Phút suy niệm ngày 19/9/2018
"Ta sẽ phải nói những người của thế hệ này giống ai đây? (Lc 7, 31-35).
Ðức Giêsu phê phán về sự cứng lòng và kiêu ngạo của người Do Thái, đặc biệt là các kinh sư và Pharisêu. Gioan Tẩy Giả sống khắc khổ, họ bảo là bị qủy ám. Còn Ðức Giêsu sống giản dị, gần gũi, hòa đồng với dân, họ lại cho là một tay ăn nhậu, bê tha.
Ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười, ở hẹp người chê. Phải chăng Đức Giêsu còn hàm ý rằng không có một lối sống nào tốt nhất.
Qua đoạn Tin mừng hôm nay, nếu chúng con cứng lòng không tin vào Ðức Giêsu, chúng con cũng sẽ không nhận ra Ngài.
"Ta sẽ phải nói những người của thế hệ này giống ai đây? (Lc 7, 31-35).
Ðức Giêsu phê phán về sự cứng lòng và kiêu ngạo của người Do Thái, đặc biệt là các kinh sư và Pharisêu. Gioan Tẩy Giả sống khắc khổ, họ bảo là bị qủy ám. Còn Ðức Giêsu sống giản dị, gần gũi, hòa đồng với dân, họ lại cho là một tay ăn nhậu, bê tha.
Ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười, ở hẹp người chê. Phải chăng Đức Giêsu còn hàm ý rằng không có một lối sống nào tốt nhất.
Qua đoạn Tin mừng hôm nay, nếu chúng con cứng lòng không tin vào Ðức Giêsu, chúng con cũng sẽ không nhận ra Ngài.
Lạy Chúa. Chúa đã ban cho chúng con biết bao là hồng ân, thế nhưng chúng con vẫn không hài lòng, chúng con thường kêu ca trách móc mọi chuyện. Xin cho chúng con biết nhìn ra những điều tốt trong cuộc sống, vì đó là dấu chứng của một tình yêu Thiên Chúa đang đổ tràn trên chúng con. Amen.
Thánh Januarius
Ngài là giám mục và tử đạo, có khi còn được gọi là Gennaro, ngài nổi tiếng từ lâu vì máu của ngài hóa lỏng vào ngày lễ kính. Januarius là giám mục của Benevento, nước Ý, bị chặt đầu cùng với phó tế Festus; thầy đọc sách Desiderius; các phó tế Sosius và Proculus; và hai giáo dân, Eutyches và Acutius. Tất cả đều bị bắt khi đến thăm Sossus, là phó tế và đang bị tù ở Pozzuoli. Sau khi bị bắt, họ bị quăng vào đấu trường để gấu xé xác nhưng chúng không làm hại các ngài, bởi đó họ bị chém đầu.
Không ai có thể giải thích được sự kiện máu thánh nhân hóa lỏng xảy ra hàng năm khi ngày lễ này được cử mừng qua bao thế kỷ, và đã có từ bốn trăm năm nay.
Lời Bàn
Học thuyết Công Giáo xác định rằng phép lạ có thể xảy ra và có thể được công nhận -- thật không khó đối với những ai tin vào Thiên Chúa. Tuy nhiên, sự khó khăn là khi chúng ta phải quyết định xem sự kiện ấy hoặc không thể giải thích theo nghĩa tự nhiên, hoặc không giải thích được. Chúng ta phải cố gắng tránh sự nhẹ dạ, là dấu chỉ của sự bấp bênh. Trái lại, khi các khoa học gia thích nói về "tính xác suất" hơn là "luật" tự nhiên, thì cũng không có gì quá đáng khi nghĩ rằng Thiên Chúa rất "khoa học" để làm những điều kỳ diệu nhằm thức tỉnh chúng ta với những phép lạ hàng ngày qua chim muông, hoa cỏ hay mưa tuyết.
Lời Trích
"Một khối lượng mầu đen chiếm nửa bình thủy tinh nhỏ được đậy kín, và được cất giữ trong một hộp đựng ở vương cung thánh đường Naples là máu của Thánh Januarius, đã hóa lỏng 18 lần trong năm... Hiện tượng này đã có từ thế kỷ 14... Truyền thuyết nói rằng Eusebia, là người đã cất giữ máu thánh nhân sau khi ngài bị tử đạo... Khi máu hóa lỏng, người ta đưa hộp thánh tích tới gần bàn thờ, là nơi được tin rằng đang chôn cất đầu của thánh nhân. Trong khi tín hữu cầu nguyện, thường rất huyên náo, vị linh mục xoay chiếc hộp vài lần trước sự chứng kiến của giáo đoàn cho đến khi máu hóa lỏng... Một vài cuộc thử nghiệm đã được thi hành, nhưng không thể giải thích hiện tượng này bằng luật tự nhiên. Tuy nhiên, cũng có những phép lạ tương tự với máu của các Thánh Gioan Tẩy Giả, Stephen, Pantaleon, Patricia, Nicholas Tolentino và Thánh Aloysius Gonzaga -- hầu hết trong vùng lân cận của Naples" (Sách Bách Khoa Công Giáo)