Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Lời nói dối suốt 30 năm nhưng lại khiến người ta cảm phục

Filled under:

Để bảo vệ tâm hồn non nớt của một đứa bé khi phải chứng kiến cảnh tượng hãi hùng, người đàn ông đã buộc lòng phải đưa ra lời nói dối. Nhiều năm sau, đứa trẻ năm nào mới hiểu ra sự thật và tìm đến người đàn ông này để cảm ơn vì lời nói dối suốt 30 năm.

Trước đây, tại một thị trấn nhỏ của Anh Quốc đã xảy ra một vụ cướp ngân hàng. Tên cướp đã không thể cướp được tiền mà lại bị bảo vệ bao vây trong ngân hàng.
Hắn bắt có một cậu bé 6-7 tuổi rồi yêu cầu phía cảnh sát phải chuẩn bị cho mình 500.000 USD và một chiếc xe ô tô, nếu không sẽ nổ súng giết chết con tin.
Phía cảnh sát đã cử chuyên gia đàm phán Nelson tới hiện trường. Sau thời gian lâu đàm phán mà không đạt kết quả, ông đành phải tận lực kéo dài thời gian để phía cảnh sát vào vị trí.
Khi thấy tên cướp muốn giết con tin, phía cảnh sát đã nổ súng bắn tỉa, tên cướp kêu lên một tiếng rồi lăn xuống đất. Cậu bé nhìn những vết máu bắn tung tóe trên người tên cướp và trên mặt đất mà sợ hãi khóc thất thanh. Nelson tranh thủ cơ hội chạy tới ôm cậu bé vào lòng.
Giờ phút ấy, bên ngoài, các hãng truyền thông ùn ùn kéo đến. Chợt mọi người nghe tiếng Nelson hô to: “Diễn tập đến đây là kết thúc!”.
Cậu bé nghe xong câu nói ấy liền ngừng khóc và hỏi mẹ cậu xem có đúng không. Mẹ cậu bé ngậm nước mắt mà gật gật đầu. Một viên cảnh sát khác cũng đi đến bên cạnh cậu bé an ủi và nói: “Cháu diễn tốt lắm, xứng đáng đạt huy chương khen thưởng”.
Ngày hôm sau, truyền thông cả thị trấn đều im lặng, không ai nói một lời về vụ cướp bởi vì họ tự hiểu ngầm với nhau rằng, đó là cách tốt nhất để bảo vệ tâm hồn cậu bé!
Nhiều năm sau, có một người đàn ông trung niên tới gặp và hỏi Nelson rằng: “Khi ấy, tại sao ông lại hô lên câu nói đó?”
Nelson cười và trả lời: “Khi tiếng súng vang lên, tôi nghĩ rất có thể cậu bé sẽ bị ám ảnh cả đời vì chuyện này. Nhưng khi tôi tới gần cậu bé hơn thì hình như Chúa đã gợi ý cho tôi và tôi nói ra câu “Diễn tập kết thúc!”.
Lúc này, người đàn ông trung niên với vẻ mặt xúc động bỗng ôm chầm lấy Nelson và nói: “Con đã bị nói dối suốt 30 năm qua, mãi cho tới gần đây, mẹ của con mới nói rõ sự thật cho con biết. Con cảm ơn cha Nelson. Cha đã cho con có được một cuộc đời lành mạnh!”.
Nelson mở to mắt nhìn người đàn ông trung niên rồi cười nói: “Con đừng cảm ơn ta! Nếu con muốn cảm ơn, thì hãy cảm ơn Chúa và tất cả những người đã biết chuyện đó mà vẫn sẵn lòng ‘lừa gạt’ con!”
Trong cuộc đời này, bạn có nghĩ rằng, đôi khi buông bỏ công danh và lợi ích sẽ đem lại những điều rất tuyệt vời không?

Posted By Đỗ Lộc Sơn18:19

Phát hiện bệnh từ triệu chứng ngứa ngoài da

Filled under:

Ngứa ngoài da không chỉ đơn thuần là do bệnh về da gây nên. Đó hoàn toàn có thể là dấu hiệu chứng tỏ các cơ quan bên trong cơ thể đang gặp vấn đề.

Một số người nghĩ rằng, ngứa da là triệu chứng của bệnh về da, nhưng thực ra không hoàn toàn phải vậy. Theo nghiên cứu của các bác sỹ da liễu đến từ Los Angeles, ngứa da thường là tín hiệu cho thấy cơ thể chúng ra đã mắc một bệnh nào đó. Nó nhắc nhở mọi người cần phải nhìn nhận nghiêm túc vấn đề ngứa da, nếu không tìm hiểu kỹ nguyên nhân, sẽ dẫn đến trì hoãn việc điều trị bệnh. Khi thấy ngứa da nên tìm hiểu kỹ càng xem có liên quan tới các bệnh sau đây hay không.
Ngứa da có thể do những bệnh sau đây gây ra:
1. Bệnh tim và mạch máu não gây ra
Những người bị xơ cứng động mạch não, sự đàn hồi của huyết quản giảm dẫn đến không thể cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho não, làm cho tế bào thần kinh khu vực này bị thiếu dinh dưỡng, chức năng cảm giác gặp trở ngại, gây ngứa da. Ở những người huyết áp cao, bệnh tim, tuần hóa máu kém, các chất trong mao mạch dưới da không được thải ra ngoài, kích thích tế bào thần kinh cảm giác dẫn tới ngứa da.
2. Bệnh gan
Sau khi gan phát bệnh, sự bài tiết và vận chuyển dịch mật gặp trở ngại khiến sắc tố mật trong máu tăng cao, kích thích tế bào thần kinh cảm giác dưới da, dẫn tới ngứa da.
3. Rối loạn hệ thống nội tiết
Nồng độ đường trong máu của người bị tiểu đường tăng cao, làm tăng hormone tuyến giáp, có thể kích thích tế bào thần kinh cảm giác dưới da thông qua tuần hoàn máu, dẫn tới ngứa da.
Phát hiện bệnh từ triệu chứng ngứa ngoài da 1
Ngứa da không chỉ đơn thuần là do bệnh về da. Ảnh minh họa
4. Rối loạn hệ thống tiết niệu
Những người bị viêm thận hoặc suy thận mãn tính có chức năng thận kém hơn người bình thường, urê trong máu không được thải ra ngoài tốt. Khi urê trong máu đạt tới một nồng độ nhất định sẽ kích thích tế bào thần kinh cảm giác dưới da, dẫn tới ngứa da.
5. Bệnh về máu
Hồng cầu của những người mắc bệnh thiếu máu quá thấp hay tế bào bạch cầu của những người máu trắng quá cao đều kích thích tế bào thần kinh cảm giác dưới da, dẫn tới ngứa da.
6. Bệnh ở cơ quan sinh dục
Người đàn ông gặp rắc rối ở tinh hoàn dẫn đến lượng androgen quá thấp thì cũng dễ bị ngứa da. Tương tự như vậy, người phụ nữ gặp trục trặc ở buồng trứng cũng phải đối mặt với lượng estrogen thấp cũng, gây ra triệu chứng ngứa da.
7. Bệnh ngoài da
90% số người mắc bệnh ngoài da như bệnh vẩy nến, eczema, nổi mề đay, viêm da tiếp xúc… đều có triệu chứng ngứa da. Sở dĩ bệnh về da thường gây ngứa da là vì bệnh có liên quan tới chức năng của các cơ quan nội tạng. Một khi các chức năng này bị cản trở thì rất có thể gây ra hậu quả biểu hiện ra ngoài là ngứa da.

Những bài thuốc tắm chữa viêm ngứa ngoài da


Có nhiều biện pháp trị liệu chứng bệnh này hết sức phong phú như dùng thuốc và không dùng thuốc (châm cứu, bấm huyệt...), trong đó có liệu pháp tắm ngâm hết sức độc đáo.

Theo y học cổ truyền, mẩn ngứa ngoài da chủ yếu do hai nguyên nhân: (1) Do phong hàn hoặc phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể, lưu lại ở da (gọi là cơ phu thể biểu) gây nên; (2) Do huyết hư mà sinh phong hoá táo, phong táo gây nên chứng ngứa. Bởi vậy, sử dụng dược dục liệu pháp cũng nhằm đạt được hai mục đích: (1) Nhờ sức nóng và sức thuốc mà làm tăng lưu thông huyết mạch, làm ra mồ hôi, theo đó mà tà khí cũng được bài trừ; (2) Tăng cường nuôi dưỡng da, làm cho da được nhu nhuận và kích thích các huyệt vị tại chỗ hoặc toàn thân qua đó đạt được mục đích dưỡng huyết, bổ âm và nhuận táo.            
Có nhiều biện pháp trị liệu chứng bệnh này hết sức phong phú như dùng thuốc (sắc uống, xông, xoa, bôi, đắp...) và không dùng thuốc (châm cứu, bấm huyệt...), trong đó có liệu pháp tắm ngâm hết sức độc đáo, còn gọi là dược dục liệu pháp. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết. 
Bài 1: Ngải cứu 90g, hùng hoàng 6g, hoa tiêu 6g, phòng phong 30g. Tất cả sắc với 3.000 ml nước trong 15 phút, sau đó xông hơi vùng bị bệnh trong vài phút rồi bỏ bã lấy nước ngâm rửa tổn thương, mỗi ngày 2 lần. Tùy theo diện tích bị bệnh mà gia giảm liều lượng các vị thuốc cho phù hợp, trẻ em dùng 1/2 hoặc 1/3 liều người lớn. 
Bài 2: Kinh giới 30g, phòng phong 30g, tử thảo 20g, thuyền thoái 20g, bạch tật lê 30g, bạch tiên bì 30g, khổ sâm 30g, sà sàng tử 30g, địa phu tử 30g, thổ phục linh 30g, thương truật 30g, hoàng bá 30g. Nếu mẩn ngứa do lạnh thì gia thêm hoàng kỳ 30g, quế chi 30g, tế tân 15g. Nếu mẩn ngứa do nhiệt thì gia thêm sinh địa 30g, xích thược 30g, đan bì 30g.  
Nếu ngứa dữ dội thì gia thêm ô tiêu xà 30g. Tất cả đem sắc với 5.000ml nước trong 15 - 20 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, chế thêm nước lạnh cho đủ độ ấm, ngâm rửa bộ phận bị bệnh trong 20 - 30 phút, mỗi ngày 1 lần, 6 ngày là một liệu trình. Khi dùng cần kiêng ăn đồ sống lạnh, tôm cua cá ốc và các thức ăn có tính kích thích. Một nghiên cứu của Trung Quốc đã dùng bài thuốc này khảo sát trên 76 bệnh nhân, kết quả 64 ca khỏi, 12 ca có chuyển biến rõ rệt.
Bài 3: Khổ sâm 24g, phèn chua 12g, địa phu tử 30g, bạch tiên bì 24g, sà sàng tử 30g, kinh giới 12g, xuyên tâm liên 50g, ngân hoa đằng 50g, bách bộ 30g, bạc hà 12g. Tất cả đem sắc với 5.000 ml trong 30 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, ngâm rửa vùng tổn thương, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 - 30 phút, 7 ngày là một liệu trình. Một nghiên cứu đã dùng bài thuốc này khảo sát trên 60 bệnh nhân, kết quả 45 ca khỏi, 15 ca có chuyển biến rõ rệt, so sánh với nhóm đối chứng dùng tân dược bôi ngoài hiệu quả cao hơn có ý nghĩa thống kê.
 Các vị thuốc chữa viêm ngứa ngoài da.
Bài 4: Khổ sâm 30g, địa du 20g, đại hoàng 20g, đại phi dương (hoa ban) 30g, địa phu tử 30g, sà sàng tử 20g, kinh giới 30g, phèn phi 15g, cam thảo 20g. Tất cả đem sắc với 4.000ml nước trong 20 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, chế thêm nước lạnh cho vừa ấm rồi ngâm rửa trong 20 - 30 phút, mỗi ngày 2 lần.Công dụng: Thanh nhiệt táo thấp, khứ phong giảm ngứa, chuyên dùng cho các bệnh lý có viêm ngứa ngoài da cấp tính.
Bài 5:  Kinh giới 30g, phòng phong 30g, xuyên khung 20g, tô diệp 20g, hoàng tinh 30g, sà sàng tử 30g. Tất cả đem sắc với 3.000ml nước trong 20 phút, sau đó bỏ bã, chế thêm nước lạnh cho đủ ấm rồi ngâm rửa nơi bị bệnh, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 - 30 phút.

Một số bệnh ngứa ngoài da
Ngứa thường được chia làm hai loại:

Ngứa từng vùng nhỏ
Nguyên nhân thường dễ hiểu. Chẳng hạn bạn bị muỗi đốt, chỗ bị đốt sưng lên, ngứa ngáy. Hoặc trời lạnh, da tay bạn đã khô, bạn lại rửa tay bằng nước nóng và xà-bông ngày nhiều lần, lưng bàn tay và các ngón tay của bạn khô càng thêm khô, sần lên, nứt nẻ và ngứa ngáy.

Ngứa toàn cơ thể
Nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên chứng ngứa toàn thân:

Các bệnh ngoài da
- Bệnh nổi mề đay
Rất hay xảy ra. Da nổi những mẩn đỏ, ngứa, xuất hiện độ vài tiếng rồi biến đi, để rồi lại mọc ở chỗ khác trên da. Bệnh gây bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. 
- Ngứa do tuổi tác
Da càng khô càng dễ bị ngứa. Da tự tiết ra một chất nhờn đặc biệt gọi là “sebum”, có tác dụng giữ cho da khỏi bị khô. Càng lớn tuổi, sự tiết chất sebum càng giảm dần (nên da trông không còn tươi mát như lúc còn trẻ). Một số các vị lớn tuổi bị ngứa quanh năm, do da không còn tiết đủ chất sebum như trước. Ngứa sẽ nặng hơn vào mùa lạnh, khi có nhiều yếu tố khác nữa làm da thêm khô. 
- Ngứa mùa đông
Vào mùa đông, khí lạnh làm da khô. Da khô khiến ta dễ cảm thấy ngứa. Cái lạnh làm nhiều người thích tắm nước nóng hơn bình thường. Vào những ngày lạnh quá, sưởi được bật lên để mọi người trong nhà được ấm. Nước nóng, sưởi (củi, điện hay gas) làm da càng thêm khô và ngứa. Gãi mới đã ngứa. Có người lại dùng rượu, chanh, dầu xanh… chà xát trên da, hi vọng bớt ngứa. Những chỗ do bị gãi và chà xát, trở thành sần sùi, dộp lên. Những chỗ da bị dộp lên này lại càng ngứa hơn, làm người bị ngứa càng gãi nhiều hơn. Tất cả những yếu tố kể trên gộp lại làm da càng lúc càng thêm ngứa trong mùa đông. 
- Bệnh cái ghẻ hay bệnh chấy, rận
Bệnh cái ghẻ, hay chấy, rận gây bởi những ký sinh trùng, lây từ người nọ sang người kia do sự chung đụng. Vì vậy, có thể vài người trong nhà cùng bị. 
Bệnh cái ghẻ hay gây ngứa ở những vùng như kẽ ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, nách, vú, rốn, bộ phận sinh dục, … Con cái ghẻ phải nhìn bằng kính hiển vi mới thấy, nhưng tạo những đường hầm đặc biệt nhìn thấy được bằng mắt thường ở những vùng bị ngứa nhiều. Người bị bệnh cái ghẻ ngứa nhiều hơn về buổi tối và ban đêm. Chấy, rận thấy được bằng mắt thường. Chấy lập nghiệp trên đầu, còn rận chạy lăng quăng trên người), hoặc định cư ở vùng háng .

- Bọ thú vật cắn
Nếu bạn có nuôi chó để trông nhà, hay mèo bốn chân để bắt chuột, và bất ngờ trong nhà có người bị ngứa, bạn nhớ cẩn thận xem chó hay mèo của bạn có làm bạn với mấy chú bọ con con (fleas) hay không. Chán máu chó, mèo, mấy chú bọ có thể đổi bữa, thử máu người xem sao, chích đốt những người trong gia đình bạn, gây ngứa ở chỗ da bị chích đốt, hoặc có thể gây cả phản ứng ngứa da toàn diện.

- Bệnh vảy nến
Một bệnh da nhiều người bị. Bệnh tạo những vết đỏ, dày trên da trông giống những vẩy nến. Các vết psoriasis hay hiện diện ở khuỷu tay và đầu gối, nhưng có thể mọc trên da nhiều nơi, cả ở trên đầu, trên móng tay và trong miệng. 
Các bệnh bên trong cơ thể
- Suy thận kinh niên

Trong các bệnh nội thương, suy thận kinh niên là bệnh hay gây ngứa nhất. 90% những người suy thận nặng cần được lọc thận bị ngứa. Ngứa do suy thận nặng hơn về mùa hè. 
Bệnh gan
Bệnh gan có nhiều loại. Loại gây tắc nghẽn và ứ đọng mật (trong hay ngoài gan) cũng hay gây ngứa, chỉ đứng hàng thứ nhì sau bệnh suy thận kinh niên.

- Bệnh cường tuyến giáp trạng
5% những người bị bệnh cường tuyến giáp trạng than ngứa ngáy. Ngứa bớt dần khi bệnh được chữa trị và kiểm soát.

- Bệnh ung thư Hogkin
Hogkin là bệnh ung thư gây nổi hạch ở nhiều nơi trong cơ thể, có thể chữa trị được nếu khám phá sớm. 15% những người bị bệnh ung thư Hogkin than ngứa. 
- Bệnh quá nhiều chất Hemoglobin trong máu
Trong bệnh này, cơ thể sản xuất quá nhiều hồng cầu và chất Hemoglobin lưu thông trong máu, làm máu đặc hơn bình thường. 14-52% người có bệnh này bị ngứa, nhất là sau khi tắm với nước ấm hay nước nóng.
Trên đây là những bệnh được biết chắc có thể gây ngứa. Nhiều bệnh khác như tiểu đường, suy tuyến giáp trạng, thiếu máu do thiếu chất sắt, các bệnh ung thư khác ngoài bệnh Hogkin… có thể gây ngứa.
Ngoài ra, các trạng thái căng thẳng tinh thần, và một số bệnh tâm thần cũng khiến nhiều người cảm thấy ngứa ngáy. Chứng ngứa này được gọi là ngứa tâm lý. Tuy nhiên, chỉ nên định bệnh là ngứa tâm lý, sau một thời gian tìm hiểu và theo dõi, để biết chắc là không có một tật bệnh nào khác quan trọng trong cơ thể gây ra chứng ngứa.

Bạn nên làm gì?
- Nếu mới ngứa vài ba ngày, trên da không thấy có gì lạ, nguyên nhân của ngứa có thể chỉ là những gì thông thường: ngứa mùa đông (nếu trong mùa lạnh), do mới dùng một thuốc gì lạ, … Bạn có thể thử dùng những thuốc chữa ngứa như Benadryl, Chlor-Trimeton, Tavist, … mua ngoài nhà thuốc, trong lúc cố tìm nguyên nhân gây ngứa để tránh. Dùng những thuốc này, khi lái xe, hoặc điều khiển những máy móc nguy hiểm, bạn nên cẩn thận, vì thuốc hay làm người ngầy ngật, buồn ngủ. Thuốc Claritin nay mua không cần toa, uống không buồn ngủ.
- Nếu đang trong mùa lạnh, bạn nên tắm mau với nước vừa đủ ấm, và dùng những loại xà-bông không làm mất nhiều chất nhờn của da như xà-bông Dove. Không dùng xà-bông lại càng tốt, hoặc chỉ dùng ở những vùng nhiều mồ hôi như nách, háng, khuỷu tay, khuỷu chân.
- Không nên tắm ngày nhiều lần. Sau khi tắm, nên thoa da bằng những loại lotion làm da bớt khô như Keri lotion, Vaseline lotion
- Không nên chà xát da với rượu, chanh, dầu xanh, … Và xin… cố đừng gãi. Bạn cũng đừng mặc đồ len trực tiếp trên da.
- Không nên tiếp xúc nhiều với thú vật nuôi. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
Bệnh thủy đậu và Zona.
2. Viêm da tiếp xúc với hóa chất từ thực vật.
3. Viêm da tiếp xúc với hóa chất từ động vật.
4. Viêm da dị ứng: dị ứng do thời tiết và phấn hoa.
5. Bệnh của da: Nấm da, nấm kẽ, nấm móng, lang ben, nấm tóc, bệnh rận lông mu (do con rận sống trên da vùng có lông, tóc hút máu gây ra ngứa), ghẻ.
6. Do các bệnh trong cơ thể:
+ Nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun sán): da hay nổi mẩn ngứa.
+ Bệnh tiểu đường: thường gây ngứa ở da, mụn nhọt, nhiễm nấm.
+ Suy thận: không thải được các chất độc ra ngoài cũng gây ngứa da.
+ Thay đổi nội tiết: khi mang thai thường bị ngứa da lan tỏa.
+ Bệnh bạch huyết ác tính: thường ngứa dữ dội từng đợt, kèm hạch bạch huyết sưng to.
+ Mụn nhọt thân thể.
+ Sùi mào gà: gây các nốt mụn sần trên da.
+ Viêm gan, suy gan.
+ Bệnh mụn rộp do vi-rút Herpes.
+ HIV & AIDS.
7. Do hóa chất: chất độc da cam, mỹ phẩm…
Việc xác định nguyên nhân gây ngứa phải căn cứ vào soi tổn thương da tại chỗ, tìm ký sinh trùng hoặc cấy tìm vi sinh vật gây bệnh.
Viêm da tiếp xúc với hóa chất từ thực vật:
* Viêm da quang thực vật: Thường xuất hiện vào cuối mùa hè, đầu mùa thu.
- Nguyên nhân: Trong lá cây có một số chất giúp thực vật tự kháng lại vi nấm. Chất này thường hiện diện trong hai họ thực vật là họ hoa dạng tán và họ cam. Nhiều họ cây khác cũng có chứa độc tố gây hại cho da như họ cây cửu lý hương, họ dâu tằm, họ đậu…
- Triệu chứng: Sau khi tiếp xúc với hóa chất 30-120 phút, da sẽ nổi những mảng đỏ, phù, ngoằn ngoèo. 24-72 giờ sau, các mụn nước xuất hiện, đau nhưng không ngứa. Sau 1-2 tuần, có khi kéo dài hàng tháng hàng năm, vùng da bệnh sẽ thâm đen.
- Phòng và điều trị:
+ Không nên trồng cây thuộc các họ kể trên ở gần nhà.
+ Bảo hộ khi sinh hoạt hoặc làm việc dưới tán cây.
+ Rửa ngay với xà phòng và nhiều nước nếu tiếp xúc với thực vật nghi ngờ.
* Viêm da dị ứng:
- Nguyên nhân: Thường gặp do tiếp xúc với lá một số cây họ điều, họ cúc, xoài và bạch quả. Ở vùng trung du miền Bắc, điển hình nhất là cây sơn trồng để lấy gỗ và nhựa dùng trong sơn mài. Chỉ đi ngang qua rừng trồng sơn, nhiều người đã bị sưng phù mặt mày và ngứa ngáy.
- Triệu chứng: Sau khi tiếp xúc, phần da hở của cơ thể như bàn tay, cánh tay, chân sẽ đỏ ngứa chỉ 15 phút sau tiếp cận, phát triển ngày càng nhiều trong vòng 2 ngày. Sau đó nổi mụn nước, bóng nước trên bề mặt thương tổn da.
- Phòng và điều trị:
+ Ngay sau khi tiếp xúc với độc tố thực vật nghi ngờ, nên tắm với xà phòng vì sau 60 phút đã bám vào da thì không rửa được nữa.
+ Xả bằng nước lạnh, không dùng nước nóng vì nước nóng khiến lỗ chân lông trên da nở rộng mở đường cho độc chất xâm nhập. Sau khi xả để nước bốc hơi tự nhiên hoặc với quạt máy chứ đừng lau bằng khăn sẽ làm nhựa độc lan ra.
+ Sau khi làm da mát lạnh, xoa thuốc giảm ngứa, ngừa rỉ nước như calamine, kem hydrocortisone 1%. Có thể dùng thuốc uống chống histamine như Benadryl, Atarax, Periactin.
Viêm da tiếp xúc với hóa chất từ động vật:
* Viêm da do sâu bướm:
- Nguyên nhân: do tiếp xúc trực tiếp với các độc tố gây kích ứng da có trong nhiều chủng sâu bướm. Da ngứa gây cào gãi và tạo đường cho nhiều hóa chất có trong lông của sâu bướm thâm nhập vào da. Kén sâu bướm treo lơ lửng trên cành và lá cây. Gió sẽ giúp khuếch tán lông hoặc kén sâu vào trong không khí và rơi trên da hoặc quần áo chúng ta.
- Triệu chứng: Sau tiếp xúc một thời gian ngắn, da nổi những sẩn đỏ và mụn nước, gây bỏng rát, ngứa kéo dài 12 giờ sau tiếp xúc.
- Phòng và điều trị: Rửa sạch vùng da tổn thương để loại bỏ hóa chất và lông sâu bám trên da. Có thể dùng một số loại thuốc bôi dịu da và thuốc uống chống ngứa. Tuy nhiên, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
* Tổn thương da do nhện cắn:
- Nguyên nhân: Đa phần độc tố nhện chỉ gây đau, sưng đỏ vùng bị cắn. Tuy nhiên, một số độc tố có thể gây hoại tử da, hoặc tổn thương cơ – thần kinh.
- Triệu chứng: Thường thì người bệnh không cảm nhận được vết nhện cắn ngay thời điểm xảy ra. Nhưng sau đó da sẽ bị sưng phồng hình tổ ong tại vị trí bị cắn và lan rộng dần, gây ngứa nhiều, cảm giác hơi đau khi cào gãi. Sờ mảng da tổn thương sẽ có cảm giác sâu, nóng, cứng. Những trường hợp nặng, da dần tái màu, hoại tử lan rộng và sâu, tạo các vết loét rất khó lành.
- Điều trị: Bệnh tự khỏi dần. Một số trường hợp vết cắn sưng to, ngứa nhiều có thể băng ép lạnh và thuốc uống chống ngứa. Một số trường hợp gây tổn thương toàn thân như chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, nôn ói; trầm trọng hơn là gây tổn thương máu, thần kinh, cơ, nội tạng thì nên nhập bệnh viện chuyên khoa.
* Do côn trùng Rove Beetle:
- Côn trùng này khi đậu lên da sẽ gây nhột, nếu đập chết sẽ xịt ra nước gây viêm da dị ứng, có thể bị tái bệnh nhiều lần, thường gây tổn thương trên vùng da trần như tay, cổ, mặt… Côn trùng này sống ở những nơi có nhiều cỏ mục, bụi cỏ, rơm, rạ. Do côn trùng này rất thích ánh sáng nên thường bay theo gió, trúng ai thì người đó chịu.
Một số bệnh ngứa da khác do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng… gồm 2 nhóm:
- Nhóm không lây: Hạt cơm, Herpet, Zona (giời leo), do vi-rút, không lây cho người tiếp xúc.
- Nhóm chỉ lây qua tiếp xúc chặt chẽ lâu dài, nhất là đối với những người suy giảm miễn dịch: nấm ngoài da (hắc lào), bệnh ghẻ có khả năng lây lan mạnh. Ở nhiều đơn vị phải nằm chung giường, đắp chung chăn, dùng chung chậu, bệnh nấm có lúc lên tới 20-30%, bệnh ghẻ tới 40-60% quân số.
TS. Bùi Mạnh Hà

Posted By Đỗ Lộc Sơn09:25

Công Thức Tiêu Diệt Tế Bào Ung Thư Di Căn

Filled under:


Có thể bạn không tin nhưng hỗn hợp chỉ có 3 loại nguyên liệu là nha đam, mật ong và rượu đã giúp hàng ngàn người chiến đấu thành công với căn bệnh ung thư đường ruột, cổ họng, trực tràng, ung thư gan, vú, tuyến tuyền liệt…

Cách làm:
– 50gr mật ong thiên nhiên nguyên chất, 35gr nha đam (lô hội) tươi, 6 muỗng canh rượu vodka hoặc rum, whisky.
- Dùng dao cắt bỏ đi gai hai bên của nha đam, lấy phần thịt cho vào máy xay sinh tố, thêm mật ong và rượu vao. Xay thật nhuyễn 3 thành phần lại với nhau. 
Hỗn hợp thu được, đổ vào trong hũ nhựa hoặc thủy tinh có màu tối, bảo quản trong tủ lạnh.

Uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh trước bữa ăn 30 phút, lắc thật đều trước khi sử dụng. 10 ngày một liệu trình, uống hết nghỉ nơi 5 ngày rồi tiếp tục.
Thực hiện trong vòng 2-3 tháng sẽ có hiệu quả rõ rệt trong việc ngăn ngừa khối u lây lan và di căn. Bạn nên kết hợp với kiểm tra sức khỏe để theo dõi tiến độ điều trị.
Theo nghiên cứu khoa học, lô hội giàu chất chống oxy hóa mạnh, kháng khuẩn, chứa 40% chất chống sinh ung thư và hơn 200% các loại dược liệu so với các loại cây khác. Mật ong và sữa ong chúa có thể gây ra hội chứng tự chết của tế bào ung thư hiệu quả đến mức mà các nhà khoa học phải ngạc nhiên.
Công thức này được nghiên cứu và đưa ra bởi linh mục Romano Zago, cha nhà thờ người Brazil. Ông đã đưa công thức của mình vào trong cuốn sách “From the air you can recover” và phổ biến cho rất nhiều người trên thế giới. Trên thực tế, hỗn hợp này tuy chưa được bất cứ tài liệu y khoa nào chứng nhận nhưng nó cũng được cho là vô cùng lành tính, tốt cho sức khỏe đặc biệt là da vào phổi.
Nguồn: Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt

Posted By Đỗ Lộc Sơn07:47

Lần Chuỗi mỗi Ngày: Thứ Bảy, 31.10.2015

Filled under:

“Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14,11).
Như Mẹ: Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa muốn nói đến thái độ khiêm nhường. Sự khiêm nhường là sự nhận biết con người thật của mình. Nhận biết con người thật mới giúp ta sống đúng với giá trị của mình mà không kiêu ngạo, không giả dối; và đồng thời nhận biết Thiên Chúa là Chúa cả trời đất.
Với Mẹ: Lạy Chúa, xin cho chúng con nhìn ra được con người thật của mình để chúng con có thể sống đúng tương quan với người khác và với Chúa, nhờ thế chúng con biết sống khiêm nhường và thành thật hơn.
Nhờ Mẹ: Lạy Đức Mẹ bầu chữa kẻ có tội, Mẹ là mẫu gương của sự khiêm nhường. Xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa ban ơn cho chúng con biết noi gương Mẹ mà luôn biết sống khiêm nhường thật trong lòng.
Trong Mẹ: Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai. Ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.
 (Đọc 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh Sáng Danh).

Bữa tiệc Nước Trời
1 Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người.
7 Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này:8 “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời,9 và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: “Xin ông nhường chỗ cho vị này. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối.10 Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: “Xin mời ông bạn lên trên cho. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn.
11Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
(Bản dịch của Nhóm Phiên Dịch CGKPV)
II. SUY NIỆM:
1. Một lời khuyên bình thường ?
Theo phong tục của người Do Thái, trong một bữa tiệc lớn, người chủ tiệc không dành riêng một số ghế cho các vị khách quan trọng hay các bậc vị vọng, và cũng không đích thân hay ngang qua ban tiếp tân, mời từng người khách vào chỗ ngồi, như chúng ta vẫn làm khi tổ chức những tiệc mừng lớn.
Chính vì thế, mỗi người khi đến dự tiệc, phải căn cứ vào địa vị của mình mà tự chọn một chỗ ngồi thích hợp, so với những người khác. Do đó, tốt hơn là đừng ngồi vào những chỗ quan trọng nhất ; nếu không, chẳng may có vị khách quan trọng hơn mình đến trễ, lúc ấy thật là xấu hổ vì phải nhường chỗ cho vị này. Một khả thể khác là, đến lúc khai mạc bữa tiệc, những chỗ quan trọng nhất vẫn chưa có ai ngồi ; lúc ấy, thật là vinh dự khi có những người được mời công khai trước mặt toàn thể quan khách ngồi vào những chỗ nhất này.
Trong một bối cảnh như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng, lời dạy của Đức Giê-su chẳng có gì đặc biệt. Thực vậy, Ngài nói trong dụ ngôn tiệc cưới : « Khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: “Xin mời ông bạn lên trên cho”. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn ». Lời khuyên này, không những không có gì đặc biệt, vì ai cũng có thể tự rút ra bài học này, từ kinh nghiệm sống của mình hay của người khác. Ngoài ra, dường như Đức Giê-su dạy chúng ta tính toán, thậm chí giả bộ khiêm tốn, để được tôn vinh !
2. Bữa tiệc Nước Trời
Chúng ta nhận xét như thế về lời dạy của Đức Giê-su, đó là vì chúng ta hiểu ở mức độ khôn khéo bình thường trong cung cách ứng xử. Nhưng nếu chú ý kĩ khi nghe Tin Mừng, thì chúng ta nhận ra rằng đây là một dụ ngôn : « Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này ». Vì thế, điều Chúa muốn dạy chúng ta, không phải là cung cách ứng xử trong những bữa tiệc lớn, nhưng là giúp chúng ta hiểu và sống mầu nhiệm Nước Trời. 
Thật vậy, trong bữa tiệc Nước Trời, ai trong chúng ta dám tự cho mình là cao trọng, là vị vọng, là xứng đáng, để tự ngồi vào « cỗ nhất » ? Bởi lẽ trong bữa tiệc Nước Trời, trước mặt Chúa, chúng ta đều như nhau hết : đều nghèo nàn, bệnh tật, khuyết tật và tội lỗi. Như Thánh Phao-lô nói : trong Đức Ki-tô không có phân biệt giữa nam và nữ, giữa Do Thái và Dân Ngoại, giữa người tự do và người nô lệ.
Trong Đức Ki-tô, chúng ta trở nên giống nhau trong thân phận, và vì thế, chúng ta cũng được trở nên giống nhau trong ân sủng. Chính Mình và Máu Đức Ki-tô làm cho chúng ta trở nên công chính, trở nên giàu có, và đặt chúng ta ngồi vào « cỗ nhất », nghĩa là đặt chúng ta làm con Thiên Chúa, giống như Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa ; và như thế, chúng ta trở thành anh chị em của nhau trong Đức Ki-tô.
3. Thiên Chúa là Nhưng Không
Hơn nữa, trong phần tiếp theo của bài Tin Mừng được đọc trong Thánh Lễ hôm nay, Đức Giê-su còn đưa ra lời khuyên thứ hai :
Rồi Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại. (c. 12-14)
Lời khuyên thứ nhất của Đức Giê-su về việc chọn chỗ trong các bữa tiệc lớn, thì bình thường và dễ thực hiện, nhưng lời khuyên thứ hai của Ngài lại quá bất thường và trong thực tế không thể thực hiện được. Thật vậy, ai trong chúng ta đã từng mở tiệc và mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù chưa ?
Vì thế, thay vì hiểu lời của Đức Giê-su theo nghĩa thực dụng hay thực hành, chúng ta được mời gọi đặt lời của Ngài trong bầu khí của ngày Sa-bát, là ngày của Thiên Chúa ban sự sống (x. Xh 20, 8-11), và cũng là ngày của Thiên Chúa cứu sống (x. Đnl 5, 12-15) và trong viễn tượng bữa tiệc của Nước Thiên Chúa, là điểm tới của sáng tạo và lịch sử. Bởi vì, chỉ có một mình Thiên Chúa mới có thể làm được mà thôi trong bữa tiệc Nước Trời của Ngài.
Tuy nhiên, lời của Đức Giê-su vẫn chất vấn cách sống, cách làm việc và nhất là cách thi hành sứ vụ của chúng ta. Thật vậy, ngang qua vấn đề đãi tiệc, Đức Giê-su mời gọi chúng ta trong mọi sự, hãy hành động cách nhưng không, bởi vì Nước Trời là Nước của Thiên Chúa, và Thiên Chúa là nhưng không. Ở đâu có sự nhưng không, ở đó Nước Thiên Chúa hiện diện. Và chúng ta được mời gọi sống với mọi người trong tâm tình nhưng không, đó còn là vì, như Đức Giê-su nói khi sai các môn đệ đi loan báo Tin Mừng Nước Trời: « Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy ». Như thế, Nước Trời gắn liền với cung cách sống và làm việc cách nhưng không, và đặc biệt với sứ mạng phục vụ cho sự sống cách nhưng không.
Thiên Chúa là nhưng không, bởi vì Ngài tạo dựng nên muôn loài muôn vật và tạo dựng nên chính loài người chúng ta, khi chúng ta chưa làm được gì, chưa lập công được gì. Giống như cha mẹ trước khi sinh con, cha mẹ đã cho rất nhiều và còn muốn cho hơn cả cái mình có, hơn nữa, còn tha thứ và bao dung trước, nếu chẳng may đứa con có ra nông nỗi gì. Trong đời dâng hiến, Chúa gọi chúng ta đi theo Ngài trong một Hội Dòng, khi chúng ta chưa làm được gì cho Chúa và cho Hội Dòng. Lãng quên điều này, chúng ta không thể sống hạnh phúc và không có động lực để sống đến cùng ơn gọi của mình ; và nhất là không để cho Nước Trời trị đến trong ngay tâm hồn chúng ta và ở giữa gia đình, Cộng Đoàn của chúng ta.
Và ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm này : sự sống đích thật, chỉ có thể sinh ra và lớn lên được trong sự nhưng không mà thôi. Cuộc sống của chúng ta, trong gia đình hay cộng đoàn, trong Giáo Hội và ngay cả trong một xã hội, nếu không có sự nhưng không, sẽ bị bóp nghẹt. « Nhưng không » thì ngược với « sòng phẳng ». Nếu Thiên Chúa là « sòng phẳng », thì không có sự sống, và nếu có, sự sống cũng không thể được duy trì ; giữa chúng ta cũng vậy, nếu chỉ là sòng phẳng, sẽ không có chúng ta trên đời, và nếu có, con người sẽ loại trừ nhau và cuộc sống sẽ trở nên gánh nặng không thể chịu nổi ; và nếu chúng ta sống sòng phẳng với nhau, chúng ta sẽ không có ngày hôm nay ở gia đình này hay ở cộng đoàn này.
* * *
Chúng ta đón nhận sự sống, sự sống trên đời và sự sống trong ơn gọi (tu trì, gia đình) nhưng không chúng ta được mời gọi cũng trao ban nhưng không, bằng cách phục vụ nhưng không cho sự sống. Lý do tận cùng, đó là bởi vì
THIÊN CHÚA LÀ NHƯNG KHÔNG.
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:55

Thánh lễ với Đức Thánh Cha: Sự tha thứ của Thiên Chúa không giống với việc tha bổng của tòa án

Filled under:

VATICAN. “Linh mục tốt lành là người biết cảm thương và dấn thân vào đời sống của đoàn chiên. Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta giống như người cha tha thứ cho con cái mình, chứ không phải như một vị thẩm phán nơi tòa án.” Đây là hai chủ đề chính trong nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài cử hành thánh lễ sáng thứ sáu ngày 30-10 tại nhà nguyện thánh Marta. Hôm nay, ngài giảng lễ bằng tiếng Tây Ban Nha.
Đức Thánh Cha nói: “Thiên Chúa có lòng xót thương. Ngài xót thương mỗi người chúng ta và toàn thể nhân loại. Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài đến với con người để chữa lành những thương tích, để phục hồi và đổi mới bộ mặt nhân trần.
Điều thú vị là tất cả chúng ta đều biết dụ ngôn người con hoang đàng. Dụ ngôn ấy thuật lại rằng khi người cha – hình ảnh biểu trưng của Thiên Chúa giầu lòng xót thương và tha thứ – nhìn thấy từ đằng xa đứa con thứ đang quay trở về; ông đã tỏ lòng xót thương. Lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là sự thương hại. Sự thương hại chẳng có gì đáng nói cả. Bởi vì chúng ta có thể thấy tội nghiệp hay thương hại một con vật sắp chết, tỉ dụ như một con chó. Nhưng lòng thương xót của Thiên Chúa lại hoàn toàn khác với sự thương hại ấy. Thiên Chúa thương xót một người là Ngài sẵn sàng can dự vào những vấn nạn mà người ấy đang gặp phải và đồng cảm với người ấy trong mọi trạng huống của cuộc đời. Nói khác đi, Thiên Chúa xót thương con người bằng tấm lòng của một người cha. Chính vì thế, Thiên Chúa mới sai Con Một của Ngài đến với nhân loại.”
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói: “Đức Giêsu chữa lành bệnh tật cho dân chúng nhưng Ngài không đơn thuần là một thầy thuốc chữa bệnh. Hơn thế, việc chữa lành chính là một dấu chỉ về lòng thương xót của Thiên Chúa, để cứu chuộc con người, ‘để tìm lại con chiên bị lạc mà đem về đồng cỏ xanh tươi và trả lại đồng tiền bị đánh mất cho bà góa nghèo.’ Thiên Chúa có lòng xót thương. Thiên Chúa yêu thương chúng ta như người cha yêu thương con cái mình. Và khi Thiên Chúa tha thứ, Thiên Chúa cũng tha thứ giống như một người cha chứ không như một quan tòa chỉ đọc bản án tuyên bố: ‘Được tha bổng vì thiếu chứng cứ.’ Như vậy, sự tha thứ của Thiên Chúa xuất phát từ sâu thẳm bên trong con tim của Ngài. Thiên Chúa tha thứ cho một người chỉ vì Ngài yêu thương người ấy mà thôi.”
Đức Thánh Cha nói thêm: “Đức Giêsu được sai đến để mang Tin Mừng, để giải thoát những ai đang bị áp bức và để đi vào cõi lòng của mỗi người chúng ta, nhằm giải phóng chúng ta khỏi gông cùm của tội lỗi và sự dữ.
Điều mà một mục tử tốt lành thường làm là biết chạnh lòng thương và dấn thân vào đời sống của đoàn chiên, vì ngài là một linh mục giống như Đức Giêsu Linh Mục. Đã bao nhiêu lần (và có lẽ chúng ta nên đi xưng tội vì điều này), chúng ta phê bình, chỉ trích những linh mục, khi các vị ấy chẳng bao giờ quan tâm đến những chuyện đang xảy ra với con chiên trong xứ đạo hay với anh em mình trong cùng nhà dòng. Các vị ấy chẳng hề để ý đến ai. Vâng, đó thật sự không phải là những linh mục tốt. Một linh mục tốt lành là người biết cảm thông, biết dấn thân và dám mạo hiểm để đi vào cuộc đời của người khác.”
Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng bằng việc cám ơn và chúc mừng Đức Hồng Y Javier Lozano Barragán, cũng đang hiện diện trong thánh lễ, nhân dịp kỷ niệm 60 năm linh mục của ngài. Đức Thánh Cha hồi tưởng lại với niềm biết ơn sâu xa về sự dấn thân của Đức Hồng Y trong lãnh vực y tế. Với tư cách là Bộ Trưởng Y Tế, Đức Hồng Y Barragán đã dấn thân phục vụ Giáo Hội ngang qua việc chăm sóc những người đau yếu, bệnh tật. Sau hết, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người cùng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì 60 năm linh mục hồng phúc và vì lòng thương xót của Thiên Chúa vẫn tuôn đổ tràn trề trên nhân loại ngày hôm nay.
Chuyển dịch từ Ý ngữ: Vũ Đức Anh Phương, SJ
 

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:50

Thánh vịnh Đáp ca LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ, tv23_ 2015

Filled under:


Giảng lễ Thiếu nhi: Chúa nhật XXXI Thường niên – Năm B


“NGƯƠI PHẢI YÊU MẾN ĐỨC CHÚA, THIÊN CHÚA NGƯƠI
NGƯƠI PHẢI YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN CẬN”
Mến Chúa hết lòng và yêu thương anh em như chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và lễ đền tội. Lời của người luật sĩ giúp chúng ta nhìn ra mối tương quan giữa mến Chúa và yêu người, đồng thời còn là điều kiện quan trọng không thể bỏ qua mỗi khi đến dâng thánh lễ.
Xin cho chúng ta biết khiêm tốn nhìn ra những thiếu sót của mình trong cách xử sự với tha nhân, để biết thành tâm xin Chúa tha thứ ngay trong thánh lễ này.
Mahatma Ganhdi là một nhà chính trị lỗi lạc, là người đã đưa đất nước An Độ đến với nền độc lập. Ông không chỉ yêu mến Đức Kitô, thích đọc những sách của Ngài, mà còn có cảm tình với đạo. Một lần nọ, ông ghé vào một nhà thờ của người Anh giáo. Vừa bước vào ông bắt gặp cái nhìn soi mói của những người da trắng. Một trong số họ xấn tới túm lấy áo của Ganhdi và lôi ông ra ngoài: “ Đây không phải là chỗ của người da màu như mi, cút đi mau”. Nghe thế ông hoàn toàn bị bất ngờ. Sau đó ông tuyên bố: “Tôi không bao giờ bước vào một nhà thờ công giáo nào nữa. Nếu như những người công giáo trung thành với tinh thần của đạo, hẳn là nước Ấn Độ đã tin theo đạo công giáo hết rồi.
Hình 1 : Thiên Chúa lập giao ước với dân tại núi Sinai.
1. Qua Môisen Thiên Chúa đã làm gì với Israel ?
T. Ngài đã lập với Israel một giao ước.
2. Giao ước ấy có nội dung thế nào ?
T. – Dân nhận Chúa là Thiên Chúa duy nhất/ phải yêu mến tôn thờ.
– Chúa nhận Israel làm dân riêng/ mà Ngài sẽ hết lòng yêu thương.
3. Để xứng đáng là dân Thiên Chúa, họ phải làm gì ?
T. Phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng/ hết linh hồn hết trí khôn.
Hình 2 : Môisen treo con rắn đồng trên cây.
4. Dân có trung thành với lời hứa không ? 
T. Không, họ đã quay lưng phản bội/ kêu ca trách móc Thiên Chúa.
5. Trước sự phản bội bất trung của họ/ Thiên Chúa đã làm gì ?
T. Ngài đã cho rắn lửa bò ra/ và cắn chết nhiều người trong họ.
6. Để cứu dân/ Môisen đã van xin Chúa và Ngài truyền cho ông làm gì ?
T. Đúc một con rắn đồng treo lên/ để ai nhìn vào con rắn thì sẽ được cứu.
Hình 3 : Chúa Giêsu và người thông luật.
7.Đứng trước phản bội bất trung của con người/ Thiên Chúa đã làm gì?
T : Ngài đã yêu thương sai Con Một ngài là Chúa Giêsu xuống thế/ để dẫn đưa con người về với Thiên Chúa.
8. Con đường mà Ngài vạch ra để đạt đến nước trời là gì ?
T. – Mến Chúa hết linh hồn/ hết trí khôn
– Yêu thương anh em như chính mình.
III. ÁP DỤNG :
Hình 4 : Hình Chúa chết trên thập giá.
9. Lời Chúa nói với người thông luật “ Ngươi không còn xa nước Thiên Chúa bao nhiêu có ý nghĩa gì ? 
T. Nghe/ hiểu Lời Chúa là tốt/ Tuy nhiên còn phải biết đem Lời Chúa ra thực hành/ trong đời sống nữa mới đạt đến nước trời.
10.Thế nào là mến Chúa trên hết mọi sự ?
T. Là dành hết tình cảm/ tâm tư/ sức khoẻ/ thời giờ/ khả năng/ để thờ phượng và kính mến Chúa / Đó là :
+ Không đi lễ trễ + Không nói chuyện ngủ gật 
+ Không ăn mặc tuỳ tiện + Biết mở miệng đọc kinh 
+ Siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận bí tích
11.Thế nào là yêu thương anh em như chính mình ?
+ Tôn trọng sự sống/ danh giá người khác : không đánh nhau/ nói hành nói xấu/ ăn trộm ăn cắp/ rủ rê nhau làm điều xấu/ như xem phim bậy bạ/ đá gà….
+ Sẵn sàng để chia sẻ/ an ủi/ và giúp đỡ những người khổ đau nghèo đói/ bất hạnh.
IV. BÀI CA Ý LỰC SỐNG : Mến Chúa yêu người
Mến Chúa hết lòng và yêu người như mình ta/ là hai giới răn trọng nhất/ và là con đường ngắn nhất/ dẫn ta đến cùng Thiên Chúa/ dẫn đưa ta vào nước trời.
Alleluia CN 30 QN. B :
Người ta sống không nguyên bởi bánh/ nhưng bởi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra.
Lm. Giuse Vũ Đức Hiệp

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:44