Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 31-1-2020
“Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy không biết.” (Mc 4,26-27).
Một cây trồng từ hạt và một cây trồng từ chiết cành, nếu được chăm sóc kỹ, chúng phát triển tốt như nhau.
Con người và vạn vật được đặt để trên mặt đất này là để sống và phát triển. Thiên Chúa gieo hạt giống, quan tâm đến chúng và ban cho đủ điều kiện (Nước + ánh sáng+ không khí) là chúng tự phát triển. Để được trưởng thành chúng cũng gặp nhiều khó khăn là cạnh tranh để sinh tồn hoặc bị chôn vùi che lấp, nhưng tất cả đều tồn tại.
Đức Giêsu cũng gieo hạt giống Nước Trời nơi tấm lòng con người, cùng với ơn Chúa, Nước đó âm thầm phát triển lan rộng khắp thế giới, tạo nên mùa gặt các linh hồn.
Đức Giêsu còn đưa ra dụ ngôn hạt cải, để mọi người thêm vững lòng. Thực vậy, một bên là cái mong manh bé nhỏ, bên kia lại là những kết quả to lớn đạt được. Một loại hạt giống nhỏ bé để rồi hạt giống đó trở thành một dấu chỉ sinh ân sủng vô vàn của Chúa.
Cảm nhận tin mừng: Thiên Chúa ban cho ta rất nhiều và rất đủ. Ta cũng cần cộng tác với Ngài bằng sự kiên trì, trung thành và cố gắng, thì mới thực sự có giá trị .
Lạy Chúa, chúng con vẫn thường mang tâm trạng: Mình tài hèn sức mọn thì có giúp ích gì được cho đời? Qua lời Chúa dạy hôm nay, chúng con hiểu rằng chính Chúa sẽ làm cho cái nhỏ bé trở thành vĩ đại. Xin Lời Chúa soi sáng và hướng dẫn cuộc đời chúng con, để những hoa trái Ngài gieo được nẩy mầm, lớn lên và trổ sinh hoa trái. Amen.
Thánh Gioan Bosco
Gioan Melchoir Bosco sinh ngày 16 tháng 8 năm 1815 tại Becchi, Castelnuovo d’Asti, Piedmont, Turinô, nước Ý. Song thân của ngài là những nông dân nghèo. Khi Gioan được hai tuổi thì thân phụ qua đời. Thân mẫu ngài – Đấng Đáng Kính Margaret Occhiena – phải cố gắng hết sức để nuôi nấng cả gia đình. Vừa đến tuổi khôn lớn, Gioan đã phải làm việc vất vả để giúp đỡ mẹ.
Ngài là người thông minh và tràn đầy sức sống. Rồi Gioan bắt đầu nghĩ đến việc đi tu làm linh mục. Ngài không dám nói điều gì với mẹ bởi vì biết gia đình không có khả năng chu cấp cho ngài theo học ở chủng viện. Hơn nữa, mẹ Gioan lại đang cần có người phụ giúp việc nhà. Vì thế, Gioan đã nhẫn nại chờ đợi, cầu nguyện và hy vọng. Cuối cùng, một linh mục thánh thiện là thánh Giuse Caffaso nhận thấy Gioan có ước vọng muốn làm linh mục. Ngài đã giúp Gioan gia nhập chủng viện. Suốt quá trình học tập, Gioan đã phải vất vả làm việc. Ngài học đủ thứ nghề: thợ mộc, đánh giầy, nấu ăn, làm bánh, trồng trọt và chăn nuôi. Ngài cũng làm nhiều công việc khác nữa. Ngài đã không thể nào nghĩ rằng những kinh nghiệm thực tế đây sẽ rất giúp ích cho nhiều người sau này. Năm 1841, Gioan trở thành linh mục.
Với tư cách là một linh mục, cha Don Bosco bắt đầu sứ vụ lớn lao của mình. Ngài tập họp các em trai không cửa không nhà lại với nhau và dạy nghề cho chúng. Bằng cách này, chúng sẽ không phải đi ăn trộm ăn cắp hoặc quậy phá gây rối trật tự nữa. Khoảng năm 1850, đã có một trăm tám mươi em trai sống tại căn nhà dành cho các trẻ em của ngài. Mẹ của cha Don Bosco là người giữ nhà. Thoạt đầu, người ta không hiểu được điều cha Don Bosco đang làm. Họ cho rằng bọn trẻ sẽ không thể nào trở nên tốt được. Nhưng cha Don Bosco xác nhận là chúng có thể.
“Em có muốn làm bạn của cha Don Bosco không?” ngài hay hỏi như vậy mỗi khi có một cậu nhỏ mới đến với ngài. “Em muốn chứ?” cha Don Bosco vui vẻ hỏi như thế và sau cùng ngài kết luận: “Rồi em sẽ giúp tôi cứu linh hồn của em.” Ngài muốn các cậu trai của ngài mỗi tối phải đọc ba kinh Kính Mừng để Đức Mẹ giúp các cậu giữ mình khỏi tội. Ngài cũng dặn dò khuyên nhủ bọn trẻ phải thường xuyên lãnh nhận các bí tích Hòa Giải và Thánh Thể với lòng yêu mến. Một trong các cậu nhỏ của cha Don Bosco là Đaminh Saviô đã làm thánh.
Cha Don Bosco thiết lập một Dòng tu chuyên đào tạo các linh mục và tu huynh theo tinh thần của thánh Phanxicô Salêsiô năm 1859. Họ được gọi là “Các tusĩ thuộc tu hội Salesians Don Bosco (Salesians of Don Bosco – SDB)” Một dòng nữ dành cho các chị em Salesians (Daughters of Mary, Help of Christians) cũng được thiết lập năm 1872 với sự giúp đỡ của thánh Maria Mazarêlô.
Cha Don Bosco qua đời ngày 31 tháng 01 năm 1888. Toàn thể dân thành Turinô đã xếp thành hàng dài trên các đường phố để tỏ lòng tôn kính, cảm phục, yêu mến và biết ơn ngài. Lễ an táng của Cha Don Bosco đã trở nên lời loan báo vui mừng tạ ơn Thiên Chúa vì đời sống kỳ diệu của con người này. Đức Giáo Hoàng Pius X đã công nhận các nhân đức anh hùng của cha Don Bosco và đã ghi tên cha Don Bosco vào sổ các Đấng Đáng Kính ngày 24 tháng 7 năm 1907. Hai mươi hai năm sau, Đức Giáo Hoàng Pius XI (một linh mục trẻ coi xứ có lần gặp gỡ Cha Don Bosco sau này đã trở thành Đức Giáo hoàng Pius XI) đã tôn phong Chân Phước cho cha Don Bosco ngày 02 tháng 6 năm 1929. Chính ngài đã sung sướng phong thánh cho Cha Don Bosco ngày 01 tháng 4 năm 1934.
Ngài là người thông minh và tràn đầy sức sống. Rồi Gioan bắt đầu nghĩ đến việc đi tu làm linh mục. Ngài không dám nói điều gì với mẹ bởi vì biết gia đình không có khả năng chu cấp cho ngài theo học ở chủng viện. Hơn nữa, mẹ Gioan lại đang cần có người phụ giúp việc nhà. Vì thế, Gioan đã nhẫn nại chờ đợi, cầu nguyện và hy vọng. Cuối cùng, một linh mục thánh thiện là thánh Giuse Caffaso nhận thấy Gioan có ước vọng muốn làm linh mục. Ngài đã giúp Gioan gia nhập chủng viện. Suốt quá trình học tập, Gioan đã phải vất vả làm việc. Ngài học đủ thứ nghề: thợ mộc, đánh giầy, nấu ăn, làm bánh, trồng trọt và chăn nuôi. Ngài cũng làm nhiều công việc khác nữa. Ngài đã không thể nào nghĩ rằng những kinh nghiệm thực tế đây sẽ rất giúp ích cho nhiều người sau này. Năm 1841, Gioan trở thành linh mục.
Với tư cách là một linh mục, cha Don Bosco bắt đầu sứ vụ lớn lao của mình. Ngài tập họp các em trai không cửa không nhà lại với nhau và dạy nghề cho chúng. Bằng cách này, chúng sẽ không phải đi ăn trộm ăn cắp hoặc quậy phá gây rối trật tự nữa. Khoảng năm 1850, đã có một trăm tám mươi em trai sống tại căn nhà dành cho các trẻ em của ngài. Mẹ của cha Don Bosco là người giữ nhà. Thoạt đầu, người ta không hiểu được điều cha Don Bosco đang làm. Họ cho rằng bọn trẻ sẽ không thể nào trở nên tốt được. Nhưng cha Don Bosco xác nhận là chúng có thể.
“Em có muốn làm bạn của cha Don Bosco không?” ngài hay hỏi như vậy mỗi khi có một cậu nhỏ mới đến với ngài. “Em muốn chứ?” cha Don Bosco vui vẻ hỏi như thế và sau cùng ngài kết luận: “Rồi em sẽ giúp tôi cứu linh hồn của em.” Ngài muốn các cậu trai của ngài mỗi tối phải đọc ba kinh Kính Mừng để Đức Mẹ giúp các cậu giữ mình khỏi tội. Ngài cũng dặn dò khuyên nhủ bọn trẻ phải thường xuyên lãnh nhận các bí tích Hòa Giải và Thánh Thể với lòng yêu mến. Một trong các cậu nhỏ của cha Don Bosco là Đaminh Saviô đã làm thánh.
Cha Don Bosco thiết lập một Dòng tu chuyên đào tạo các linh mục và tu huynh theo tinh thần của thánh Phanxicô Salêsiô năm 1859. Họ được gọi là “Các tusĩ thuộc tu hội Salesians Don Bosco (Salesians of Don Bosco – SDB)” Một dòng nữ dành cho các chị em Salesians (Daughters of Mary, Help of Christians) cũng được thiết lập năm 1872 với sự giúp đỡ của thánh Maria Mazarêlô.
Cha Don Bosco qua đời ngày 31 tháng 01 năm 1888. Toàn thể dân thành Turinô đã xếp thành hàng dài trên các đường phố để tỏ lòng tôn kính, cảm phục, yêu mến và biết ơn ngài. Lễ an táng của Cha Don Bosco đã trở nên lời loan báo vui mừng tạ ơn Thiên Chúa vì đời sống kỳ diệu của con người này. Đức Giáo Hoàng Pius X đã công nhận các nhân đức anh hùng của cha Don Bosco và đã ghi tên cha Don Bosco vào sổ các Đấng Đáng Kính ngày 24 tháng 7 năm 1907. Hai mươi hai năm sau, Đức Giáo Hoàng Pius XI (một linh mục trẻ coi xứ có lần gặp gỡ Cha Don Bosco sau này đã trở thành Đức Giáo hoàng Pius XI) đã tôn phong Chân Phước cho cha Don Bosco ngày 02 tháng 6 năm 1929. Chính ngài đã sung sướng phong thánh cho Cha Don Bosco ngày 01 tháng 4 năm 1934.