Tưởng niệm 117 Thánh tử đạo Việt Nam được phong thánh cách đây ba mươi năm, Giáo hội công giáo miền Bắc Việt Nam cho thấy một sức sống phi thường.
Thánh lễ thứ tám ngày chúa nhật ở nhà thờ chính tòa Thánh Giuse Hà Nội. Nhà thờ không còn chỗ bên trong, tín hữu tham dự thánh lễ bên ngoài qua máy phóng thanh. / Jean-Marie Dufour
Nhìn bên ngoài, Giáo hội Việt Nam mang hình ảnh nấm mồ của nhiều thế hệ chiến tranh và các vụ bách hại. Nhưng ngày nay, Giáo hội mang một bộ mặt sống lại. Điều này đặc biệt thấy rõ ở miền Bắc, cựu thuộc địa-Tonkin của Pháp.
Chung quanh thủ đô Hà Nội, thành phố có mật độ dân số 10 triệu dân, các giáo xứ quanh vùng đồng bằng sông Hồng kết một mạng lưới công giáo tuyệt vời, được nhận ra qua các nóc chuông xa tít tận chân trời.
Dù từ năm 1954 cho đến giữa những năm 2000, các chủng viện bị đóng cửa, thành phần ưu tú bị tàn sát, đó là không kể đến hàng trăm ngàn người công giáo di cư vào miền Nam năm 1954, nhưng bây giờ lễ sáng lễ chiều đầy chật nhà thờ, các lớp dạy giáo lý, các chủng viện được mở ra, các nhà thờ mới được xây. Đến mức mà một trong rất nhiều cha xứ, tất cả đều trẻ và năng động đã không ngần ngại nói: “Chính cộng sản đã cứu chúng tôi. Khi bách hại đạo, họ đã duy trì đức tin của những người tử đạo .”
Hàng ngàn người hành hương mỗi ngày thứ năm
Tất cả bắt đầu bởi 117 vị thánh tử đạo mà hôm nay Giáo hội mừng ba mươi năm ngày phong thánh. Chính tại Sở Kiện chỉ cách xa lộ Hà Nội khoảng hơn một giờ xe là nơi chúng ta có thể hiểu nguồn gốc chủ yếu đạo công giáo ở miền Bắc và câu chuyện xúc động bây giờ của nó. Thời Pháp thuộc, nhà thờ chính tòa và Tòa giám mục của Hà Nội được đặt ở đây, sau đó được dời ra trung tâm Hà Nội.
Được Đức Tổng Giám mục Kiệt xây năm 2009, lúc đó ngài là Tổng Giám mục Hà Nội, năm sau đền thánh được nâng lên thành tiểu vương cung thánh đường. Mỗi ngày thứ năm, hàng ngàn giáo dân với trống kèn kéo nhau về hành hương, viếng các thánh tử đạo mà thánh tích được lưu giữ tại đây. Cha quản nhiệm Giuse Mai Xuân Lâm kể lại câu chuyện đầy biến động của nơi này: “Năm 1954, chính quyền tịch thu tất cả đất đai của chúng tôi, vào khoảng hai mươi hêc-ta, nhưng không tịch thu nhà thờ. Năm 2002, chính quyền muốn xây một trường học nhưng giáo dân đòi hỏi phải trả đất cho Giáo hội. Năm 2009, họ trả một phần lớn nhưng các giáo dân tiếp tục đòi hỏi phải trả toàn bộ. Tháng 11 năm 2017, phó Thủ tướng trả mười hêc-ta đất cuối cùng cho chúng tôi .”
Bây giờ hàng chục bình đựng di cốt được gìn giữ cẩn thận trong viện bảo tàng, có hàng chục ngàn người đến đây hành hương mỗi tháng. Và vương cung thánh đường sáng chiều lúc nào cũng đông người.
Một phiên bản mặt tiền Đền thờ Thánh Phêrô ở Rôma
Tinh thần tích cực của các thánh tử đạo còn thấy rõ hơn ở giáo phận Bùi Chu bên cạnh. Đức Giám mục Vũ Đình Hiệu giới thiệu giáo phận Bùi Chu của ngài, giáo phận vừa nhỏ nhất nước (1 350 cây số vuông) vừa “lớn nhất” nước với 720 nhà thờ, 175 giáo xứ, một phần ba người công giáo (90 % giữ đạo), 209 linh mục và gần một ngàn nam nữ tu sĩ. Đến mức Giám mục Vũ Đình Hiệu phải thú nhận: “Dù chúng tôi có 190 chủng sinh, có từ 6 đến 20 linh mục chịu chức hàng năm, nhưng chúng tôi vẫn còn thiếu linh mục!” Chưa hết, chúng tôi còn phải lên lịch thu xếp cho 8000 các em thêm sức hàng năm!
Nghệ nhân ở giáo phận Bùi Chu. Các bức tượng này đôi khi còn để trang trí cho các ngôi nhà đặc biệt muốn biểu tỏ tôn giáo của mình ở mặt tiền nhà. / Jean-Marie Dufour
Chúng ta thấy mọi sự đều có ở Bùi Chu: một phiên bản mặt tiền Đền thờ Thánh Phêrô ở Rôma, một phiên bản không đồ sộ bằng phiên bản chính, có 44 hình nộm các thánh tử đạo được trưng bày trong tủ kính ở tầng dưới nhà nguyện của Tòa giám mục Bùi Chu, những căn nhà đặc biệt, mới xây, họ tự hào đặt các tượng Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse cao hơn người thường. Và một giám mục bình thản nói về quan hệ với chính quyền dân sự: “Ở đây đối thoại dễ dàng. Tòa giám mục không vào sổ đen. Ai cũng biết nếu tôi nói cái gì cho giáo hữu công giáo của tôi thì những người này sẽ biết cách phản ứng”.
Một thành công rất lớn
Gần Hà Nội hơn là giáo xứ Bằng Sở, một giáo xứ hoạt động tích cực. Chính trên miền đất của mình mà Thánh Phêrô Lê Tùy tử đạo (1773-1883). Nhà nguyện của Thánh Lê Tùy khiêm tốn, linh mục phụ tá Giuse Trần Ngọc Long giải thích: “Chúng tôi phải xây lại một nhà thờ mới để có thể đón hàng chục ngàn giáo dân hành hương đến đây”, cha vừa dâng ba thánh lễ sáng thứ năm này. Ở cửa ra vào là cả một chồng tập vở đầy cả ý chỉ cầu nguyện, linh mục Long cho biết: “20 % đến từ những người không phải là công giáo .” Với những người này, giáo xứ chuẩn bị lời giới thiệu để đọc trước tượng thánh tử đạo: “Con không biết ngài là ai, nhưng con nghe nói ngài đầy lòng thương xót và lời cầu bàu của ngài rất mạnh. Vì vậy con xin dâng ý chỉ cầu nguyện của con lên ngài”.
Cha phụ tá giải thích: “Vì lý do thành công rất lớn này nên để tài trợ cho dự án xây nhà thờ mới có 2000 chỗ (2,5 triệu đôla), chúng tôi không phải kêu gọi xin giúp đỡ. Những người nhận không biết bao nhiêu ơn họ đóng góp tình bạc, công sức và thì giờ để làm việc”, nhà thờ nổi bật với đá cẩm thạch, đồng và kiếng. Và: “Nhà cầm quyền địa phương cũng đồng ý dễ dàng, họ sợ phản ứng của dân chúng”. Dự trù từ đây đến cuối năm nhà thờ sẽ được dâng hiến, rất nhiều người sẽ có mặt, kể cả giáo xứ bên cạnh ... chỉ cách đó vài trăm mét”.
Trong số các thánh tử đạo có Thánh Théophane Vénard, người gốc Poitiers, linh mục của Hội Thừa Sai Paris, tử đạo ở Hà Nội năm 1861, ngài đã truyền giáo cho các giáo phận ở Bắc Việt. Nhiều thành phố tự nhận mình là nơi ngài đã ẩn trốn, nơi ngài bị bắt, nơi đầu ngài được tìm thấy sau nhiều ngày bị chặt đầu. Ngài được người Việt gọi thân mật là “Ven”, được nhiều người biết đến, được tôn kính trong vòng thân kính từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Một Giáo hội đứng trước thách đố của thế tục hóa
Qua các giai đoạn đẫm máu các thánh tử đạo ở miền Bắc Việt Nam, đức tin kiên vững của các thánh tử đạo luôn là một chân trời không vượt qua được. Một linh mục trẻ cho biết: “Chính quyền cộng sản muốn thay thế bàn thờ tổ tiên với hình ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng họ không làm được”. Trên bàn thờ này, trong nhiều gia đình, ngày hôm nay Thánh tử đạo “Ven” vẫn còn chỗ của ngài. Và đó là lý do Giáo hội công giáo miền Bắc được phát triển. Giáo hội được xây dựng trên đống đổ nát đẫm máu, được phát triển nhờ trao truyền liên tục trong gia đình, ngày hôm nay sống lại nhờ tinh thần vững mạnh của người dân Việt được thấy rất rõ ở miền Bắc Việt Nam.
Qua nhiều chuyến đi nước ngoài, Hội Thừa Sai Paris đã giúp cho nhiều linh mục trẻ Việt Nam được tiếp tục ra nước ngoài học tại Paris cũng như tại các chủng viện Mỹ, họ ý thức được các giới hạn khó tránh được của khuôn mẫu này. Một cha xứ cho biết: “Ở đâu, xã hội tiêu thụ cũng kích động cho việc thế tục hóa. Bây giờ phối cảnh của một đời sống vật chất đầy đủ cũng như các khuôn mẫu khác của người trẻ đã thay đổi sâu đậm khuôn mẫu Giáo hội của chúng ta. Có thể từ nay đến mưới mấy năm nữa.. .”
Ước muốn thích ứng với hiện đạiMột linh mục cười nói: “Chúng tôi thường hay nói Giáo hội Việt Nam La Mã hơn cả La Mã .” Các hình ảnh “Giáo hoàng Phanxicô” treo trong tất cả các giáo xứ, điều này không có nghĩa là nhắc nhở chống lại nạn giáo quyền, dù ngược lại, ở đây giáo quyền đồng hóa với hạnh phúc và đơn giản trong đời sống hàng ngày, được un đúc theo truyền thống Khổng tử của một gia đình hòa hợp. Ông Gioan-Baotixita Trần Văn Linh, thợ cơ khí và là chủ tịch hội đồng mục vụ giáo phận Bùi Chu cho biết: “Giáo hội là mẹ của chúng tôi. Công việc của tôi là làm những gì mà giám mục và các linh mục đã quyết định .”
Nhà thờ có sọ của Thánh Théophane Vénard, không xa Hà Nội. / Jean-Marie Dufour
Từ Nam ra Bắc, ở một nước Việt Nam mới, hơn một nửa dân số sinh sau năm 1975, họ không biết chiến tranh Pháp, không biết chiến tranh Mỹ, không biết sự đau đớn thống nhất dưới chế độ cộng sản. Trong vùng Á châu phát triển kinh tế, Việt Nam được xây dựng trên “tư bản đỏ” mà ‘lệnh hành động’ là thực tiển, thực tiển cả về mặt tự do tôn giáo.
Nếu các việc cấm đoán nhiều thì các khoản được hành động còn nhiều hơn. Luôn phải thường xuyên thương thuyết với chính quyền địa phương, các giám mục, các linh mục quản nhiệm chủng viện, các cha xứ, các nữ tu luôn phải khéo léo tài tình, có tinh thần hành động theo hình ảnh của một xã hội Việt Nam mới.
Giáo hội Việt Nam: Gần 7 triệu giáo dân
26 giáo phận
Ba tổng giáo phận chính: Hà Nội (10 giáo phận), Huế (6 giáo phận), Sàigòn (10 giáo phận)
6 812 954 người công giáo, chiếm 7,09 % dân số
3986 linh mục địa phận và 1496 linh mục dòng
3471 nam tu sĩ và 21 555 nữ tu sĩ
2575 chủng sinh và 10 đại chủng viện
66 624 các em học giáo lý
(Nguồn do Tòa Tổng Giám mục Hồ Chí Minh cung cấp năm 2017)
Triển lãm:
Kể từ ngày 24 tháng 11-2018, Hội Thừa Sai Paris sẽ có buổi triển lãm: Giáo hội Việt Nam, người con đầu lòng của Giáo hội Á châu. Nhiếp ảnh gia Jean-Marie Dufour và nhà báo Frédéric Mounier đã đi từ bắc xuống nam để có một cái nhìn về Giáo hội Việt Nam hiện nay dưới nhiều khía cạnh. Đây cũng là dịp để khách đến xem “phòng các thánh tử đạo” ở hầm mộ của nhà nguyện lịch sử của Hội Thừa Sai Paris.
Hội Thừa Sai Paris: 128, rue du Bac, 75007 Paris.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch