại cho cả hài nhi Ambrôsiôâ hôn nữa. Vừa đặt miệng hôn xương thánh xong, hài nhi Ambrôsiôâ kêu lên: "Lạy Chúa Giêsu". Mọi người chung quanh đều bỡ ngỡ, vì một hài nhi chưa đến tuổi mà đã nói được. Họ cũng nhận thấy vẻ mặt của hài nhi lúc này trở nên sáng sủa và hồng hào khác thường. Trước phép lạ nhãn tiền này, mọi người đồng thanh xin cho được xem mặt hài nhi. Ai nấy đều nhận thấy từ khuôn mặt cho tới toàn thân của thánh trẻ đều thay đổi, khuôn mặt em đầy đặn trong sáng; thân hình cân xứng; tay không còn dính liền vào hai bên sườn và chân không còn bám vào đùi nữa. Mọi người đều công nhận đó là một phép lạ. Họ quỳ xuống cảm tạ hồng ân Chúa ban và ca ngợi quyền năng Thiên Chúa, còn nói chi đến niềm hoan lạc của bà Giutina lúc ấy.
Người ta còn kể lại, vào ngày sinh nhật của thánh nhân, những người bản hương đã được xem thấy nhiều điềm lạ. Vào một buổi sáng kia, người ta trông thấy ba mặt trời mọc, và chiều đến lại có ba mặt trăng tỏa ánh sáng dịu hiền xuống trái đất. Cũng ngày hôm đó những người đang làm việc ngoài đồng lại trông thấy điềm lạ: họ thấy một thanh niên mặc áo dòng Đaminh đi đi lại lại trong ruộng của họ. Một học sinh bỡ ngỡ đã đến xin thầy giáo cắt nghĩa điềm lạ đó. Một tu sĩ đã cắt nghĩa cho cậu biết đó là điềm lạ báo cho nhân loại biết cùng một ngày có ba giáo sư đã sinh ra. Người ta để ý và điều tra thì quả thực có ba đấng thánh cùng sinh ra một ngày: thánh Ambrôsiôâ Siêna, thánh Giacôbê Bêvania và thánh Tôma tiến sĩ thành Napôli. Cả ba vị đại thánh này đều thuộc dòng Đaminh. Ứng dụng vào những điềm lạ trên quả thật ba đấng thánh Ambrôsiôâ, Giacôbê và Tôma tiến sĩ là như những mặt trời soi đường dẫn lối cho nhân loại.
Thời gian vẫn dần dần trôi. Đời sống nội tâm của Ambrôsiôâ ngày một phát triển. Càng ngày câïu Ambrôsiôâ càng thêm khôn ngoan nhân đức. Trí thông minh và tài ba đức độ của cậu cũng lớn lên theo ngày tháng. Năm lên chín tuổi, Ambrôsiôâ đã bắt đầu một cuộc tĩnh tâm. Cậu quyết định suy tư theo ánh sáng của lý trí và thực hành đường lối tu đức theo như trí khôn của cậu sáng nghĩ ra. Sau đó ít lâu cậu chọn một cha dòng Đaminh làm linh hướng. Cha linh hướng nhận thấy cậu có một trí phán đoán xác đáng và một căn bản tu đức rất chắc chắn.
Thấy thánh nhân ngày càng tiến triển trên đường tu đức, ma quỷ tìm mọi phương khả dĩ vật ngã ngài. Một ngày kia người ta mời thánh nhân tới dự cuộc liên hoan mừng một đám cưới. Trong lúc mọi người say sưa theo lời ca điệu hát thánh nhân bỏ cuộc ra đi vì thấy nguy hiểm đến phần rỗi. Dọc đường thánh nhân gặp một tu sĩ. Ngài tới xin chỉ bảo cho vài lời huấn dụ thiêng liêng. Sau một lúc nói về Mình Thánh Chúa, thầy dong kia dùng lời dịu ngọt khuyên thánh nhân nên kết bạn. Thánh Ambrôsiôâ bỡ ngỡ trước lời nói đó, ngài dơ tay làm dấu thánh giá, tức thì tu sĩ trước mắt biến đâu mất. Thánh nhân biết đó là ma quỷ hiện hình đến cám dỗ. Ngài quỳ xuống đọc kinh tạ ơn Chúa. Sau đó Chúa còn để ngài phải chịu nhiều thử thách khác. Nhưng với ơn Chúa ngài đã vượt qua mọi cám dỗ của ma quỷ.
Năm 17 tuổi chính ngày sinh nhật của ngài, ngày 16 tháng 4, Ambrôsiôâ quyết định đến dâng mình làm tôi Chúa trong dòng Đaminh. Các bề trên trong dòng đều nhận thấy ngài là một tu sĩ thông minh và nhân đức. Sau thời gian khấn hứa trọng thể, ngài được cử đi du học bên Paris trong giảng đường thánh Anbêtô Cả. Ngài rất giỏi về khoa thần học. Nhưng chẳng bao lâu ngài bị sốt nặng. Một ẩn sĩ đến trị bệnh cho ngài. Ngày qua tháng lại, bệnh của thánh nhân vẫn không thuyên chuyển. Bấy giờ ẩn sĩ hứa với thánh nhân sẽ chữa cho ngài khỏi bệnh, nhưng với điều kiện là thánh nhân phải cởi áo dòng và phải vui hưởng tuổi xuân của mình như một thanh niên phần đời. Hơn nữa ẩn sĩ kia còn nói với ngài nếu sống ở ngoài đời thì sẽ làm ích cho nhiều linh hồn và xã hội hơn là sống giam mình khổ cực trong dòng thánh Đaminh. Nhận thấy có một cái gì khác ý trong kiểu cách và lời nói của ẩn sĩ, thánh nhân nghi ngờ. Theo thông lệ mỗi khi bị nguy hiểm, ngài thường dùng khí giới đặc biệt là làm dấu thánh giá cầu nguyện. Khi thánh Ambrôsiôâ vừa làm dấu thánh giá, ẩn sĩ lạ kia liền biến đâu mất. Thánh nhân biết đó là ma quỷ đã tàng hình đến cám dỗ mình. Sau đó ít lâu cơn sốt cũng không còn và càng ngày thánh nhân càng tiến triển trên đường tu đức.
Sau khi tốt nghiệp đại học Paris, thánh Ambrôsiôâ được cử giữ ghế giáo sư thần học tại đại học đường Paris. Lúc làm giáo sư cũng như khi còn là sinh viên, ngài luôn tỏ ra xuất sắc về thần học. Chính vì thế phòng ngài ở đã biến thành một trung tâm nghiên cứu triết lý và thần học. Nhiều giáo sư danh tiếng trong các đại học đường đến gặp ngài tại phòng để cùng ngài giải quyết nhiều vấn đề khúc mắc. Sau thời gian quá bận, ngài xin bề trên cho mình được cấm phòng để chuyên tâm vào việc thờ phượng Chúa. Nhưng với nhu cầu của thời đại và khát vọng cấp bách của dân chúng, bề trên đã giao phó cho ngài nhiệm vụ giảng trong các thánh đường Paris hay thuyết giáo ở các nơi công cộng. Với tài hùng biện sẵn có và với nền tảng triết lý và thần học sâu sắc, thánh nhân đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với cử tọa. Mỗi khi nghe thấy ngài thuyết giáo ở đâu, dân chúng từ kẻ trí thức tới người bình dân đều tấp nập kéo đến để nghe lời giáo huấn khôn ngoan và hấp dẫn của ngài.
Năm 1285, ngài được triệu về thành Siêna để giảng trong mùa chay mặc dầu lúc này ngài đã già yếu. Ngài luôn luôn giữ thái độ hăng hái của một chiến sĩ Phúc âm lúc nào cũng sẵn sàng truyền bá lời Chúa. Một lần kia vì ngài giảng hăng hái và quá nhiều nên một mạch máu nơi ngực đã bị đứt. Anh em trong dòng đều muốn cho ngài tĩnh dưỡng một thời gian. Nhưng với tinh thần nồng nhiệt mến Chúa và tình yêu tha thiết với các linh hồn, ngài vẫn tiếp tục giảng trong Mùa chay. Bài giảng cuối cùng ngài nói về tội cho vay lấy lãi quá nặng. Từ đó không bao giờ người ta còn được nghe lời giáo huấn vàng ngọc và trông những cử chỉ đáng yêu của cha trên toà giảng nữa.
Sau đó ngài bị ho ra máu, tiếp theo là những chuỗi ngày nằm liệt giường. Linh cảm thấy giờ chết đã tới gần, thánh nhân xin chịu các phép và tĩnh tâm vài hôm. Khi giờ hấp hối đã gần đến, các tu sĩ lần lượt đến cầu nguyện cho ngài và xin lĩnh phép lành. Sau khi chịu Mình Thánh Chúa, thánh nhân cố gắng xuống quỳ dưới đất và từ từ trút linh hồn ngày 20 tháng 3 năm 1286 tại tu viện thành Xiên. Thánh nhân hưởng thọ hơn 95 tuổi.
Khi đem giặt khăn giường mà thánh nhân đã đổ nhiều máu, người ta thấy khăn trải giường biến thành mầu hồng rất đẹp và tỏa mùi hương thơm ngát.
Các sử gia biên chép đời sống thánh nhân, đều công nhận ngài đã làm tới 180 phép lạ chính thức, trong đó có 16 phép lạ chữa người chết sống lại. Thấy phép lạ của thánh nhân càng ngày càng nhiều, Đức Giáo Hoàng Hônôriô IV đã cho thiết lập một ủy ban điều tra và ghi chép các phép lạ của thánh nhân. Ủy ban gồm bốn nhà thần học danh tiếng có nhiệm vụ kiểm soát và làm bản phúc trình đệ lên Đức Giáo Hoàng. Nhưng chẳng may công việc đang tiến hành thì nhiều lần lại bị gián đoạn vì những cuộc biến động xẩy ra trên đất Ý. Các Đức Giáo Hoàng Grêgoriô XIII, XIV và Phaolô V đã ban ơn toàn xá cho những ai đến viếng mộ thánh Ambrôsiôâ vào ngày lễ kính ngài. Ngày 26-2-1597, thánh vụ Bộ Lễ lại ra sắc dụ truyền ghi tên ngài vào Tử đạo thư thành Rôma.
Thánh Ambrôsiôâ thành Xiên thực là một người tài đức và can đảm, ngài đã khôn ngoan và mạnh bạo vạch trần mọi mưu mô của ma quỷ muốn làm hại cuộc đời ngài. Chúng ta hãy xin Chúa nhờ lời bầu cử của thánh nhân cho chúng ta được sáng suốt để nhận rõ những cám dỗ xảo quyệt của ma quỷ và can đảm chống cự theo gương thánh Ambrôsiô.