Xem thêm:
[Nhân đức trong gia đình] Sự Bình Tâm
I. Sự bình tâm là gì?
Sự bình tâm là cách bạn trải nghiệm những cảm xúc nhưng không cho nó điều khiển mình. Đó là cách bạn chọn cho mình cách hành xử trong từng trường hợp chứ không phải là những phản ứng tự nhiên. Những cảm xúc như buồn, vui, thất vọng, hạnh phúc, chán ngán, giận dỗi; tất cả chỉ là những cảm xúc tự nhiên. Mọi người đều có những cảm xúc như vậy. Sự bình tâm là cách bạn dùng suy tư cùng với cảm xúc nhưng không để cho cảm xúc điều khiển mình.
Sự bình tâm không phải là cách bạn phớt lờ cảm xúc của mình cũng như người khác. Nhiều người nghĩ rằng sự bình tâm sẽ khiến bạn tỏ ra lạnh lùng và không quan tâm tới người khác nhưng khi họ thực sự tập sống bình tâm họ cảm thấy một niềm vui. Cảm xúc là một điều tuyệt vời của con người, chúng ta sống với cảm xúc của mình và biết được điều chúng ta thực sự muốn thực hiện.
Sự bình tâm là cách bạn cảm nhận cảm xúc của mình, nhưng không bắt buộc phải hành động theo cảm xúc ấy trừ phi bạn muốn. Đó là cách bạn đứng bên mình để thấy những gì mình cảm và cảm nhận nó.
II. Tại sao cần thực hành sự bình tâm?
Sự bình tâm thực sự rất cần cho đời sống tinh thần. Nó cho phép chúng ta chọn cho mình cách hành xử mà không bị lệ thuộc vào cái cảm xúc đang có. Nó cho chúng ta một sự tử tế với những người mà chúng ta không thích, hay làm một việc thật khó mà chúng ta phải thực hiện.
Người có sự bình tâm có thể quyết định bản thân sẽ làm gì ngay cả khi họ đang giận. Họ có thể dùng giọng nói để cho người khác biết họ đang khó chịu như thế nào, chứ họ sẽ không chọn cách nhặt một vật gần nhất để liệng người khác.
Sự bình tâm cho bạn sự tự tin. Như thể bạn đang tới một nơi yên tĩnh và bình an trong tâm trí để nhìn xem những gì đang xảy ra mà không xô đổ chúng.
Nếu không có sự bình tâm trong suy nghĩ, bạn không biết mình sẽ phải làm gì vì bạn chỉ sống nhờ cảm xúc. Khi bạn thực hành sự bình tâm, mọi sự trở nên dễ thực hiện, thậm chí là khi bạn đang cao trào cảm xúc. Cầu nguyện và suy niệm có thể là cách thức rất tốt giúp bạn luyện tập sự bình tâm này.
Nếu không có sự bình tâm này, bạn có thể luôn tránh xa những gì mình không thích, những việc khó khăn dẫu rằng nó thực sự quan trọng với bạn. Với một sự bình tâm, bạn dễ dàng chọn cho mình công việc để thực hiện thay vì chỉ có ăn uống và chơi bời để rồi bỏ bê công việc.
III. Cách thực hành sự bình tâm
Bạn có thể thực hành sự bình tâm bất cứ khi nào bạn có cảm xúc về người khác hay một công việc nào đó. Trước tiên, bạn hãy nhận ra cái cảm xúc trong mình – làm sao bạn có thể rời bỏ nó nếu bạn không biết cái mình cần bỏ? Hãy dừng lại và nhìn nhận cảm xúc của mình và những suy nghĩ đến trong bạn. Hãy tự hỏi mình:
- Tôi đang cảm nhận thế nào về sự việc này?
- Tôi muốn làm gì trong hoàn cảnh này?
Hãy chú ý tới điều bạn muốn thực hiện và tiếp tục tự hỏi:
- Nó có tốt cho tôi không?
- Nó có giúp ích gì cho người khác không?
- Nó có đúng đắn không?
- Có phải đây là điều tốt nhất tôi có thể làm?
Nếu bạn trả lời không cho một trong những câu hỏi trên, hãy tìm một việc khác làm thay thế.
Nhìn. Chọn. Hành động.
Người bình tâm phản ứng thế nào:
- Mẹ bạn muốn bạn làm một số công việc trong nhà nhưng bạn lại muốn chơi games?
- Chị bạn ăn loại kẹo bạn thích và bạn rất khó chịu?
- Bạn muốn thắng trò chơi này và bạn tham gia nhưng không thắng được?
- Vài đứa trẻ trọc ghẹo bạn ở trường học?
IV. Dấu hiệu của sự thành công
Chúc mừng khi bạn:
- Dành giờ để suy nghĩ trước khi làm việc mà bạn cảm thấy hối tiếc.
- Nhìn lại cảm xúc của mình trước khi quyết định hành động.
- Biết cách kết hợp trí tuệ và cảm xúc.
- Cầu nguyện hay suy niệm trước khi hành động.
- Chọn việc tốt để thực hiện.
Hãy cố gắng:
- Phớt lờ cảm xúc của mình.
- Chưa biết được cảm xúc của mình.
- Tự nhiên hành động dựa trên cảm xúc mà không suy nghĩ.
- Khuôn mình.
- Không quyết định được những gì mình muốn làm hay muốn nói.
- Mất bình tĩnh.
Khẳng định:
Tôi ý thức được cảm xúc của mình và lựa chọn cho mình hành động cách bình tâm. Tôi làm điều đúng với tôi. Tôi trở thành người bạn tốt nhất của mình cho dù điều gì xảy ra.
Nguyên bản: The Family Virtues Guide: Simple Ways to Bring Out the Best in Our Children and Ourselves
Tác giả: Linda Kavelin Popov