Nghi lễ tôn vinh hàng trăm vị tử đạo đổ ‘máu và mồ hôi’ giúp lập nên Giáo hội Hàn Quốc
Vatican tổ chức nghi lễ chính thức công nhận thủ đô Hàn Quốc là địa điểm hành hương quốc tế, địa điểm hành hương quốc tế đầu tiên tại châu Á vì ở đây có các thánh địa các thánh tử đạo, tại Seoul hôm 14-9.
Sự kiện được tổ chức tại công viên lịch sử Seosomun, ở đây có hàng trăm người, bao gồm 44 vị đã được tôn phong thánh và 27 vị được tôn phong chân phước, bị giết hại.
Đức Hồng y Andrew Yeom Soo-jung, tổng giám mục của Seoul, nói sự công nhận này “rất có ý nghĩa” đối với người dân Hàn Quốc vì hành hương đến các nơi này đã trở thành “một phần trong đời sống của chúng tôi”.
Vị giám chức cho biết Giáo hội Hàn Quốc được thành lập trên “máu và mồ hôi” của các vị tử đạo đã chịu nhiều ngược đãi nghiêm trọng vì đức tin.
Từ năm 2013, tổng giáo phận Seoul đã tổ chức hành hương đến nhiều địa điểm lịch sử mang ý nghĩa quan trọng trong hơn 200 năm lịch sử Giáo hội trong thành phố này.
Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Tân Phúc âm hóa, chủ trì nghi lễ.
Vị giám chức nói sự công nhận các địa điểm hành hương ở Seoul là một “sự kiện đặc biệt quan trọng” thể hiện những nỗ lực truyền giáo của Giáo hội Công giáo.
“Ý tưởng hành hương này có ý nghĩa quan trọng đối với Giáo hội”, Đức cha Fisichella nói và thêm rằng “lòng mộ đạo bình dân” đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người tín hữu.
Ngài nói Giáo hội Công giáo ngày nay, với tất cả những thách thức đang gặp phải, “cần những phong trào truyền giáo mới mạnh mẽ”.
Ít nhất 30 lãnh đạo Giáo hội châu Á đến từ 13 quốc gia tham dự “Tuần lễ Hành hương” khai mạc vào ngày 10-9.
“Là con cháu của các vị tử đạo đã phải chịu nhiều đau khổ và bách hại khủng khiếp … chúng ta háo hức chờ đợi sự công nhận chính thức này”, Đức Hồng y Yeom Soo-jung phát biểu.
Đức tổng giám mục của Seoul nói người Công giáo châu Á “cần phát triển các mối quan hệ tốt đẹp hơn thông qua hành hương”.
“Các địa điểm hành hương này, nhuốm máu và mồ hôi của các vị tử đạo, không chỉ là di sản của một mình Giáo hội tại Hàn Quốc”, đức hồng y nói.
Ngài miêu tả các địa điểm hành hương này là “di sản thiêng liêng không chỉ đối với người Công giáo mà còn đối với tất cả công dân trên bán đảo Triều Tiên, người dân châu Á và thế giới”.
Hyun Il-kim thuộc Văn phòng Du lịch Seoul phát biểu hoạt động tôn giáo này là cơ hội “giao lưu văn hóa và trải nghiệm mới” cho các du khách đến Hàn Quốc.
Ông cho biết nó kết hợp “truyền thống và hiện đại” vì quốc gia này đang tiếp tục phát triển trong lĩnh vực công nghệ.
(UCAN 15.09.2018)
Sự kiện được tổ chức tại công viên lịch sử Seosomun, ở đây có hàng trăm người, bao gồm 44 vị đã được tôn phong thánh và 27 vị được tôn phong chân phước, bị giết hại.
Đức Hồng y Andrew Yeom Soo-jung, tổng giám mục của Seoul, nói sự công nhận này “rất có ý nghĩa” đối với người dân Hàn Quốc vì hành hương đến các nơi này đã trở thành “một phần trong đời sống của chúng tôi”.
Vị giám chức cho biết Giáo hội Hàn Quốc được thành lập trên “máu và mồ hôi” của các vị tử đạo đã chịu nhiều ngược đãi nghiêm trọng vì đức tin.
Từ năm 2013, tổng giáo phận Seoul đã tổ chức hành hương đến nhiều địa điểm lịch sử mang ý nghĩa quan trọng trong hơn 200 năm lịch sử Giáo hội trong thành phố này.
Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Tân Phúc âm hóa, chủ trì nghi lễ.
Vị giám chức nói sự công nhận các địa điểm hành hương ở Seoul là một “sự kiện đặc biệt quan trọng” thể hiện những nỗ lực truyền giáo của Giáo hội Công giáo.
“Ý tưởng hành hương này có ý nghĩa quan trọng đối với Giáo hội”, Đức cha Fisichella nói và thêm rằng “lòng mộ đạo bình dân” đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người tín hữu.
Ngài nói Giáo hội Công giáo ngày nay, với tất cả những thách thức đang gặp phải, “cần những phong trào truyền giáo mới mạnh mẽ”.
Ít nhất 30 lãnh đạo Giáo hội châu Á đến từ 13 quốc gia tham dự “Tuần lễ Hành hương” khai mạc vào ngày 10-9.
“Là con cháu của các vị tử đạo đã phải chịu nhiều đau khổ và bách hại khủng khiếp … chúng ta háo hức chờ đợi sự công nhận chính thức này”, Đức Hồng y Yeom Soo-jung phát biểu.
Đức tổng giám mục của Seoul nói người Công giáo châu Á “cần phát triển các mối quan hệ tốt đẹp hơn thông qua hành hương”.
“Các địa điểm hành hương này, nhuốm máu và mồ hôi của các vị tử đạo, không chỉ là di sản của một mình Giáo hội tại Hàn Quốc”, đức hồng y nói.
Ngài miêu tả các địa điểm hành hương này là “di sản thiêng liêng không chỉ đối với người Công giáo mà còn đối với tất cả công dân trên bán đảo Triều Tiên, người dân châu Á và thế giới”.
Hyun Il-kim thuộc Văn phòng Du lịch Seoul phát biểu hoạt động tôn giáo này là cơ hội “giao lưu văn hóa và trải nghiệm mới” cho các du khách đến Hàn Quốc.
Ông cho biết nó kết hợp “truyền thống và hiện đại” vì quốc gia này đang tiếp tục phát triển trong lĩnh vực công nghệ.
(UCAN 15.09.2018)
19 vị tử đạo Algérie sẽ được phong chân phước ngày 8 tháng 12 năm 2018.
G. Trần Ðức Anh OP
Algérie (Vat. 17-09-2018) - Hội Ðồng Giám Mục Algérie cho biết 19 vị tử đạo tại nước này, đứng đầu là Ðức Giám Mục Pierre Claverie, sẽ được phong chân phước ngày 8 tháng 12 năm 2018.
Ðức Hồng Y Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, sẽ chủ sự lễ tôn phong tại Ðền Thánh Ðức Mẹ Thánh Giá ở thành phố Oran.
Ngày 28 tháng 1 năm 2018, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép Bộ Phong Thánh công bố sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của 19 vị Tôi Tớ Chúa tại Algérie.
Hồi cuối tháng 6 năm 2018, Hội Ðồng Giám Mục Algérie cho biết vì có vấn đề chậm trễ trong việc tổ chức và các yếu tố khác, nên không thể tổ chức lễ tôn phong chân phước vào mùa thu năm 2018 như đã dự định.
Thành phần các vị tử đạo
Ðức Cha Pierre Claverie, dòng Ða Minh, người Pháp bị giết trong vụ khủng bố bằng xe bom ngày 1 tháng 8 năm 1996 trước cửa Tòa Giám Mục của ngài.
Trong danh sách 19 vị tôi tớ Chúa sắp được phong chân phước cũng có 7 đan sĩ người Pháp thuộc Ðan viện Tibhirine của dòng Xitô Nhặt Phép, quen gọi là dòng Trappiste. Các vị bị bắt cóc trong đêm 26 rạng ngày 27 tháng 3 năm 1996 và bị giam giữ trong nhiều tuần lễ. Việc ám sát các Ðan sĩ được thông báo ngày 21 tháng 5 năm 1996 do nhóm Hồi giáo võ trang, gọi tắt là GIA. Tuy nhiên các thủ cấp của các Ðan sĩ chỉ được tìm thấy ngày 30 tháng 5 năm 2996, tức là 9 ngày sau đó cách thành phố Médéa 4 cây số về hướng bắc. (Rei 14-9-2018)
Tuyên bố của đại diện chính quyền Algérie
Mặt khác, hôm 16 tháng 9 năm 2018, Bộ trưởng tôn giáo vụ của Algérie, Ông Mohamed Aissa, tuyên bố trên đài phát thanh quốc gia rằng lễ phong chân phước cho 19 vị tử đạo là một "sự nhìn nhận về tôn giáo" đối với các nạn nhân đã chọn phục vụ tại Algérie, khi ấy phải đương đầu với nạn khủng bố.
Ông Aissa cũng cho biết "có giả thuyết Ðức Giáo Hoàng sẽ viếng thăm Algérie nhân dịp lễ phong chân phước, nhưng lịch trình hoạt động của Ðức Giáo Hoàng không để ngài có mặt tại đây trong tháng 12 năm 2018, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là ngài không được được mời viếng thăm về sau này".
Ngoài ra, Bộ trưởng Aissa cũng loan báo lễ nghi tưởng niệm 114 Imam Hồi giáo bị những kẻ khủng bố sát hại sẽ được tổ chức nhân dịp lễ Mawlid annabaoui, tức là lễ sinh nhật của ngôn sứ Mohamed, được cử hành vào ngày 1 tháng 12 năm 2018. (Algérie Patriotique 16-9-2018)