Đặt niềm tin vào đối thoại là sứ điệp Đức Thánh cha gởi người Công giáo Trung Quốc
Đức Thánh cha Phanxicô nói thỏa thuận tạm thời sẽ bắt đầu một chương mới cho Giáo hội Công giáo Trung Quốc
Thỏa thuận Vatican-Trung Quốc về bổ nhiệm giám mục gần đây mưu cầu lợi ích thực sự của Giáo hội, cổ vũ rao giảng Phúc Âm tại Trung Quốc và tái thiết lập sự hiệp nhất trọn vẹn rõ ràng của Giáo hội, Đức Thánh cha nói trong sứ điệp gửi người Công giáo tại Trung Quốc và trên toàn thế giới.
Nhờ sự giúp đỡ và lời cầu nguyện của tất cả người Công giáo, Đức Thánh cha hy vọng thỏa thuận tạm thời được thông báo hôm 22-9 sẽ bắt đầu một “tiến trình chưa từng có tiền lệ được chúng ta hy vọng sẽ giúp chữa lành các vết thương trong quá khứ, phục hồi tình hiệp thông trọn vẹn nơi tất cả người Công giáo Trung Quốc, và dẫn đến một giai đoạn hợp tác huynh đệ lớn hơn để canh tân dấn thân phục vụ sứ mạng công bố Phúc Âm của chúng ta”.
“Giáo hội hiện hữu để làm chứng cho Đức Giêsu Kitô và cho tình yêu vị tha và cứu rỗi của Chúa Cha”, không phải vì mục đích chính trị hay cá nhân, ngài viết.
Lời của Đức Thánh cha đưa ra trong một sứ điệp đặc biệt gửi “người Công giáo Trung Quốc và Giáo hội hoàn vũ”, do Vatican phát hành hôm 26-9.
Thừa nhận có “những bản tin mâu thuẫn” bàn về tương lai của các cộng đồng Công giáo tại Trung Quốc cũng như có rất nhiều phản ứng khác nhau như “bối rối”, hoài nghi hay hy vọng, Đức Thánh cha dùng sứ điệp này để cam đoan với các tín hữu tại Trung Quốc rằng ngài cầu nguyện hằng ngày và thật sự khâm phục “lòng trung thành và bền bỉ của anh chị em giữa những thử thách và vững tin vào sự quan phòng của Chúa, ngay cả khi có một số hoàn cảnh đặc biệt bất lợi và khó khăn”.
Ngài kêu gọi mọi người nhìn “vào gương của tất cả các giáo dân và mục tử trung thành sẵn sàng ‘làm chứng nhân tốt lành’ cho Phúc Âm, thậm chí hy sinh mạng sống của mình. Họ thể hiện mình là người bạn đích thực của Chúa!”
Cha Matteo Ricci, thừa sai dòng Tên đến Trung Quốc vào thế kỷ 16, kêu gọi Giáo hội tin tưởng khi ngài nói “trước khi làm bạn, người ta phải quan sát; sau khi trở thành bạn, người ta phải tin tưởng”, Đức Thánh cha viết.
Ngài nói thỏa thuận tạm thời này được theo đuổi theo trong cùng một tinh thần vốn tin rằng một cuộc gặp gỡ có thể đích thực và có kết quả chỉ khi thông qua đối thoại, “bao gồm đi đến chỗ biết nhau, tôn trọng nhau và ‘cùng bước đi’ xây dựng một tương lai hòa hợp tuyệt vời chung”.
Quá trình đối thoại giữa Tòa Thánh và chính quyền Trung Quốc, do Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II khởi xướng và được Đức Thánh cha Bênêđictô XVI tiếp nối, theo đuổi ao ước duy nhất là “đạt được các mục đích mục vụ và tinh thần cụ thể của Giáo hội, đó là hỗ trợ và xúc tiến việc rao giảng Phúc Âm, và tái thiết và duy trì sự hiệp nhất trọn vẹn rõ ràng nơi cộng đồng Công giáo tại Trung Quốc”, vốn bị chia rẽ giữa các cộng đồng sẵn sàng hợp tác với chính quyền cộng sản và những người không chịu làm như thế, ngài nói.
Đức Thánh cha giải thích để đi đến thỏa thuận tạm thời này là một quá trình đòi hỏi thời gian, thiện chí, và thừa nhận những điều kiện chưa được hoàn hảo sẽ không bao giờ cản trở lời kêu gọi “bước ra ngoài” và thật vui vẻ chấp nhận “những người trong thời đại của chúng ta, đặc biệt là những người nghèo hay đau khổ”.
Trong thời Cựu Ước Tổ phụ Abraham đã vâng lời Chúa lên đường đến một vùng đất lạ, Đức Thánh cha kể. Nếu Abraham “đòi hỏi các điều kiện chính trị xã hội lý tưởng trước khi rời bỏ vùng đất của mình, có lẽ ông không bao giờ lên đường. Thay vì thế ông tín thác nơi Chúa và đáp lại lời Chúa ông đã rời bỏ quê nhà và sự an toàn ở đó. Không phải những thay đổi lịch sử đã khiến ông ta đặt niềm tin nơi Chúa; đúng hơn là chính niềm tin tưởng hoàn toàn của ông đã tạo ra sự thay đổi trong lịch sử”.
“Là người kế vị Thánh Phêrô, tôi muốn cam đoan với anh chị em về niềm tin này” trong lời hứa của Chúa, Đức Thánh cha nói và cầu xin Chúa Thánh Thần giúp mọi người hiểu Chúa “sẽ dẫn dắt chúng ta đi đâu, để vượt qua những lúc bối rối không thể tránh khỏi, và tìm được sức mạnh kiên quyết lên đường tiến về phía trước”.
Đức Thánh cha nói xử lý vấn đề bổ nhiệm giám mục trước là việc làm cần thiết để “hỗ trợ và xúc tiến việc rao giảng Phúc âm tại Trung Quốc và tái thiết sự hiệp nhất trọn vẹn rõ ràng trong Giáo hội”.
Sự tồn tại một Giáo hội bí mật hay thầm lặng như ở Trung Quốc “không phải là việc bình thường trong đời sống Giáo hội”, và như Đức Thánh cha Bênêđictô XVI nói trong thư gửi người Công giáo Trung Quốc năm 2007: “lịch sử cho thấy các vị mục tử và tín hữu phải (hoạt động bí mật) chỉ trong lúc khó khăn, để đảm bảo sự nguyên vẹn của đức tin của họ”.
Đức Thánh cha Phanxicô cho biết ngài đã nhận được “rất nhiều dấu hiệu và bằng chứng cụ thể” từ người Công giáo Trung Quốc về lòng ao ước “sống đức tin hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội hoàn vũ và với người kế vị Thánh Phêrô”. Lòng ao ước đó cũng được thể hiện rõ ràng trong sự hối cải của các giám mục “làm phương hại sự hiệp thông trong Giáo hội do yếu đuối và thiếu sót, nhưng còn do, không phải hiếm, áp lực quá lớn từ bên ngoài”, ngài nói thêm.
Sau khi xem xét từng tình huống, dành nhiều thời gian suy niệm và cầu nguyện, và “mưu cầu lợi ích đích thực cho Giáo hội tại Trung Quốc”, Đức Thánh cha nói: “tiếp nối sự chỉ đạo của các vị tiền nhiệm, tôi quyết định ban bí tích hòa giải cho bẩy giám mục ‘chính thức’ được tấn phong mà không có sự ủy quyền của Tòa Thánh còn lại, và xóa bỏ mọi hình phạt theo giáo luật, cho họ hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội trở lại”.
Tuy nhiên, ngài kêu gọi bẩy giám mục này “thể hiện tình hiệp nhất bằng hành động cụ thể rõ ràng với Tòa Thánh và với các Giáo hội trên toàn thế giới, và trung thành trong mọi hoàn cảnh khó khăn”.
Đức Thánh cha nhấn mạnh thỏa thuận tạm thời này chỉ đề cập đến một số khía cạnh trong đời sống của Giáo hội và “có khả năng cải thiện”, nhưng chung quy lại thỏa thuận này nhằm bắt đầu một “chương mới trong Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc”.
Lần đầu tiên “thỏa thuận này trình bày các cơ sở hợp tác bền vững giữa chính quyền Trung Quốc và Tòa Thánh, với hy vọng cung cấp cho cộng đồng Công giáo những mục tử nhân lành”.
Trong khi Tòa Thánh sẽ đóng vai trò trong đó, quan trọng là các giám mục, linh mục, những người nam nữ sống đời thánh hiến, và giáo dân tại Trung Quốc “tham gia chọn các ứng viên tốt lành có khả năng đảm nhận sứ vụ giám mục quan trọng nhưng khó khăn”.
“Đây không phải là vấn đề bổ nhiệm viên chức để giải quyết các vấn đề tôn giáo, nhưng là tìm kiếm các mục tử đích thực theo Chúa Giêsu, những người dấn thân làm việc sẵn sàng phục vụ dân Chúa, đặc biệt là người nghèo và người dễ bị tổn thương nhất”.
Tất cả các Kitô hữu không có ngoại lệ “giờ đây cần phải thể hiện nghĩa cử hòa giải và hiệp thông” vì tín hữu sẽ được Chúa phán xét dựa trên lòng bác ái của họ.
Trong khi người Công giáo Trung Quốc “cần phải là những công dân tốt, yêu quê hương và phục vụ đất nước cách trung thực và siêng năng, với hết khả năng của mình”, phục vụ lợi ích chung “cũng có thể đòi hỏi họ nỗ lực phê phán, không phải bằng những lời phản đối vô ích, nhưng là để xây dựng một xã hội công bằng, nhân văn và tôn trọng phẩm giá của mỗi người hơn”.
Ngài kêu gọi các giám mục, linh mục và tôn giáo “công nhận nhau là những người đi theo Chúa Kitô sẵn sàng phục vụ dân Chúa”, bỏ lại sau lưng những xung đột trong quá khứ và khiêm tốn làm việc cho sự hòa giải và hiệp nhất.
Đức Thánh cha kêu gọi người Công giáo trên toàn thế giới “sốt sắng cầu nguyện cho và thể hiện tình bằng hữu huynh đệ” với người Công giáo tại Trung Quốc.
Với các lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đức Thánh cha Phanxicô lặp lại lời mời “tiếp tục cuộc đối thoại được khởi xướng trước đây bằng sự tin cậy, can đảm và tầm nhìn xa trông rộng. Tôi xin cam đoan với họ rằng Tòa Thánh sẽ tiếp tục làm việc chân thành thúc đẩy sự phát triển tình bằng hữu đích thực với người dân Trung Quốc”.
(UCAN 28.09.2018)
Nhờ sự giúp đỡ và lời cầu nguyện của tất cả người Công giáo, Đức Thánh cha hy vọng thỏa thuận tạm thời được thông báo hôm 22-9 sẽ bắt đầu một “tiến trình chưa từng có tiền lệ được chúng ta hy vọng sẽ giúp chữa lành các vết thương trong quá khứ, phục hồi tình hiệp thông trọn vẹn nơi tất cả người Công giáo Trung Quốc, và dẫn đến một giai đoạn hợp tác huynh đệ lớn hơn để canh tân dấn thân phục vụ sứ mạng công bố Phúc Âm của chúng ta”.
“Giáo hội hiện hữu để làm chứng cho Đức Giêsu Kitô và cho tình yêu vị tha và cứu rỗi của Chúa Cha”, không phải vì mục đích chính trị hay cá nhân, ngài viết.
Lời của Đức Thánh cha đưa ra trong một sứ điệp đặc biệt gửi “người Công giáo Trung Quốc và Giáo hội hoàn vũ”, do Vatican phát hành hôm 26-9.
Thừa nhận có “những bản tin mâu thuẫn” bàn về tương lai của các cộng đồng Công giáo tại Trung Quốc cũng như có rất nhiều phản ứng khác nhau như “bối rối”, hoài nghi hay hy vọng, Đức Thánh cha dùng sứ điệp này để cam đoan với các tín hữu tại Trung Quốc rằng ngài cầu nguyện hằng ngày và thật sự khâm phục “lòng trung thành và bền bỉ của anh chị em giữa những thử thách và vững tin vào sự quan phòng của Chúa, ngay cả khi có một số hoàn cảnh đặc biệt bất lợi và khó khăn”.
Ngài kêu gọi mọi người nhìn “vào gương của tất cả các giáo dân và mục tử trung thành sẵn sàng ‘làm chứng nhân tốt lành’ cho Phúc Âm, thậm chí hy sinh mạng sống của mình. Họ thể hiện mình là người bạn đích thực của Chúa!”
Cha Matteo Ricci, thừa sai dòng Tên đến Trung Quốc vào thế kỷ 16, kêu gọi Giáo hội tin tưởng khi ngài nói “trước khi làm bạn, người ta phải quan sát; sau khi trở thành bạn, người ta phải tin tưởng”, Đức Thánh cha viết.
Ngài nói thỏa thuận tạm thời này được theo đuổi theo trong cùng một tinh thần vốn tin rằng một cuộc gặp gỡ có thể đích thực và có kết quả chỉ khi thông qua đối thoại, “bao gồm đi đến chỗ biết nhau, tôn trọng nhau và ‘cùng bước đi’ xây dựng một tương lai hòa hợp tuyệt vời chung”.
Quá trình đối thoại giữa Tòa Thánh và chính quyền Trung Quốc, do Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II khởi xướng và được Đức Thánh cha Bênêđictô XVI tiếp nối, theo đuổi ao ước duy nhất là “đạt được các mục đích mục vụ và tinh thần cụ thể của Giáo hội, đó là hỗ trợ và xúc tiến việc rao giảng Phúc Âm, và tái thiết và duy trì sự hiệp nhất trọn vẹn rõ ràng nơi cộng đồng Công giáo tại Trung Quốc”, vốn bị chia rẽ giữa các cộng đồng sẵn sàng hợp tác với chính quyền cộng sản và những người không chịu làm như thế, ngài nói.
Đức Thánh cha giải thích để đi đến thỏa thuận tạm thời này là một quá trình đòi hỏi thời gian, thiện chí, và thừa nhận những điều kiện chưa được hoàn hảo sẽ không bao giờ cản trở lời kêu gọi “bước ra ngoài” và thật vui vẻ chấp nhận “những người trong thời đại của chúng ta, đặc biệt là những người nghèo hay đau khổ”.
Trong thời Cựu Ước Tổ phụ Abraham đã vâng lời Chúa lên đường đến một vùng đất lạ, Đức Thánh cha kể. Nếu Abraham “đòi hỏi các điều kiện chính trị xã hội lý tưởng trước khi rời bỏ vùng đất của mình, có lẽ ông không bao giờ lên đường. Thay vì thế ông tín thác nơi Chúa và đáp lại lời Chúa ông đã rời bỏ quê nhà và sự an toàn ở đó. Không phải những thay đổi lịch sử đã khiến ông ta đặt niềm tin nơi Chúa; đúng hơn là chính niềm tin tưởng hoàn toàn của ông đã tạo ra sự thay đổi trong lịch sử”.
“Là người kế vị Thánh Phêrô, tôi muốn cam đoan với anh chị em về niềm tin này” trong lời hứa của Chúa, Đức Thánh cha nói và cầu xin Chúa Thánh Thần giúp mọi người hiểu Chúa “sẽ dẫn dắt chúng ta đi đâu, để vượt qua những lúc bối rối không thể tránh khỏi, và tìm được sức mạnh kiên quyết lên đường tiến về phía trước”.
Đức Thánh cha nói xử lý vấn đề bổ nhiệm giám mục trước là việc làm cần thiết để “hỗ trợ và xúc tiến việc rao giảng Phúc âm tại Trung Quốc và tái thiết sự hiệp nhất trọn vẹn rõ ràng trong Giáo hội”.
Sự tồn tại một Giáo hội bí mật hay thầm lặng như ở Trung Quốc “không phải là việc bình thường trong đời sống Giáo hội”, và như Đức Thánh cha Bênêđictô XVI nói trong thư gửi người Công giáo Trung Quốc năm 2007: “lịch sử cho thấy các vị mục tử và tín hữu phải (hoạt động bí mật) chỉ trong lúc khó khăn, để đảm bảo sự nguyên vẹn của đức tin của họ”.
Đức Thánh cha Phanxicô cho biết ngài đã nhận được “rất nhiều dấu hiệu và bằng chứng cụ thể” từ người Công giáo Trung Quốc về lòng ao ước “sống đức tin hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội hoàn vũ và với người kế vị Thánh Phêrô”. Lòng ao ước đó cũng được thể hiện rõ ràng trong sự hối cải của các giám mục “làm phương hại sự hiệp thông trong Giáo hội do yếu đuối và thiếu sót, nhưng còn do, không phải hiếm, áp lực quá lớn từ bên ngoài”, ngài nói thêm.
Sau khi xem xét từng tình huống, dành nhiều thời gian suy niệm và cầu nguyện, và “mưu cầu lợi ích đích thực cho Giáo hội tại Trung Quốc”, Đức Thánh cha nói: “tiếp nối sự chỉ đạo của các vị tiền nhiệm, tôi quyết định ban bí tích hòa giải cho bẩy giám mục ‘chính thức’ được tấn phong mà không có sự ủy quyền của Tòa Thánh còn lại, và xóa bỏ mọi hình phạt theo giáo luật, cho họ hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội trở lại”.
Tuy nhiên, ngài kêu gọi bẩy giám mục này “thể hiện tình hiệp nhất bằng hành động cụ thể rõ ràng với Tòa Thánh và với các Giáo hội trên toàn thế giới, và trung thành trong mọi hoàn cảnh khó khăn”.
Đức Thánh cha nhấn mạnh thỏa thuận tạm thời này chỉ đề cập đến một số khía cạnh trong đời sống của Giáo hội và “có khả năng cải thiện”, nhưng chung quy lại thỏa thuận này nhằm bắt đầu một “chương mới trong Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc”.
Lần đầu tiên “thỏa thuận này trình bày các cơ sở hợp tác bền vững giữa chính quyền Trung Quốc và Tòa Thánh, với hy vọng cung cấp cho cộng đồng Công giáo những mục tử nhân lành”.
Trong khi Tòa Thánh sẽ đóng vai trò trong đó, quan trọng là các giám mục, linh mục, những người nam nữ sống đời thánh hiến, và giáo dân tại Trung Quốc “tham gia chọn các ứng viên tốt lành có khả năng đảm nhận sứ vụ giám mục quan trọng nhưng khó khăn”.
“Đây không phải là vấn đề bổ nhiệm viên chức để giải quyết các vấn đề tôn giáo, nhưng là tìm kiếm các mục tử đích thực theo Chúa Giêsu, những người dấn thân làm việc sẵn sàng phục vụ dân Chúa, đặc biệt là người nghèo và người dễ bị tổn thương nhất”.
Tất cả các Kitô hữu không có ngoại lệ “giờ đây cần phải thể hiện nghĩa cử hòa giải và hiệp thông” vì tín hữu sẽ được Chúa phán xét dựa trên lòng bác ái của họ.
Trong khi người Công giáo Trung Quốc “cần phải là những công dân tốt, yêu quê hương và phục vụ đất nước cách trung thực và siêng năng, với hết khả năng của mình”, phục vụ lợi ích chung “cũng có thể đòi hỏi họ nỗ lực phê phán, không phải bằng những lời phản đối vô ích, nhưng là để xây dựng một xã hội công bằng, nhân văn và tôn trọng phẩm giá của mỗi người hơn”.
Ngài kêu gọi các giám mục, linh mục và tôn giáo “công nhận nhau là những người đi theo Chúa Kitô sẵn sàng phục vụ dân Chúa”, bỏ lại sau lưng những xung đột trong quá khứ và khiêm tốn làm việc cho sự hòa giải và hiệp nhất.
Đức Thánh cha kêu gọi người Công giáo trên toàn thế giới “sốt sắng cầu nguyện cho và thể hiện tình bằng hữu huynh đệ” với người Công giáo tại Trung Quốc.
Với các lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đức Thánh cha Phanxicô lặp lại lời mời “tiếp tục cuộc đối thoại được khởi xướng trước đây bằng sự tin cậy, can đảm và tầm nhìn xa trông rộng. Tôi xin cam đoan với họ rằng Tòa Thánh sẽ tiếp tục làm việc chân thành thúc đẩy sự phát triển tình bằng hữu đích thực với người dân Trung Quốc”.
(UCAN 28.09.2018)