SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ CHÚA BA NGÔI - LM. GIUSE ĐỖ VĂN THỤY
LỄ CHÚA BA NGÔI: MẦU NHIỆM
BA NGÔI TRONG ĐỜI THƯỜNG
Ai trong chúng ta cũng biết
câu chuyện về Thánh Augustinô ngày kia gặp một cậu bé đang cố sức lấy một chiếc
vỏ sò múc nước biển đổ vào một cái hang. Thánh nhân đã chê cười cậu bé. Nhưng
cậu đã đáp lại: việc tôi làm không đáng chê cười bằng việc ngài muốn dùng trí
khôn loài người để tìm hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.
Sau một đời ăn chơi trụy lạc
và chạy theo tà thuyết, Augustinô đã tìm về với Kitô Giáo. Ngài được xem là
điển hình của một sự khao khát và tìm kiếm không ngừng. Điều đó được thể hiện
qua một giai thoại như sau:
Augustinô thuộc khuynh
hướng của những người cho rằng với kiến thức và nỗ lực tìm kiếm, con
người có thể múc cạn chân lý về Thiên Chúa. Một hôm, đi dọc theo bờ biển, đầu óc
miên man nghĩ đến những bí nhiệm về Thiên Chúa, tình cờ ngài gặp một cậu bé
đang ngồi chơi trên cát. Nó dùng một mảnh sò để đào một lỗ nhỏ trên cát, rồi
dùng vỏ sò múc nước biển đổ vào đó.
Nhưng dã tràng xe cát Biển Đông, cứ đổ
nước vào cái lỗ mà vẫn không bao giờ đầy. Ngạc nhiên về cử chỉ của đứa bé,
thánh nhân nấn ná gợi chuyện. Ngài hỏi nó đang làm gì, đứa bé trả lời không
chút do dự: thưa ông, cháu đang dùng vỏ sò này để tát cho cạn nước biển
đại dương.
Thánh nhân lắc đầu bảo nó: cháu
không thể làm được chuyện đó
đâu.
Đứa bé ngước lên và mỉm cười nói: múc
cạn nước đại dương để đổ đầy cái lỗ này còn dễ hơn múc cạn mầu nhiệm về Thiên
Chúa và thánh nhân đã giật mình tỉnh ngộ.[1]
Quả thật, mầu nhiệm Ba Ngôi là một mầu
nhiệm cao cả, trí khôn chúng ta không thể hiểu thấu, nhưng mầu nhiệm Ba Ngôi
lại là một mầu nhiệm rất gần gũi với đời sống chúng ta.
Chúng ta cảm nhận mầu nhiệm
Ba Ngôi qua cây cối thực vật ngay bên cạnh chung quanh chúng ta. Đây là câu
chuyện của tình yêu thương.
Lá cây, thân cây, cành cây và
rễ cây cùng yêu thương nhau. Tình yêu của chúng tiếp diễn không ngừng, lá non
đâm chồi thay thế cho lá vàng, vỏ cây yêu rễ cây, rễ cây yêu cành cây. Thân cây
ôm giữ chúng lại với nhau, và lá cây xõa bóng phủ hết cả thân cây. Thân cây yêu
mặt đất và yêu cả bầu trời.
Ngay từ khoảnh khắc nó đâm
chồi nhú lên khỏi mặt đất, nó luôn cắm sâu vào lòng đất và vươn thẳng lên trời
cao. Nó yêu lũ chim chóc xây tổ trên cành của mình, nó yêu bầy thú trú ẩn dưới
gốc, nó yêu cả lũ côn trùng nương náu trong từng lớp vỏ cây. Tất cả là một gia
đình.
Quả thật, cây cối cho chúng ta thấy một hình ảnh rất sống động về Chúa Ba Ngôi:
Quả thật, cây cối cho chúng ta thấy một hình ảnh rất sống động về Chúa Ba Ngôi:
- Chúa Cha là bộ rễ cắm sâu trong lòng đất.
- Chúa Con là thân cây và tất cả chúng ta là
cành.
Lá cây phải làm việc đêm ngày, ấy thế mà lá không
bao giờ ganh tị với hoa khi được con người đến chiêm ngưỡng. Lá cũng không bao
giờ ghen tương với những trái cây khi con người nâng niu những trái chín mọng.
Thường thường con người chỉ quan tâm đến những nụ hoa và những trái cây trên
cành mà hầu như chẳng bao giờ để ý đến lá cây gì cả, ấy thế mà lá vẫn cứ âm
thầm làm việc. Quả thật đây là một hình ảnh rất ấn tượng để giới thiệu cho con
người tình yêu thương bác ái mà Chúa Giêsu đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta.
- Chúa Thánh Thần chính là nhựa cây lấy từ rễ cây để nuôi sống
thân cây, cành cây và lá cây. Cây làm sao sống được nếu không có nhựa cây nuôi
sống. Lá làm sao có thể xanh tươi được nếu không được
bộ rễ chuyển nhựa cây lên. Cành cây làm sao có trái được nếu không được cung
cấp đầy đủ nhựa sống. Như thế nhựa cây rất cần cho sự sống của cây,
nhưng nhựa cây lại tùy thuộc vào bộ rễ là chính Chúa Cha.
- Chúa Cha là bộ rễ cắm sâu trong lòng đất. Nhờ Chúa Cha là bộ rễ cắm sâu
trong lòng đất mà thân cây mới có thể đứng vững, nhờ đó mới chuyển nhựa lên để
nuôi cây, nhờ đó cây mới có thể sinh hoa kết trái.
Nhìn vào rừng cây chúng ta thấy rõ điều này. Quan sát rừng cây, chúng ta thấy có cả ngàn ngàn các loại cây
chen nhau mọc trong rừng. Rừng xanh được tạo nên bởi cả rừng cây muôn loại và
muôn mầu sắc. Các cây cùng chen nhau mọc vươn lên trong khoảng không, nhưng mỗi
cây đều phải bám rễ sâu để giữ thân mình.
Mỗi cây có sự sống và có các kết cấu riêng
biệt. Mỗi cây tự mình hút chất bổ để nuôi dưỡng thân mình qua những cách thế
được tạo hóa phú bẩm. Cây nào không bám rễ sâu sẽ dễ bị tróc gốc khi gặp mưa to
gió lớn. Chúng ta hãy bám chắc vào Chúa Cha như thân cây bám vào bộ rễ cắm sâu
trong lòng đất.
Bởi đó, ngày
lễ Chúa Ba Ngôi phải là một ngày lễ giúp chúng ta tưởng nhớ đến Bí Tích Rửa Tội,
vì nhờ Bí Tích Rửa Tội, chúng ta trở nên con của Chúa Cha, em của Chúa Giêsu và
đền thờ của Chúa Thánh Thần. Hơn nữa, Bí Tích Rửa Tội còn nói lên mối dây liên
hệ giữa chúng ta và Chúa Ba Ngôi. Đây cũng là điều mà Dấu Thánh Giá nhắc nhở cho
chúng ta. Thực vậy, khi làm Dấu Thánh Giá, chúng ta hãy nhủ thầm: tôi đã được
rửa tội nhân danh Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Vì thế, tôi phải chu
toàn thánh ý Chúa Cha, thực hiện những lời giảng dạy của Chúa Con và thánh hóa
bản thân với sự giúp đỡ của Chúa Thánh Thần.
Đồng thời, ngày lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay, còn đem lại cho chúng ta niềm an ủi và khích lệ. Chúa Cha luôn nhìn xem chúng ta, yêu mến và giúp đỡ chúng ta. Chúa Con luôn khuyên nhủ chúng ta noi gương bắt chước Ngài, quảng đại chấp nhận những hy sinh, những gian khổ. Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta làm lành lánh dữ, trao ban cho chúng ta ánh sáng và sức mạnh.
Đồng thời, ngày lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay, còn đem lại cho chúng ta niềm an ủi và khích lệ. Chúa Cha luôn nhìn xem chúng ta, yêu mến và giúp đỡ chúng ta. Chúa Con luôn khuyên nhủ chúng ta noi gương bắt chước Ngài, quảng đại chấp nhận những hy sinh, những gian khổ. Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta làm lành lánh dữ, trao ban cho chúng ta ánh sáng và sức mạnh.
Mỗi ngày chúng ta làm dấu
trên mình: "nhân danh Cha và Con và Thánh Thần". Ước gì chúng ta cũng
biết in dấu Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa Tình Yêu trong cuộc đời ta, để chúng ta
không ngừng kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Amen.