Lễ Thánh Gia Thất
Mẫu Gương Của Gia Đình Na-da-rét
“Na-da-rét là trường học để ta khởi sự tìm hiểu cuộc đời của Đức Giê-su ; đó là trường học của Tin Mừng.
Tại đây, trước tiên chúng ta học quan sát, học lắng nghe, chiêm niệm và thấu hiểu ý nghĩa vừa rất sâu xa, vừa rất huyền diệu của việc Con Thiên Chúa xuất hiện cách đơn sơ, khiêm tốn và dễ thương. Có lẽ chúng ta còn phải học để âm thầm noi theo.
Tại đây, trước tiên chúng ta học quan sát, học lắng nghe, chiêm niệm và thấu hiểu ý nghĩa vừa rất sâu xa, vừa rất huyền diệu của việc Con Thiên Chúa xuất hiện cách đơn sơ, khiêm tốn và dễ thương. Có lẽ chúng ta còn phải học để âm thầm noi theo.
Tại đây, chúng ta học được phương pháp giúp ta hiểu Đức Ki-tô là ai. Tại đây, chúng ta nhận ra cần phải quan sát khung cảnh nơi Người cư ngụ giữa chúng ta : địa điểm, thời gian, phong tục, ngôn ngữ, nghi lễ tôn giáo, và tất cả những gì Đức Giê-su đã sử dụng để mặc khải chính mình cho thế gian. Tại đây, mọi sự đều lên tiếng, mọi sự đều có ý nghĩa.
Tại đây, trong trường học này, chúng ta hiểu được cần phải có một kỷ luật thiêng liêng, nếu chúng ta muốn tuân theo giáo huấn của Tin Mừng và trở nên môn đệ Đức Ki-tô.
Ôi, tôi thật lòng mong muốn trở lại làm trẻ thơ và đến học nơi ngôi trường Na-da-rét khiêm nhu nhưng cao cả này ! Tôi khao khát biết bao được ở gần bên Đức Ma-ri-a để bắt đầu học lại phải sống như thế nào và tìm hiểu các chân lý của Thiên Chúa khôn ngoan siêu việt biết bao !
Tại đây, trong trường học này, chúng ta hiểu được cần phải có một kỷ luật thiêng liêng, nếu chúng ta muốn tuân theo giáo huấn của Tin Mừng và trở nên môn đệ Đức Ki-tô.
Ôi, tôi thật lòng mong muốn trở lại làm trẻ thơ và đến học nơi ngôi trường Na-da-rét khiêm nhu nhưng cao cả này ! Tôi khao khát biết bao được ở gần bên Đức Ma-ri-a để bắt đầu học lại phải sống như thế nào và tìm hiểu các chân lý của Thiên Chúa khôn ngoan siêu việt biết bao !
Nhưng, tôi chỉ là người khách qua đường. Tôi phải để lại đây ước muốn tiếp tục được học hỏi để hiểu thấu Tin Mừng cho dù việc học hỏi đó không bao giờ được ngưng nghỉ. Tuy nhiên, tôi sẽ không rời khỏi đây mà không lượm vội lấy, như thể trộm vụng, một vài bài học vắn tắt từ Na-da-rét.
Trước hết là bài học về thinh lặng. Ước chi nơi mỗi chúng ta lại nảy sinh lòng quý trọng sự thinh lặng. Đây là điều kiện tuyệt vời và cần thiết cho tinh thần, đang khi chúng ta bị quấy nhiễu vì bao tiếng la hét, ồn ào và náo động của cuộc sống hiện đại, luôn ầm ĩ và quá căng thẳng. Ôi, ước chi sự thinh lặng của Na-da-rét dạy chúng ta biết suy đi gẫm lại, biết trở về với nội tâm, sẵn sàng đón nhận những hướng dẫn âm thầm của Thiên Chúa và lắng nghe những vị thầy chân chính dạy bảo. Ước chi sự thinh lặng đó dạy chúng ta biết sự cần thiết và giá trị của việc chuẩn bị, nghiên cứu, suy niệm, của nếp sống cá nhân và nội tâm, của lời cầu nguyện mà chỉ một mình Thiên Chúa nghe thấy trong nơi bí ẩn.
Thứ đến là bài học về đời sống gia đình. Ước chi Na-da-rét dạy cho chúng ta biết ý nghĩa của gia đình, của sự hiệp thông trong tình yêu, của vẻ đẹp khắc khổ nhưng sáng ngời, cũng như tính cách linh thánh và bất khả xâm phạm của gia đình. Ước chi Na-da-rét chỉ cho chúng ta biết rằng việc huấn luyện tại gia đình êm dịu biết dường nào, và không gì có thể thay thế được. Ước chi Na-da-rét dạy cho chúng ta biết vai trò nền tảng của gia đình trong trật tự xã hội.
Sau nữa là bài học về lao động. Ôi căn nhà Na-da-rét, ngôi nhà của người con bác thợ mộc. Hơn bất cứ nơi nào khác, tại đây chúng tôi muốn hiểu và ca tụng lề luật tuy khắt khe nhưng mang tính cứu chuộc đòi buộc con người phải lao động. Tại đây, tôi mong ước mọi người ý thức lại về sự cao cả của lao động. Tại đây, dưới mái nhà này, tôi muốn nhắc nhở rằng lao động tự nó không phải là cùng đích. Đàng khác, sự tự do và tính cao cả của lao động không hệ tại ở các giá trị kinh tế mà thôi, nhưng còn ở những giá trị hướng lao động đến cứu cánh đích thực của nó.
Sau cùng, tại đây, tôi muốn gửi lời chào đến mọi người lao động trên toàn thế giới, đồng thời muốn chỉ cho họ thấy gương mẫu vĩ đại, người anh em mang bản tính Thiên Chúa, vị ngôn sứ bênh vực những quyền lợi chính đáng của họ, đó là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.”
(Trích huấn từ của đức giáo hoàng Phao-lô VI, ngày 5-1-1964)
Sưu tầm
Sau cùng, tại đây, tôi muốn gửi lời chào đến mọi người lao động trên toàn thế giới, đồng thời muốn chỉ cho họ thấy gương mẫu vĩ đại, người anh em mang bản tính Thiên Chúa, vị ngôn sứ bênh vực những quyền lợi chính đáng của họ, đó là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.”
(Trích huấn từ của đức giáo hoàng Phao-lô VI, ngày 5-1-1964)
Sưu tầm