Thỏa thuận giữa Vatican và Bắc Kinh: Các lý do của quyết định lịch sử của Đức Giáo hoàng
Thỏa thuận lịch sử được ký ngày thứ bảy 22 tháng 9 giữa Trung quốc và Vatican có phải là một thỏa thuận bị lừa không? Một só người nghĩ như vậy và không phải là ít. Hồng y Giuse Trần Nhật Quân, cựu Tổng Giám mục giáo phận Hong kong không đủ chữ cứng rắn để chỉ trích. Ngài khẳng định: “Đây là đầu hàng. Đây là đưa đàn chiên vào miệng sói. Một sự phản bội không thể tưởng tượng .”
Theo ngài, “sói” là cộng sản nắm quyền ở Trung quốc từ bảy mươi năm nay. Hồng y luôn chiến đấu cho đàn chiên. “Chiên” là người công giáo của Giáo hội chui, bị bách hại từ bảy thập niên nay vì họ trung thành với Rôma. “Đầu hàng” là cuộc thương thuyết của Giáo hội công giáo với chế độ cộng sản Bắc Kinh. “Phản bội” của Rôma là hy sinh các bổn đạo bị bách hại, những người đã hy sinh trong nhiều thế hệ, chính xác là trung thành với Giáo hoàng.
Nhưng tại sao Đức Phanxicô là người ý thức sự bất công này lại làm thuận lợi cho các thương thuyết từ khi ngài được bầu chọn? Vấn đề đã được Đức Bênêđictô XVI đua ra trước ngài, từ năm 2007. Khi đó Đức Bênêđictô XVI cho công bố “bức thư gởi tín hữu công giáo Trung quốc”, ngài xin Giáo hội của các hầm mộ đi ra để giải hòa với Giáo hội yêu nước, một Giáo hội được chế độ cộng sản thiết lập và kiểm soát như vũ khí chống “những người thiên giáo hoàng .” Nhưng công việc đã không thành công.
Sau khi Đức Phanxicô được bầu chọn, hồng y Pietro Parolin là người đứng đàng sau ý tưởng thương thuyết này được đề cử làm hồng y Quốc Vụ Khanh, nhân vật thứ hai sau giáo hoàng. Như thế Đức Phanxicô đã có thể mang đến một xung năng mới để tìm một thỏa thuận, không còn dựa trên cơ sở thiện ý của người công giáo bị bách hại nhưng thảo luận với cấp cao nhất. Và đó là điều hiện nay đã thực hiện.
Đi ra khỏi các rào cản
Nhưng vì sao phải trả với giá lương tâm mà hồng y Trần Nhật Quân tố cáo? Người ta cho rằng, đối với Vatican, thà có “thỏa thuận xấu” còn hơn là “không có thỏa thuận, vì hai lý do. Lý do đầu tiên đã triển khai trong bức thư của Đức Bênêđictô XVI. Một Giáo hội công giáo không thể sống chui lâu dài và vì thế không phát triển được. Và con số các giám mục của họ có vào khoảng ba mươi nay
đã lớn tuổi, chỉ có mười lăm giùm còn hoạt động. Còn các giám mục “yêu nước” thì có sáu mươi giám mục.
Lý do thứ nhì thì thuận theo triều giáo hoàng của Đức Phanxicô: phải đi ra các rào cản, vượt lên các hằn thù, đi tới đằng trước dù đi một cách không hoàn hảo. Tu sĩ Dòng Tên này thấy tương lai Giáo hội công giáo là ở Á châu. Và vì thế là ở Trung quốc. Và chính ở thiên niên kỷ này mà Đức Phanxicô suy nghĩ đến. Điều này đã nói lên, dù các chi tiết của bản thỏa hiệp chưa được công bố, nhưng Đức Phanxicô đã mở một tiền đề duy nhất liên hệ đến quyền uy Giáo hoàng: ngày thứ bảy 22 tháng 9, ngài chứng duyệt cho tám giám mục của Giáo hội yêu nước, được chính quyền Bắc Kinh bổ nhiệm năm 2000 mà không có sự thỏa thuận trước của Rôma. Ngài đã chấp nhận tất cả và đã hủy bỏ vạ tuyệt thông cho tám giám mục này. Và ngài cũng công nhận một giáo phận đã được thành lập mà không có sự đồng ý của Rôma. Các nguồn thông tin thông thạo cho biết, bản thỏa thuận dự trù, các quyết định chọn lựa giám mục tương lai sẽ từ chính quyền Trung quốc – chắc chắn là có sự bàn thảo giữa Giáo hội địa phương và đại diện của Quốc gia – và sau đó sẽ được Đức Giáo hoàng chứng duyệt, ngài giữ quyền phủ quyết cuối cùng. Đây là một thay đổi ngược hoàn toàn. Vì ngay cả các thỏa thuận ký gần đây với Việt Nam, Rôma vẫn giữ quyền chọn lựa các giám mục.
Tuy nhiên ở Vatican, giới quan sát cho biết, đây là lần đầu tiên mà chính quyền hiện nay ở Bắc Kinh công nhận quyền uy tôn giáo của giáo hoàng ở Rôma. Lâu nay họ xem giáo hoàng như một nguyên thủ Quốc gia. Và đây là sự đánh cuộc của Đức Phanxicô.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch