Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 10-01-2020
“Người giơ tay đụng vào anh ta và bảo: "Tôi muốn, anh sạch đi." Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh”. (Lc 5,13).
Cách đây khá lâu, Đức Giáo Hoàng Phanxico ôm chúc lành cho một người có khuôn mặt biến dạng rất dị, đã làm cho biết bao người cảm phục. Giới báo chí coi đó là một cử chỉ yêu thương phi thường, nhờ đó người bệnh không còn cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi.
Đoạn tin mừng hôm nay tường trình việc Đức Giêsu giơ tay đụng vào ngươi phong hủi để chữa lành, chứng tỏ ngài không hề ghê tởm anh. Ngài còn ân cần bảo anh trình diện tư tế để công nhận anh đã được lành sạch, để mọi người không còn xa lánh nữa.
Đau khổ nhất cho con người là bệnh tật và sự cô đơn. ấy vậy mà người bị bệnh phong, họ phải hứng chịu tất cả. Thấu hiểu nỗi khổ đó, Đức Giêsu đã dạy cho mỗi người chúng con: hãy biết yêu thương ngay cả đến người không đáng yêu, tha thứ kẻ không đáng tha thứ. Ngài đã làm thế và chúng con cũng phải làm như vậy, để chúng con luôn là môn đệ đích thực của Chúa.
Lạy Chúa, Chúa đã làm cho chúng con tin tưởng vào tình yêu của Chúa. Chúa không hề ghét bỏ, xa tránh những kẻ tội lỗi, trái lại, Chúa vẫn chở che nâng đỡ chúng con. Xin Chúa ban cho chúng ta được trở nên dấu chỉ tình thương của Chúa trong xã hội hôm nay. Amen.
Thánh Grêgôriô ở Nyssa
Thánh Grêgôgiô là con út của một gia đình đã góp phần rất lớn cho Giáo Hội. Gia đình ấy có ít nhất năm vị thánh.
Sinh trưởng trong thành phố bây giờ là Thổ Nhĩ Kỳ, Grêgôriô là con của hai vị thánh Basil và Emmilia, và lớn lên trong sự dẫn dắt của người anh là Thánh Basil Cả, và người chị Macrina. Sự thành công trong việc học của Grêgôriô tiên đoán một tương lai rạng rỡ. Sau khi là giáo sư hùng biện, ngài được khuyến khích dâng hiến tài năng và hoạt động cho Giáo Hội, và ngài đã gia nhập đan viện của người anh là Basil Cả. Sau khi lập gia đình, Grêgôriô tiếp tục học làm linh mục và được phong chức (vấn đề độc thân thời bấy giờ không phải là điều kiện để làm linh mục).
Ngài được chọn làm Giám Mục của Nyssa năm 372, là giai đoạn nhiều căng thẳng về bè rối Arian, họ từ chối thiên tính của Ðức Kitô. Sau một thời gian giam cầm vì bị bè rối Arian vu oan là biển thủ ngân quỹ Giáo Hội, Ðức Grêgôgiô được phục hồi quyền bính năm 378.
Chính sau cái chết của người anh yêu quý là Thánh Basil mà Ðức Grêgôgiô mới thực sự chứng tỏ khả năng của ngài. Các học thuyết của ngài chống với Arian và các sai lầm khác lừng danh đến nỗi ngài được xưng tụng là người bảo vệ chính giáo. Ngài được sai đi trong các sứ vụ chống trả các bè rối, và giữ một vị thế quan trọng trong Công Ðồng Constantinople.
Danh tiếng của ngài kéo dài cho đến khi từ trần, nhưng qua nhiều thế kỷ, danh tiếng ấy lu mờ dần khi người ta không rõ ngài có phải là tác giả của các học thuyết ấy hay không. Tuy nhiên, chúng ta phải cám ơn công trình của các học giả trong thế kỷ 20, vì nhờ đó mà tầm vóc của Thánh Grêgôriô lại được phục hồi. Thật vậy, Thánh Grêgôriô ở Nyssa không chỉ được coi là một trụ cột của chính giáo, nhưng còn là người đóng góp quan trọng cho các truyền thống bí nhiệm trong linh đạo Kitô Giáo và cho hệ thống đan viện.
Sinh trưởng trong thành phố bây giờ là Thổ Nhĩ Kỳ, Grêgôriô là con của hai vị thánh Basil và Emmilia, và lớn lên trong sự dẫn dắt của người anh là Thánh Basil Cả, và người chị Macrina. Sự thành công trong việc học của Grêgôriô tiên đoán một tương lai rạng rỡ. Sau khi là giáo sư hùng biện, ngài được khuyến khích dâng hiến tài năng và hoạt động cho Giáo Hội, và ngài đã gia nhập đan viện của người anh là Basil Cả. Sau khi lập gia đình, Grêgôriô tiếp tục học làm linh mục và được phong chức (vấn đề độc thân thời bấy giờ không phải là điều kiện để làm linh mục).
Ngài được chọn làm Giám Mục của Nyssa năm 372, là giai đoạn nhiều căng thẳng về bè rối Arian, họ từ chối thiên tính của Ðức Kitô. Sau một thời gian giam cầm vì bị bè rối Arian vu oan là biển thủ ngân quỹ Giáo Hội, Ðức Grêgôgiô được phục hồi quyền bính năm 378.
Chính sau cái chết của người anh yêu quý là Thánh Basil mà Ðức Grêgôgiô mới thực sự chứng tỏ khả năng của ngài. Các học thuyết của ngài chống với Arian và các sai lầm khác lừng danh đến nỗi ngài được xưng tụng là người bảo vệ chính giáo. Ngài được sai đi trong các sứ vụ chống trả các bè rối, và giữ một vị thế quan trọng trong Công Ðồng Constantinople.
Danh tiếng của ngài kéo dài cho đến khi từ trần, nhưng qua nhiều thế kỷ, danh tiếng ấy lu mờ dần khi người ta không rõ ngài có phải là tác giả của các học thuyết ấy hay không. Tuy nhiên, chúng ta phải cám ơn công trình của các học giả trong thế kỷ 20, vì nhờ đó mà tầm vóc của Thánh Grêgôriô lại được phục hồi. Thật vậy, Thánh Grêgôriô ở Nyssa không chỉ được coi là một trụ cột của chính giáo, nhưng còn là người đóng góp quan trọng cho các truyền thống bí nhiệm trong linh đạo Kitô Giáo và cho hệ thống đan viện.