Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020

Phút cảm nhận Tin Mừng CN ngày 15/11/2020. Kính trọng thể CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM.

Filled under:

 


Phút cảm nhận Tin Mừng CN ngày 15/11/2020.
Kính trọng thể CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM.
"Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại biết" (Mt 10, 17-22).
Người kitô hữu phải chịu muôn vàn hình khổ khác do kế hoạch Phân Sáp của Vua Tự Đức vào năm 1851 và 1856. Đây là một kế hoạch rất thâm độc: Thứ nhất, không cho người công giáo sống trong làng công giáo của mình, nhưng phải đến ở trong các làng bên lương; thứ hai, một người công giáo bị năm người bên lương canh giữ cẩn mật; thứ ba, các làng công giáo bị phá hủy, của cải ruộng đất của người công giáo bị tịch thu và giao vào tay những người bên lương, những người lương sử dụng và nộp thuế cho nhà nước; thứ tư, không cho người đàn ông công giáo ở một nơi với người đàn bà công giáo, không cho vợ chồng công giáo ở với nhau, mỗi người phải đi ở một nơi xa nhau, con cái của người công giáo thì phải để cho gia đình người lương nuôi. Theo các sử liệu ghi chép lại, với kế hoạch Phân Sáp, có khoảng 400 000 kitô hữu phải bị đi phân sáp, trong đó có từ 50 000 – 60 000 tín hữu phải chết nơi phân sáp, 100 làng công giáo bị tàn phá bình địa, 2 000 họ đạo bị tịch thu tài sản ruộng đất, 115 Linh mục Việt nam và 10 giáo sĩ ngọai quốc bị giết, 80 Dòng Mến Thánh Giá bị phá tan, 2000 nữ tu Mến Thánh giá phải tan tác, 100 nữ tu Mến Thánh giá chết vì Đạo.
(Trích: Suy niệm của Lm. Anthony Trung Thành).
Ngoài ra, phải kể đến những cuộc thảm sát người Kitô hữu do phong trào Văn Thân ở thế ký 19 gây ra: tổng cộng số giáo dân bị giết khoảng 40 000 người, 30 linh mục Việt Nam, 20 thừa sai và hàng ngàn họ đạo bị thiêu hủy. (Nguồn các dự liệu: Internet).
Cảm nhận tin mừng. Khi được biết đã có hàng trăm ngàn người chết vì niềm tin của mình. Vợ mất chồng, chồng mất vợ, con cái mất hết cả cha lẫn mẹ. Của cải tài sản mất hết.
Dĩ nhiên họ sẽ được bình an vô sự và có thể còn được cấp ruộng vườn nữa, nếu chịu rời bỏ đức tin (Bỏ đạo).
Các Anh hùng Đức tin nay đã là Thánh, đã là những tấm gương phản chiếu tình yêu Thiên Chúa đến hết mọi người. Tám triệu người Công giáo Việt Nam ngày nay quyết nên thánh, để xứng với những gì cha ông đã để lại.
Lạy Chúa Giesu Thánh Thể. Chúng con hãnh diện là con cháu các Thánh tử đạo Việt Nam. Xin cho chúng con biết noi gương các ngài, can đảm là chứng nhân cho Chúa trong đời sống đức tin bằng cách chu toàn các giới răn Chúa. Xin máu các Thánh Tử đạo Việt Nam thắm đượm trên quê hương Việt Nam, để nhiều người biết Chúa hơn. Amen.



15 Tháng Mười Một

Thánh Anrê Dũng Lạc và Các Bạn

 

Thánh Anrê Dũng Lạc là một trong 117 vị tử đạo ở Việt Nam trong những năm từ 1820 đến 1862. Các ngài được phong chân phước làm bốn đợt, từ 1900 đến 1951. Sau cùng, các ngài được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh vào năm 1988.

 

Kitô Giáo được người Bồ Ðào Nha đưa vào Việt Nam qua ba triều đại. Vào năm 1615, các linh mục dòng Tên mở khu hội truyền giáo đầu tiên ở Ðà Nẵng. Ở đây các cha coi sóc các người Công Giáo Nhật Bản bị tống ra khỏi nước.

 

Vua chúa thời ấy cấm các nhà truyền giáo ngoại quốc không được du nhập vào Việt Nam và họ dụ dỗ người Việt chối đạo bằng cách bước qua thập giá. Giống như thời kỳ cấm đạo ở bên Anh, các linh mục ở Việt Nam cũng phải trốn tránh trong nhà của giáo dân.

 

Có đến ba lần bắt đạo cực kỳ khủng khiếp trong thế kỷ 19. Kể từ năm 1820, trong sáu thập niên, có khoảng 100,000 đến 300,000 người Công Giáo đã bị giết hoặc bi đầy ải. Trong đợt bách hại đầu tiên các nhà truyền giáo ngoại quốc gồm các linh mục của Tu Hội Thừa Sai Ba Lê, cũng như các linh mục Ða Minh người Tây Ban Nha và các người dòng ba.

 

Vào năm 1847 xảy ra cuộc bách hại lần thứ hai, khi nhà vua nghi ngờ các vị thừa sai và giáo dân Việt Nam đồng loã với lực lượng phản loạn để giết các con trai của vua.

 

Các vị tử đạo sau cùng là 17 giáo dân, trong đó có một em 9 tuổi, được tử đạo năm 1862. Chính năm đó một hiệp ước được Việt Nam ký kết với Pháp nhằm đảm bảo sự tự do tôn giáo cho người dân, nhưng hiệp ước đó không được tôn trọng.

 

Vào năm 1954, có khoảng một triệu rưỡi người Công Giáo -- khoảng bảy phần trăm dân số -- sống ở miền Bắc. Người Phật Giáo chiếm khoảng 60 phần trăm dân số. Vỉ sự tàn ác của chế độ cộng sản, 670,000 người Công Giáo đã từ bỏ đất đai, nhà cửa và tài sản để di cư vào miền Nam. Sau cuộc chiến Việt Nam, vào năm 1975 cộng sản đã làm chủ toàn thể lãnh thổ quốc gia này.

 

Lời Bàn

 

Lịch sử tử đạo của dân tộc Việt giúp cho những ai chỉ biết đến Việt Nam qua cuộc chiến giữa tự do và cộng sản thấy rằng, ngay tự xa xưa, thập giá đã là một phần của đời sống người Việt. Trong khi lý do của sự can thiệp hoặc bỏ rơi của Hoa Kỳ vào vấn đề Việt Nam chưa được giải đáp thỏa đáng, thì chính đức tin Kitô Giáo từng ăn sâu vào lòng đất Việt đã chứng tỏ sự can trường hơn bất cứ sức lực nào muốn tiêu diệt đức tin ấy.

 

Lời Trích

 

"Giáo Hội Việt Nam thì sống động và đầy sinh lực, với nhiều giám mục trung tín và hăng hái, và nhiều giáo dân tận tụy và can đảm& Giáo Hội Việt Nam đang sống phúc âm trong một hoàn cảnh khó khăn và phức tạp với một sức mạnh đáng kể" (nhận định của ba vị tổng giám mục Hoa Kỳ sau chuyến thăm viếng Việt Nam vào tháng Giêng 1989).



Trích từ NguoiTinHuu.com