Phút cảm nhận Tin Mừng CN 3 Mùa Vọng ngày 15-12-2019
"Thầy có phải là Ðấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn phải đợi một Ðấng nào khác?" (Mt 11, 2-11).
Trong hơn một tuần nay, các bài Tin mừng chúa nhật cũng như ngày thường đã nhắc đến nhiều đến Gioan tẩy giả. Ông Gioan đã loan báo rằng: " Đấng Cứu Thế sẽ đến là một Thẩm Phán chí công, thưởng phạt nghiêm minh. Ngày ấy sẽ là một ngày kinh hoàng đối với những người gian ác, tội lỗi, không chịu hối cải".
Ngày Đức Giêsu đến, Gioan hầu như thất vọng, vì ông chẳng thấy có gì là kinh hoàng như ông đã loan báo trước, ngược lại, Đức Giêsu đã đem đến cho dân chúng nhiều điều ngỡ ngàng; “Người mù được thấy, người què được đi, người phong hủi được sạch, người điếc được nghe, người chết sống lại…”. Gioan tự nhủ; Đức Giêsu có phải là Đấng Cứu Thế, hay còn phải chờ đợi ai khác nữa?.
Ngày nay chúng con đã được biết; Đấng Cứu Thế đến "không phải để xét xử luận phạt, nhưng để tìm kiếm và cứu chữa những gì đã hư mất”. “Ngài đến không phải để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi người tội lỗi ăn năn”. “Ngài đến để cho người ta được sống và được sống dồi dào”. “Và Ngài còn đến không phải để được người ta hầu hạ phục vụ, nhưng để phục vụ và thí mạng sống cứu chuộc loài người”.
Lạy Chúa. Chúa đã đến, đã chết để cứu chuộc chúng con, đã sống lại và đang sống ở giữa chúng con. Chúng con vui mừng vì đã được cứu độ và được sống trong Chúa. Chúng con không phải chờ đợi một ai khác nữa. Xin ánh sáng và sức mạnh của Chúa biến đổi chúng con nên tạo vật mới. Xin cho chúng con hân hoan trong niềm vui ơn cứu độ. Amen.
Thánh Maria Rôsa
(1813-1855)
Vị thánh nữ này, Paula Rôsa, sinh năm 1813. Ngài xuất thân trong một gia đình đông con ở Brêscia, nước Ý. Thân phụ Paula là ông chủ rất thành công của một nhà máy dệt. Thân mẫu Paula qua đời khi ngài còn nhỏ, và Paula đã được chính các sơ sống trong miền Brêscia giáo dục.
Lên 17 tuổi, Paula Rôsa phải nghỉ học để giúp thân phụ trông coi việc nhà. Thân phụ nghĩ là đã đến lúc Paula nên lập gia đình, nhưng Paula lại muốn tận hiến đời mình để giúp đỡ tha nhân. Paula bắt đầu bằng việc tập trung một nhóm chị em làm việc ở nhà máy của thân phụ ngài lại. Họ cùng nhau cầu nguyện và làm các việc bác ái. Suốt thời gian căn bệnh dịch tả hoành hành, Paula đã săn sóc các bệnh nhân tại bệnh viện. Khi người ta dựng một nơi cư trú cho các thiếu nữ nghèo khó và vô gia cư, Paula Rôsa đã được mời tới điều hành ngôi nhà này. Paula cũng tạo những cơ hội cho các chị em làm việc và thiết lập một trường học dành cho những người khiếm thính.
Nhưng tất cả những hoạt động ấy mới chỉ là khởi điểm cho công việc vĩ đại sau này của Paula. Khi được 27 tuổi, Paula Rôsa thành lập một hội dòng dành cho các chị em, gọi là dòng Nữ Tỳ Bác Ái. Các nữ tu này tận hiến cuộc đời phục vụ cả hai nhu cầu thể xác lẫn tinh thần cho những người nghèo khổ và đau bệnh. Trong thời gian chiến tranh, Paula Rôsa và các chị em dòng ngài đã săn sóc những thương binh trong các trạm quân y và cả trên chiến trường.
Năm 1850, dòng Nữ Tỳ Bác Ái được giáo quyền chính thức phê nhận. Lúc ấy Paula Rôsa nhận tên là sơ Maria Thánh Giá. Sơ qua đời năm 1885, kiệt sức vì phục vụ các bệnh nhân.
Thánh nữ Maria Rôsa là một mẫu gương về niềm đam mê đối với mỗi người chúng ta. Thánh nữ có thể chỉ cho chúng ta cách nhìn những người sống xung quanh mình bằng cặp mắt của Đức Chúa Giêsu, nhận thấy những người đang đau khổ hay buồn chán và đến giúp họ với tình bạn chân thành.
Lên 17 tuổi, Paula Rôsa phải nghỉ học để giúp thân phụ trông coi việc nhà. Thân phụ nghĩ là đã đến lúc Paula nên lập gia đình, nhưng Paula lại muốn tận hiến đời mình để giúp đỡ tha nhân. Paula bắt đầu bằng việc tập trung một nhóm chị em làm việc ở nhà máy của thân phụ ngài lại. Họ cùng nhau cầu nguyện và làm các việc bác ái. Suốt thời gian căn bệnh dịch tả hoành hành, Paula đã săn sóc các bệnh nhân tại bệnh viện. Khi người ta dựng một nơi cư trú cho các thiếu nữ nghèo khó và vô gia cư, Paula Rôsa đã được mời tới điều hành ngôi nhà này. Paula cũng tạo những cơ hội cho các chị em làm việc và thiết lập một trường học dành cho những người khiếm thính.
Nhưng tất cả những hoạt động ấy mới chỉ là khởi điểm cho công việc vĩ đại sau này của Paula. Khi được 27 tuổi, Paula Rôsa thành lập một hội dòng dành cho các chị em, gọi là dòng Nữ Tỳ Bác Ái. Các nữ tu này tận hiến cuộc đời phục vụ cả hai nhu cầu thể xác lẫn tinh thần cho những người nghèo khổ và đau bệnh. Trong thời gian chiến tranh, Paula Rôsa và các chị em dòng ngài đã săn sóc những thương binh trong các trạm quân y và cả trên chiến trường.
Năm 1850, dòng Nữ Tỳ Bác Ái được giáo quyền chính thức phê nhận. Lúc ấy Paula Rôsa nhận tên là sơ Maria Thánh Giá. Sơ qua đời năm 1885, kiệt sức vì phục vụ các bệnh nhân.
Thánh nữ Maria Rôsa là một mẫu gương về niềm đam mê đối với mỗi người chúng ta. Thánh nữ có thể chỉ cho chúng ta cách nhìn những người sống xung quanh mình bằng cặp mắt của Đức Chúa Giêsu, nhận thấy những người đang đau khổ hay buồn chán và đến giúp họ với tình bạn chân thành.