Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 17-12-2019
“Gia phả Đức Giê-su Ki-tô, con cháu vua Đa-vít, con cháu tổ phụ Áp-ra-ham”. (Mt 1,1).
“Gia phả Đức Giê-su Ki-tô, con cháu vua Đa-vít, con cháu tổ phụ Áp-ra-ham”. (Mt 1,1).
Nhiều dòng họ đã lưu lại gia phả của họ tộc mình, nhằm lưu truyền cho con cháu biết đến tổ tiên của dòng tộc mình. Họ tộc người viết đã lưu lại được 7 đời với 155 năm hành trình.
Đức Giêsu, với bản tính nhân loại, Ngài cũng có gia phả. Tin Mừng hôm nay giới thiệu về gia phả của Đức Giêsu, thông tin về lai lịch dòng tộc của Ngài và việc làm của Thiên Chúa khác xa lối nhìn và suy nghĩ của con người.
Đọc gia phả mọi người có thể thấy hành trình của các bậc tiền bối thăng trầm theo năm tháng, đôi lúc nó như là một dòng suối ô nhiễm, nó chỉ được trở nên trong sạch, tinh tuyền khi có sự xuất hiện của Đức Maria, thánh cả Giuse.
Cảm nhận Lời Chúa hôm nay, chúng con dâng lời tạ ơn vì Ngài đã làm nên những điều kỳ diệu trong lịch sử cứu độ. Không phải do công trạng của người này hay người kia mà Thiên Chúa ban ơn cứu độ, nhưng chính là do lòng thương xót của Thiên Chúa và không có gì có thể ngăn cản được tình yêu của Chúa.
Lạy Chúa, qua bản gia phả của Chúa, chúng con cảm nhận Chúa rất gần gũi với chúng con, Chúa đã chia sẻ kiếp người của chúng con. Xin Chúa ban cho chúng con ý thức mình bất xứng nhưng lại được Thiên Chúa yêu thương. Thiên Chúa đã làm người để cho con người được làm con Thiên Chúa. Amen.
Thánh Olympia
Thánh nữ sinh khoảng năm 361 trong một gia đình quý tộc ở Constantinôp. Khi song thân qua đời, Ôlympia được một bà đạo đức dưỡng dục. Sau đó, Ôlympia, được thừa hưởng một gia tài kếch xù, đã kết hôn với Nêbriđiô, là thống đốc thành Constantinôp. Chính thánh Grêgôriô Nazianzênô đã có lời cáo lỗi vì không thể đến dự đám cưới của hai người được. Thậm chí thánh nhân đã gởi cho Ôlympia một bài thơ đầy những lời khuyên nhủ tốt lành.
Tuy vậy, chỉ ít lâu sau, Nêbriđiô qua đời, và nhà vua đã khuyến khích Ôlympia tái hôn. Nhưng thánh nữ trả lời: “Nếu Thiên Chúa muốn tôi làm vợ, thì Người đã chẳng cất mất Nêbriđiô xa khỏi tôi!” Và Ôlympia đã khước từ việc tái hôn. Thánh Grêgôriô đã gọi Ôlympia là “vinh quang của những quả phụ trong Giáo hội Đông phương.” Cùng với nhiều quả phụ đạo đức khác, Ôlympia đã dùng cuộc đời của mình để làm việc bác ái. Thánh nữ ăn mặc giản dị và cầu nguyện rất nhiều. Thánh nữ bố thí tiền bạc cho những người nghèo khổ. Cuối cùng, thánh Gioan kim khẩu đã phải nhắc nhớ thánh nữ Ôlympia nên cẩn trọng trong việc bố thí của cải. Thánh nhân nói: “Con không được phép khuyến khích sự lười biếng của những người sống dựa vào con cách không cần thiết. Việc đó giống như con ném tiền xuống biển vậy!”
Rồi thánh Gioan kim khẩu làm tổng giám mục thành Constantinôp. Với cương vị của mình, thánh nhân đã hướng dẫn thánh nữ Ôlympia và các môn sinh của thánh nữ trong việc thiết lập một ngôi nhà cho các trẻ mồ côi; và họ cũng xây cất được một nguyện đường. Họ đã giúp đỡ rất nhiều người. Thánh Gioan kim khẩu là người hướng dẫn rất quý mến của Ôlympia. Khi thánh nhân bị đi đày, Ôlympia rất đau buồn. Sau đó, thánh nữ cũng phải chịu bách hại. Cộng đoàn của thánh nữ, gồm các quả phụ và các chị em độc thân, bị bắt phải giải tán các hoạt động từ thiện. Ngoài ra, sức khỏe của Ôlympia không được tốt và thánh nữ thường hay bị phê bình. Tuy nhiên, thánh Gioan đã viết thư cho Ôlympia: “Cha luôn gọi con là đấng thánh. Sự nhẫn nại và thái độ bình thản của con trước những đau khổ cũng như sự khôn ngoan và bác ái của con đã giúp con chiếm được phần thưởng và vinh quang cao cả trên thiên đàng.”
Thánh nữ Ôlympia về trời năm 408, lúc mới chỉ hơn 40 tuổi. Thánh nữ được mô tả là một “người phụ nữ tuyệt vời, giống như chiếc bình quý chứa đầy Chúa Thánh Linh.”
Thánh nữ Ôlympia đã nhận được nhiều phúc lành từ nơi Thiên Chúa. Thánh nữ đã dùng những ơn ấy – thời giờ, tiền của, tài năng – để giúp đỡ tha nhân. Chúng ta hãy nài xin thánh nữ Ôlympia giúp chúng ta nhận ra những đặc ân của mình để có thể chia sẻ với tha nhân.
Tuy vậy, chỉ ít lâu sau, Nêbriđiô qua đời, và nhà vua đã khuyến khích Ôlympia tái hôn. Nhưng thánh nữ trả lời: “Nếu Thiên Chúa muốn tôi làm vợ, thì Người đã chẳng cất mất Nêbriđiô xa khỏi tôi!” Và Ôlympia đã khước từ việc tái hôn. Thánh Grêgôriô đã gọi Ôlympia là “vinh quang của những quả phụ trong Giáo hội Đông phương.” Cùng với nhiều quả phụ đạo đức khác, Ôlympia đã dùng cuộc đời của mình để làm việc bác ái. Thánh nữ ăn mặc giản dị và cầu nguyện rất nhiều. Thánh nữ bố thí tiền bạc cho những người nghèo khổ. Cuối cùng, thánh Gioan kim khẩu đã phải nhắc nhớ thánh nữ Ôlympia nên cẩn trọng trong việc bố thí của cải. Thánh nhân nói: “Con không được phép khuyến khích sự lười biếng của những người sống dựa vào con cách không cần thiết. Việc đó giống như con ném tiền xuống biển vậy!”
Rồi thánh Gioan kim khẩu làm tổng giám mục thành Constantinôp. Với cương vị của mình, thánh nhân đã hướng dẫn thánh nữ Ôlympia và các môn sinh của thánh nữ trong việc thiết lập một ngôi nhà cho các trẻ mồ côi; và họ cũng xây cất được một nguyện đường. Họ đã giúp đỡ rất nhiều người. Thánh Gioan kim khẩu là người hướng dẫn rất quý mến của Ôlympia. Khi thánh nhân bị đi đày, Ôlympia rất đau buồn. Sau đó, thánh nữ cũng phải chịu bách hại. Cộng đoàn của thánh nữ, gồm các quả phụ và các chị em độc thân, bị bắt phải giải tán các hoạt động từ thiện. Ngoài ra, sức khỏe của Ôlympia không được tốt và thánh nữ thường hay bị phê bình. Tuy nhiên, thánh Gioan đã viết thư cho Ôlympia: “Cha luôn gọi con là đấng thánh. Sự nhẫn nại và thái độ bình thản của con trước những đau khổ cũng như sự khôn ngoan và bác ái của con đã giúp con chiếm được phần thưởng và vinh quang cao cả trên thiên đàng.”
Thánh nữ Ôlympia về trời năm 408, lúc mới chỉ hơn 40 tuổi. Thánh nữ được mô tả là một “người phụ nữ tuyệt vời, giống như chiếc bình quý chứa đầy Chúa Thánh Linh.”
Thánh nữ Ôlympia đã nhận được nhiều phúc lành từ nơi Thiên Chúa. Thánh nữ đã dùng những ơn ấy – thời giờ, tiền của, tài năng – để giúp đỡ tha nhân. Chúng ta hãy nài xin thánh nữ Ôlympia giúp chúng ta nhận ra những đặc ân của mình để có thể chia sẻ với tha nhân.