Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

Những thói quen ăn uống gây 7 bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay

Filled under:

Những thói quen ăn uống gây 7 bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay

Ung thư có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống của từng người. Do đó, muốn phòng tránh ung thư nhất định phải từ bỏ những thói quen sau.

1. Ung thư tuyến tụy

Những thói quen ăn uống gây 7 bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay - 1

Ung thư tuyến tụy là một khối u ác tính trong hệ thống tiêu hóa với tỷ lệ tử vong cao và rất khó để điều trị. Bệnh ung thư này có liên quan tới 3 nhóm thực phẩm chính: nhiều chất béo, nhiều protein, nhiều đường.
Cách phòng ngừa bệnh ung thư này là ăn ít 3 nhóm thực phẩm trên và bổ sung thêm rau quả tươi vào bữa ăn hàng ngày. 
2. Ung thư dạ dày

Những thói quen ăn uống gây 7 bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay - 2

Nhiều gia đình thường có thói quen ăn lại đồ thừa, thức ăn còn dư được cho vào tủ lạnh và được hâm nóng vào ngày hôm sau. Trong quá trình hâm nóng, thức ăn thừa sẽ tạo ra một số nitrite, mặc dù hàm lượng không cao nhưng về lâu dài nó sẽ gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, các loại thực phẩm ngâm chua cũng là nguyên nhân gây ung thư dạ dày.
Để ngăn ngừa ung thư dạ dày cần có một chế độ ăn lành mạnh, ăn nhiều rau trái cây tươi và ít thực phẩm ngâm chua, thức ăn thừa.
3. Ung thư gan

Những thói quen ăn uống gây 7 bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay - 3

Nhiều người thích cắt bỏ phần thức ăn bị mốc và không nỡ vứt đi, họ sẽ ăn nốt phần còn lại. Ít ai biết được rằng cách ăn này sẽ gây ra bệnh ung thư gan. Trong thức ăn bị mốc có nấm Aflatoxin, cùng với rượu đây là 2 thứ khiến gan bị tổn thương hàng đầu.
Aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh có độc tính cao gấp 10 lần so với Kali Xyanua và 68 lần so với Asen. Đậu nành, ngô và các thực phẩm giàu tinh bột khác cũng có nguy cơ gây ung thư cao hơn nếu bị nhiễm Aflatoxin.
4. Ung thư vú

Những thói quen ăn uống gây 7 bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay - 4

Ngoài việc thức khuya, căng thẳng, tức giận và các thói quen sinh hoạt khác, ung thư vú còn liên quan đến ăn uống, chế độ ăn nhiều chất béo có mối quan hệ nhất định với sự xuất hiện của các tế bào ung thư.
Để ngăn ngừa ung thư vú, chế độ ăn hàng ngày nên có sự kết hợp của thực phẩm chay. Bên cạnh đó cũng nên ăn thêm trái cây và thực phẩm giàu chất xơ.
5. Ung thư miệng

Những thói quen ăn uống gây 7 bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay - 5

Đầu năm 2003, tổ chức Ung thư Thế giới đã liệt kê ra danh sách gây ung thư miệng hàng đầu bao gồm thuốc lá, rượu và trầu. Khi nhai trầu, niêm mạc miệng sẽ phản ứng với các alcaloid có trong trầu gây ra những tổn thương trong miệng. Về lâu dài, tổn thương niêm mạc miệng sẽ dẫn tới việc bị xơ hóa và gây ung thư miệng.
Thuốc lá chứa 69 loại chất gây ung thư, trong đó chất nicotine có hại nhất sẽ trực tiếp kích thích niêm mạc miệng.
6. Ung thư thực quản

Những thói quen ăn uống gây 7 bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay - 6

Thực phẩm quá cay có thể dễ dàng làm tổn thương các biểu mô thực quản, ảnh hưởng đến niêm mạc miệng và chuyển hóa axit nucleic. Ăn cay thường xuyên sẽ làm tăng độ nhạy cảm của chất gây ung thư và thúc đẩy ung thư thực quản.
Các bức tường bên trong miệng và thực quản thường ở nhiệt độ từ 40 ° C đến 60 ° C. Một khi chúng bị kích thích nhiệt trên 50 ° C đến 60 ° C trong thời gian dài sẽ phá hủy hàng rào niêm mạc thực quản, gây ra những thay đổi bất thường và cuối cùng là dẫn tới ung thư.
7. Ung thư đại trực tràng

Những thói quen ăn uống gây 7 bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay - 7

Ung thư đại trực tràng là một "căn bệnh phong phú" bao gồm ung thư ruột kết và ung thư trực tràng. Đây là một trong những khối u ác tính đang tăng nhanh theo thời gian.
Ăn quá nhiều thịt sẽ dẫn đến lượng protein và chất béo quá mức, điều này làm giảm nhu động ruột đường tiêu hóa, việc phân hủy thức ăn diễn ra chậm. Nếu tình trạng diễn ra trong thời gian dài sẽ gây khó khăn trong việc đại tiện và tích tụ độc tố trong cơ thể gây ra ung thư ruột.
Để ngăn ngừa ung thư đại trực tràng nên ăn nhiều trái cây và rau quả kết hợp với uống nhiều nước.

Những thói quen ăn uống gây 7 bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay - 8
Phát triển thói quen ăn uống tốt
- Hạn chế ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
Trong quá trình chiên thực phẩm, nhiệt độ dầu quá cao và dễ tạo ra các chất gây ung thư như benzopyrene. Nếu được chiên trong dầu được sử dụng nhiều lần, chất gây ung thư càng nhiều. Vì vậy, tốt nhất là nên nấu thức ăn bằng cách hầm hoặc luộc.
- Ít muối
Lượng muối ăn vào cũng có mối quan hệ nhất định với xác suất mắc bệnh ung thư. Vì vậy tốt nhất nên giảm lượng muối, lượng muối hàng ngày không nên vượt quá 5gr.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng
Ăn quá cay và nóng sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng và thực quản. Theo thời gian, nó sẽ gây loét và chảy máu. Lặp đi lặp lại sẽ gây ung thư dạ dày và ung thư thực quản.
Theo Phan Hằng ( Theo Sohu) (Báo GT)

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:17

SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ SÁU TUẦN III THƯỜNG NIÊN NĂM A

Filled under:


LỜI CHÚA: Mc 4, 26-34

Suy Niệm 1

Hạt giống, hạt cải
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng hạt giống và hạt cải làm ví dụ để nói về Nước Thiên Chúa.
Nước Thiên Chúa được thiết lập giống hệt như một tiến trình gieo gặt trọn vẹn: từ hạt giống, hạt nẩy sinh thành cây, rồi thành bông lúc. Như người dân Palestina, sau khi gieo hạt giống, họ âm thầm chờ đợi lúa chín để gặt hái, chứ không hề biết hạt giống được gieo xuống đất đã phát triển như thế nào: Chúa Giêsu cũng gieo hạt giống Nước Trời nơi tấm lòng con người, cùng với ơn Chúa, Nước đó âm thầm phát triển lan rộng khắp thế giới, tạo nên mùa gặt các linh hồn. Chúa Giêsu chỉ đích thân có mặt trong mùa gieo giống và mùa gặt hái. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian chờ đợi, Ngài vẫn tiếp tục hoạt động một cách vô hình, qua Chúa Thánh Thần và Giáo Hội. Khi Nước Thiên Chúa đã phát triển đến mức tối đo, Ngài sẽ trở lại trong vinh quang, thu hoạch mùa gặt của Ngài.

Dụ ngôn hạt cải là dụ ngôn cuối cùng trong năm dụ ngôn về Nước Thiên Chúa. Cũng như các dụ ngôn trước, dụ ngôn này được rút ra từ đời sống thôn dã. Nó đưa ra một nét tương phản hấp dẫn: hạt cải nhỏ xíu trở thành một cây to lớn. Nước Thiên Chúa cũng mang nơi mình một nghịch lý tương tự: Dưới cái nhìn của thánh Marcô, dụ ngôn hạt cải chứa đựng cách diễn tả tuyệt vời về bí mật Mêsia. Cho đến lúc này, hành vi của Chúa Giêsu có thể bị coi là vô nghĩa và Nước Thiên Chúa vẫn chỉ là một thực tế khiêm tốn. Dù vậy, các dân ngoại đang nhìn thấy sự tăng trưởng dị thường của nó như các Kitô hữu ở Rôma đã kinh nghiệm được điều này. Chính Giáo Hội tiên khởi, dù yếu đuối, vẫn ý thức được mình đang tham dự vào sự thành công của một công trình đã sẵn tiềm tàng nguồn sinh lực vô biên, công trình này sẽ đạt tới mức hoàn vũ vào cuối giai đoạn phát triển của nó.

Hạt giống đã trải qua một quá trình phát triển âm thầm trước khi tới mùa gặt; hạt cải được trồng dưới đất cũng phải trải qua một quá trình cho đến khi trở thành một cây lớn. Trong những bổn phận dù âm thầm hằng ngày, chúng ta hãy tin tưởng phó thác cho quyền năng yêu thương của Chúa, chính Ngài sẽ làm cho công việc chúng ta thực hiện theo ý Chúa đạt tới kết quả vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta, và như vậy chúng ta sẽ làm ích cho chính bản thân, cho tha nhân và cho Nước Chúa.

Xin Chúa củng cố chúng ta trong niềm xác tín đó.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)



SUY NIỆM 2

Qua đoạn Tin Mừng, Mar-cô diễn tả Chúa Giê-su trong vai trò người Thầy, đang dạy những thính giả về triều đại của Thiên Chúa, Người dùng dụ ngôn để truyền bá sứ điệp. Những hình ảnh gợi lên đầu tiên là hình ảnh người gieo giống, dụ ngôn nhấn mạnh đến sứ mạng của Chúa Giê-su, khi tới thời giờ đã định Thiên Chúa sẽ mang lại kết quả không cần sự can thiệp của loài người. Nước Thiên Chúa đến bất ngờ. Dụ ngôn thứ hai về hạt cải phát triển chủ đề về Nước Thiên Chúa đã trình bày trước đó. Ở đây, Chúa Giê-su đặt câu hỏi gợi ý trước để dẫn tới bài học của Người. Lần nữa, dụ ngôn làm nổi bật công việc của bàn tay nhân loại gieo hạt giống, nhưng nhấn mạnh đến sức mạnh của Thiên Chúa sẽ làm cho hạt giống sinh hoa trái. Trong dụ ngôn này, Đức Giê-su dùng lối nói cường điệu. Thực tế, hạt cải không phải là hạt nhỏ nhất trong các hạt, cũng không phải là cây rau lớn nhất trong các cây vì chỉ cao chừng 8 tới 10 bộ thôi. Tuy nhiên điểm chính đã được làm rõ, đó là Nước Thiên Chúa bắt đầu và tiếp tục phát triển cho tới khi đạt tới mức trưởng thành. Sự phát triển đó không gì có thể cản trở nổi. Đây chính là tin vui và là niềm hy vọng cho những thính giả của Mar-cô và cả chúng ta hôm nay nữa.

Trong lịch sử Do Thái, chúng ta biết chuyện ngoại tình của Đa-vit với vợ của quan tể tướng U-ri-a, rồi sau đó lại tìm kế mượn tay quân địch để giết vị quan trung thành này. Đó chắc chắn không phải là công việc của Thiên Chúa, mà ngược lại là một tội ác kinh khủng. Nhưng Thiên Chúa của chúng ta có đường lối riêng của Ngài, Ngài có thể rút được điều tốt ra từ những tai họa. Sau đó, được Chúa nhắc nhở qua tiên tri Na-than, Đa-vit đã hối hận những lỗi lầm của ông, và Thiên Chúa đã không rút lại lời hứa ban cho ông một triều đại trường tồn. Đa-vit trở nên một ông vua vĩ đại nhất của Is-ra-el. Người con sinh bởi cuộc ngoại tình với bà Bet-sai-đa thì chết, nhưng hai người đã có đứa con khác là Sa-lo-mon, một vị vua nổi tiếng khôn ngoan. Và một bé trai khác nữa phát xuất từ dòng dõi Đa-vit đã sinh ra cách kỳ diệu. Chương trình của Thiên Chúa vẫn không bị cản trở.

Ngày nay, trải qua dòng lịch sử nhân loại, Giáo Hội vẫn bị bách hại nhiều cách, nhưng hạt giống Thiên Chúa đã gieo vào thế giới là vương quốc của Ngài vẫn tiếp tục phát triển vì nó có sẵn một sức sống thiêng liêng từ Thiên Chúa.

Xin cho chúng ta tin vững vàng vào sức mạnh của Nước Chúa và hạnh phúc đóng góp cho sự phát triển của Nước Ngài.

GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

Posted By Đỗ Lộc Sơn04:54

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 31-1-2020

Filled under:

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 31-1-2020
“Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy không biết.” (Mc 4,26-27).
Một cây trồng từ hạt và một cây trồng từ chiết cành, nếu được chăm sóc kỹ, chúng phát triển tốt như nhau.
Con người và vạn vật được đặt để trên mặt đất này là để sống và phát triển. Thiên Chúa gieo hạt giống, quan tâm đến chúng và ban cho đủ điều kiện (Nước + ánh sáng+ không khí) là chúng tự phát triển. Để được trưởng thành chúng cũng gặp nhiều khó khăn là cạnh tranh để sinh tồn hoặc bị chôn vùi che lấp, nhưng tất cả đều tồn tại.
Đức Giêsu cũng gieo hạt giống Nước Trời nơi tấm lòng con người, cùng với ơn Chúa, Nước đó âm thầm phát triển lan rộng khắp thế giới, tạo nên mùa gặt các linh hồn.
Đức Giêsu còn đưa ra dụ ngôn hạt cải, để mọi người thêm vững lòng. Thực vậy, một bên là cái mong manh bé nhỏ, bên kia lại là những kết quả to lớn đạt được. Một loại hạt giống nhỏ bé để rồi hạt giống đó trở thành một dấu chỉ sinh ân sủng vô vàn của Chúa.
Cảm nhận tin mừng: Thiên Chúa ban cho ta rất nhiều và rất đủ. Ta cũng cần cộng tác với Ngài bằng sự kiên trì, trung thành và cố gắng, thì mới thực sự có giá trị .
Lạy Chúa, chúng con vẫn thường mang tâm trạng: Mình tài hèn sức mọn thì có giúp ích gì được cho đời? Qua lời Chúa dạy hôm nay, chúng con hiểu rằng chính Chúa sẽ làm cho cái nhỏ bé trở thành vĩ đại. Xin Lời Chúa soi sáng và hướng dẫn cuộc đời chúng con, để những hoa trái Ngài gieo được nẩy mầm, lớn lên và trổ sinh hoa trái. Amen.

Thánh Gioan Bosco

Gioan Melchoir Bosco sinh ngày 16 tháng 8 năm 1815 tại Becchi, Castelnuovo d’Asti, Piedmont, Turinô, nước Ý. Song thân của ngài là những nông dân nghèo. Khi Gioan được hai tuổi thì thân phụ qua đời. Thân mẫu ngài – Đấng Đáng Kính Margaret Occhiena – phải cố gắng hết sức để nuôi nấng cả gia đình. Vừa đến tuổi khôn lớn, Gioan đã phải làm việc vất vả để giúp đỡ mẹ.
Ngài là người thông minh và tràn đầy sức sống. Rồi Gioan bắt đầu nghĩ đến việc đi tu làm linh mục. Ngài không dám nói điều gì với mẹ bởi vì biết gia đình không có khả năng chu cấp cho ngài theo học ở chủng viện. Hơn nữa, mẹ Gioan lại đang cần có người phụ giúp việc nhà. Vì thế, Gioan đã nhẫn nại chờ đợi, cầu nguyện và hy vọng. Cuối cùng, một linh mục thánh thiện là thánh Giuse Caffaso nhận thấy Gioan có ước vọng muốn làm linh mục. Ngài đã giúp Gioan gia nhập chủng viện. Suốt quá trình học tập, Gioan đã phải vất vả làm việc. Ngài học đủ thứ nghề: thợ mộc, đánh giầy, nấu ăn, làm bánh, trồng trọt và chăn nuôi. Ngài cũng làm nhiều công việc khác nữa. Ngài đã không thể nào nghĩ rằng những kinh nghiệm thực tế đây sẽ rất giúp ích cho nhiều người sau này. Năm 1841, Gioan trở thành linh mục.
Với tư cách là một linh mục, cha Don Bosco bắt đầu sứ vụ lớn lao của mình. Ngài tập họp các em trai không cửa không nhà lại với nhau và dạy nghề cho chúng. Bằng cách này, chúng sẽ không phải đi ăn trộm ăn cắp hoặc quậy phá gây rối trật tự nữa. Khoảng năm 1850, đã có một trăm tám mươi em trai sống tại căn nhà dành cho các trẻ em của ngài. Mẹ của cha Don Bosco là người giữ nhà. Thoạt đầu, người ta không hiểu được điều cha Don Bosco đang làm. Họ cho rằng bọn trẻ sẽ không thể nào trở nên tốt được. Nhưng cha Don Bosco xác nhận là chúng có thể.
“Em có muốn làm bạn của cha Don Bosco không?” ngài hay hỏi như vậy mỗi khi có một cậu nhỏ mới đến với ngài. “Em muốn chứ?” cha Don Bosco vui vẻ hỏi như thế và sau cùng ngài kết luận: “Rồi em sẽ giúp tôi cứu linh hồn của em.” Ngài muốn các cậu trai của ngài mỗi tối phải đọc ba kinh Kính Mừng để Đức Mẹ giúp các cậu giữ mình khỏi tội. Ngài cũng dặn dò khuyên nhủ bọn trẻ phải thường xuyên lãnh nhận các bí tích Hòa Giải và Thánh Thể với lòng yêu mến. Một trong các cậu nhỏ của cha Don Bosco là Đaminh Saviô đã làm thánh.
Cha Don Bosco thiết lập một Dòng tu chuyên đào tạo các linh mục và tu huynh theo tinh thần của thánh Phanxicô Salêsiô năm 1859. Họ được gọi là “Các tusĩ thuộc tu hội Salesians Don Bosco (Salesians of Don Bosco –  SDB)” Một dòng nữ dành cho các chị em Salesians (Daughters of Mary, Help of Christians) cũng được thiết lập năm 1872 với sự giúp đỡ của thánh Maria Mazarêlô.
Cha Don Bosco qua đời ngày 31 tháng 01 năm 1888. Toàn thể dân thành Turinô đã xếp thành hàng dài trên các đường phố để tỏ lòng tôn kính, cảm phục, yêu mến và biết ơn ngài. Lễ an táng của Cha Don Bosco đã trở nên lời loan báo vui mừng tạ ơn Thiên Chúa vì đời sống kỳ diệu của con người này. Đức Giáo Hoàng Pius X đã công nhận các nhân đức anh hùng của cha Don Bosco và đã ghi tên cha Don Bosco vào sổ các Đấng Đáng Kính ngày 24 tháng 7 năm 1907. Hai mươi hai năm sau, Đức Giáo Hoàng Pius XI (một linh mục trẻ coi xứ có lần gặp gỡ Cha Don Bosco sau này đã trở thành Đức Giáo hoàng Pius XI) đã tôn phong Chân Phước cho cha Don Bosco ngày 02 tháng 6 năm 1929.  Chính ngài đã sung sướng phong thánh cho Cha Don Bosco ngày 01 tháng 4 năm 1934.

Posted By Đỗ Lộc Sơn04:48

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2020

SUY NIỆM CN 4 TN A Ngày 2-2-2020

Filled under:

DÂNG CHÚA GIÊSU TRONG ĐỀN THÁNH
Lc 2,22-40

CHÚA GIÊSU: QUÀ TẶNG TÌNH YÊU CAO QUÍ



Hôm nay Giáo Hội mừng kính lễ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh. Theo luật Do Thái, mọi con trai đầu lòng đều thuộc về Thiên Chúa. Do đó, cha mẹ con trẻ phải chuộc lại đứa bé tùy theo khả năng của gia đình mình hoặc một con chiên tinh tuyền hoặc một cặp bồ câu. Những của lễ này được dùng dâng hiến cho Thiên Chúa thay thế các em.

MẸ MARIA VÂNG THEO LỀ LUẬT:

Như mọi người dân Do Thái, Mẹ Maria cũng hoàn toàn vâng theo lề luật. Vì thế, khi Chúa Giêsu đã đúng ngày luật định, Mẹ Maria và thánh cả Giuse đã đưa Chúa Giêsu lên đền thờ Giêrusalem để dâng cho Thiên Chúa:” Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa”( Lc 2,23 ). Theo tục lệ, của lễ dâng tiến cho Chúa thay thế con trẻ là một cặp chim gáy hay một cặp bồ câu non ( Lc 2,24). Tuy nhiên, đối với Mẹ Maria, Mẹ ý thức rất rõ ràng dâng Chúa là vĩnh viễn vì  đó là khởi đầu cho lễ hy sinh mà Chúa Giêsu sẽ hoàn tất trên núi  Canvê để cứu chuộc nhân loại.

THÁNH LỄ HÔM NAY MANG HAI Ý NGHĨA:

Nhìn bề ngoài, chúng ta thấy Chúa vâng phục lề luật và cha mẹ của Người làm theo luật dậy, nhưng thực ra Chúa Giêsu đến gặp dân của Người. Vì thế, ngay tại Giêrusalem, cụ già Simêon, một người công chính và nữ ngôn sứ Anna, được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, đã tới đền thánh và chính Simêon đã được linh hứng sẽ không chết trước ngày được gặp Đấng Cứu Thế. Do đó, khi thấy Chúa Giêsu, Thánh Thần soi sáng, các Ngài đã nhận ra con trẻ mà các Ngài đang ẵm trên tay, đang thấy ở trước mặt lại chính là Chúa của mình, đồng thời các Ngài rất vui sướng loan báo cho những người khác. Thánh lễ dâng Chúa vào đền thánh còn có một ý nghĩa khác nữa, Chúa được Chúa Thánh Thần công bố là vinh quang của Israen và là ánh sáng soi đường cho muôn dân, muôn nước trên mặt đất này. Chính vì thế, khi người Kitô hữu quy tụ trong nhà thờ do tác động của Chúa Thánh Thần, chắc chắn dân Chúa sẽ gặp Người, sẽ nhận ra Người lúc bẻ bánh, trong khi chờ đợi Người đến trong vinh quang. Qủa thực, Chúa Giêsu là quà tặng cao quí nhất Thiên Chúa Cha dành cho nhân loại.

Lạy Thiên chúa toàn năng hằng hữu, Con Một Chúa đã mang kiếp người phàm và hôm nay được tiến dâng trong đền thánh. Chúng con khiêm tốn nài xin Chúa cho tâm hồn chúng con cũng nên trong sạch hầu xứng đáng dâng mình trước thánh nhan( Lời nguyện nhập lễ, lễ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh ).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCTSUY 

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:54

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 30-1-2020

Filled under:

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 30-1-2020
"Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa.” (Lc 10,1).
Con mua cho mẹ già chiếc đèn pin và hướng dẫn mẹ cách sử dụng rất kỹ. Con đi làm xa, mẹ ở nhà mày mò mãi cũng bật được đèn, nhưng khi cần tắt, mẹ quên mất, đành phải lấy mền đắp lại.
Đức Giêsu đã có lần nói: Ta là ánh sáng thế gian. Đồng thời Ngài cũng mời gọi mỗi hãy đi theo Ngài. Như vậy, khi tin và đi theo Đức Giêsu, tức là đã đi trong ánh sáng của Ngài.
Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu kêu gọi mọi người hãy tỏa ánh sáng đó cho những người chung quanh. Nói cách khác: mọi ngươi phải trở nên sứ giả Tin Mừng, chứng nhân của tình yêu. Đức Giêsu không chấp nhận những chuyện nói suông; Nói tin Chúa, nhưng trong đời sống thực tế, không sống đúng chứng nhân, như thế là làm cho ánh sáng bị đắp lại.
Để sống theo lời Ngài dạy "Phải thắp đèn cho sáng và để trên đế nhằm cho mọi người được thấy ánh sáng (x. Mc 4, 21). Chúng con còn phải sống công bình, không tham lam, không ghen tương, không thu vén điều tốt cho mình, còn dành điều xấu cho người khác, chẳng quan tâm gì đến những bất hạnh của người khác.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết chiếu tỏa ánh sáng Tin Mừng của Chúa cho anh chị em chúng con. Xin mở cặp mắt đui mù, mở đôi tai bướng bỉnh và mở tấm lòng chai cứng của chúng con, để chúng con biết nhìn, biết nghe, biết khát khao đón nhận ánh sáng đích thực của Chúa. Amen.


Thánh Mutien Marie Wiaux

Louis Wiaux sinh ngày 20 tháng 3 năm 1841 tại Mellet, Belgium trong một gia đình bình dân. Ông thân sinh làm nghề thợ rèn, bà thân mẫu có một quán ăn cho khách qua đường. Gia đình Wiaux nghèo của cải nhưng giàu đức tính của người nông dân : cần cù, lương thiện, kiên chí và nhất là giàu đức tin : sáng tối, cha mẹ, con cái quây quần trước bàn thờ đọc kinh chung và trước khi đi ngủ, các con lần lượt tới xin cha mẹ chúc lành, ông bà ôm các con hôn và làm dấu thánh giá trên trán từng đứa.
Như bao trẻ khác, cậu bé Louis cũng thích chơi bi, bắt chim, đôi khi đánh lộn, nhưng lớn lên, cậu ham đọc sách, nhất là hạnh các thánh. Tại trường làng, cậu được sắp vào hàng khá, nhưng vì gia đình thiếu phương tiện gởi đi học xa, nên mãn tiểu học, cậu giã từ sách vở, ở nhà giúp cha thụt bễ, đập đe. Ông Wiaux bảo con : “Con sẽ làm thợ rèn” nhưng Louis hình như nghe thấy một tiếng gọi khác : “Phải con sẽ làm thợ rèn, nhưng con không rèn nơi đây và rèn như con đang làm. Con sẽ đi xa thật xa, con sẽ rèn tâm hồn con thành một kiệt tác sáng giá đời đời”. Tiếng gọi mỗi ngày một rõ hơn, mạnh hơn, Louis muốn dâng mình cho Chúa nhưng không biết làm sao thì lúc đó, các Sư huynh La San tới mở trường ở Gosselies, gần Mellet. Louis cho đó là một dấu chỉ của Chúa Quan Phòng cậu tới trình Cha Sở. Sau nhiều lần tiếp xúc, nhận thấy cậu có chí hướng rõ rệt, Cha Sở tới gặp gia đình, đồng thời giới thiệu cậu với các Sư huynh. Phục sinh năm 1855, hai ông bà giơ tay chúc lành cho con và Louis khăn gói lên đường.
Sau mấy tháng thử, Louis lĩnh áo Dòng và trở thành Sư huynh Muziano Maria. Cậu được Sư huynh Nonce, một Sư huynh có tuổi, dày kinh nghiệm, nổi tiếng đạo đức, khắc khổ, hướng dẫn vào đường thiêng liêng.
Mãn nhà tập, Sư huynh. Muziano được gửi đi dạy lớp vỡ lòng ở Chimay năm sau đổi về Bruxelles, năm sau lại đổi về Malonne: nơi đây, Sư huynh sẽ ở 58 năm cho tới chết.
Tới Malonne, Sư huynh Muziano được trao cho lớp 7. Sư huynh lúc đó mới 18 tuổi, đầy thiện chí, nhưng còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm, chưa được chuẩn bị đủ, nên đã thất bại một cách thê thảm, đến nỗi cuối năm các Sư huynh họp công hội khấn, đã phải đặt vấn đề có nên nhận cho Sư huynh Muziano tiếp tục khấn không, lý do : một Sư huynh La San phải dạy học, mà Sư huynh Muziano không nắm được lớp học. Hội đồng tỏ vẻ dè dặt may có Sư huynh Maixentis đứng ra bảo lãnh : “Xin các Bề Trên trao Sư huynh Muxiano cho tôi, thầy sẽ giúp tôi coi học sinh và sẽ tập dần, biết đâu…”. Nhờ Sư huynh Maixentis mà Malonne có được một vị thánh.
Sư huynh Maixentis là giáo sư dạy vẽ và dạy nhạc. Sư huynh Muziano không trở lại lớp bảy nữa, nhưng bắt đầu học vẽ dưới sự hướng dẫn của Sư huynh Maixentis. Ông có khiếu về văn chương, nhưng các Bề Trên đã bảo học vẽ thì ông học vẽ – và ông sẽ vẽ suốt 50 năm. Một hôm, Sư huynh Maixentist bảo : Sư huynh Muziano, thầy phải học harmonium. Học harmonium? Có bao giờ Sư huynh Muziano nghĩ tới chuyện đó đâu? Sư huynh biết mình không có khiếu về ngành đó, nhưng Sư huynh Maixentis đã bảo, thế là mỗi ngày, người ta thấy đúng chín giờ là ông có mặt tại phòng nhạc và cứ như vậy 57 năm tròn. Người ta không khỏi cảm phục thấy ông già 74 tuổi, mỗi ngày khi đồng hồ điểm chín tiếng, đã có mặt tại phòng nhạc, leo lên ghế, kéo nút và đặt đôi bàn tay khẳng khiu trên phím đàn. Nhiều khi thật tội nghiệp thấy ông gục trên đàn mắt đã mờ, tay đã mỏi, nhưng ông vẫn cố ngồi cho tới khi đồng hồ điểm mười tiếng.
Mặc dầu không có năng khiếu đặc biệt về vẽ và về nhạc, nhờ sự kiên trì, Sư huynh Muziano cũng đạt tới trình độ khả dĩ có thể chỉ dẫn cho những kẻ mới học. Ngoài việc dạy vẽ, dạy nhạc cho lớp sơ đẳng, Sư huynh còn phụ trách việc giám thị phòng học và sân chơi. Suốt ngót 60 năm trời, Sư huynh không bao giờ bỏ một giờ coi nào : các thế hệ học sinh ở Malonne không quên được hình ảnh ông thầy già, bất luận thời tiết nào, giá lạnh cũng như nắng ấm, luôn luôn có mặt tại chỗ, vui vẻ, nhã nhặn, trong tay luôn luôn có cỗ tràng hạt. Ông thầy lần chuỗi, ông thầy cầu nguyện, Sư huynh Muziano được các học sinh và giáo viên coi như vậy. Thật thế, các giờ rảnh, người ta bắt gặp Sư huynh Muziano trầm mình trong cầu nguyện trước nhà tạm. Những ai có dịp tiếp xúc với Sư huynh, đều nhận thấy qua các phản ứng tự nhiên của người, Sư huynh Muziano có một đời sống bên trong rất phong phú.
Sư huynh Muziano Maria Wiaux mất ngày 30 tháng 1 năm 1917, thọ 76 tuổi với 62 năm trong Dòng. Hương thơm thánh thiện của người cùng những ơn đặc biệt xin được nhờ lời người cầu bầu, đã làm cho người ta nghĩ tới việc phong thánh cho người. Năm 1923, nghĩa là chỉ  06 năm sau khi người mất, Đức Giám Mục Namur đã ra lệnh lập tòa án để xét việc phong thánh cho người.
Ngày 7 tháng 9 năm 1989, việc lành bệnh của Sh. Mađia đựơc nhìn nhận như là một phép lạ và Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã quyết định nâng Sư huynh Muziano Maria Wiaux lên hàng hiển thánh. Lễ phong thánh cho Sư huynh Muziano Maria Wiaux dòng các Sư huynh La San được cử hành ngày 10 tháng 12 năm 1989.

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:32

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

SUY NIỆM HẰNG NGÀY NGÀY 29-1-2020

Filled under:

LỜI CHÚA: Mc 4,1-20

Suy Niệm 1

Phải chăng lỗi tại Chúa?
“Các người nghe đây! Kìa người gieo giống đi ra gieo giống. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường. Chim chóc đến ăn mất. Có hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết hô. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt và không sinh hoa kết quả: Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả: hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi, hạt thì được một trăm.” (Mc. 4. 3-8)
Dụ ngôn Người gieo giống theo thánh Maccô này mang dấu vết của một bài biên soạn chịu ảnh hưởng đời sống Giáo hội buổi ban đầu, trước hết là vấn đề giải thích sự thất bại trong việc rao giảng Tin mừng, sau là ý nghĩa của từ “Lời Chúa.

Thất bại trong việc rao giảng
Maccô quả quyết điều này: với những kẻ ở ngoài, thì cái gì cũng phải dùng dụ ngôn… để họ không hiểu, kẻo họ trở lại…
Thoạt nghe ta thấy khó hiểu. Phải chăng Chúa Giêsu muốn kết án người đời? Tại sao Chúa lại không cho mọi người một cơ hội đồng đều? Chính điểm này làm ta khó chịu, và cũng đúng thôi. Nếu khi đọc ta chỉ đặt bản văn này vào trong bối cảnh của thời Chúa Giêsu.
Nhưng khi đặt nó vào khung cảnh đời sống Giáo hội buổi ban đầu, những khó khăn kia không còn nữa. Bởi vì ta thấy rõ thánh Maccô chủ tâm giải thích cho biết hoàn cảnh lúc ấy đã coi thường Tin mừng của Đức Kitô. Bằng lối hành văn khéo léo, thánh Maccô giải thích sự việc ở hiện tại, tức là sự thất bại trong việc rao giảng Tin Mừng cho người Do thái, ngụ ý là điều đó Chúa Giêsu đã nhìn thấy và biết trước cả rồi.
Cuối cùng, Maccô nói thêm rằng để chương trình cứu độ nhiệm mầu của Chúa được thành công, người ta cần phải đọc và nhận được những dấu chỉ. Mạc khải không phải là một sứ điệp được che dấu và đem cất đi. Nhưng để đọc và hiểu sứ điệp, người ta cần phải có một tâm hồn sẵn sàng và cởi mở để hiểu điều Thiên Chúa muốn nói với ta qua lời của Người. Mà thường là tâm hồn người ta đã không được sửa sang và vun xới đủ.

Hiểu lời này của Chúa hôm nay
Trong Phúc âm có những cách viết, cách diễn tả khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là cách chúng ta đọc sứ điệp và có được một lựa chọn sống phù hợp với lời này của Chúa. Chúng ta đón nhận như thế nào lời nói và gương sáng cuộc đời của Đức Kitô? Chúng ta có để cho lòng mình ngổn ngang trăm mối, sống quá hời hợt, giống như những người trố mắt nhìn mà không thấy chăng?

Khi sáng suốt nhìn vào mình, căn cứ vào kinh nghiệm và lịch sử đời mình, ta có thể giải thích đưọc tại sao ta phải thất bại? Tại sao ta không luôn luôn hiểu dược Phúc âm? Có thật phải lỗi tại Chúa chăng?



Suy niệm 2
 
Mỗi lần chúng ta nghe dụ ngôn người gieo giống của Chúa Giê-su, điều đọng lại đầu tiên cho chúng ta, đó là chúng ta tự hỏi chúng ta là ai, là loại môi trường nào để hạt giống của Chúa được gieo vào? Vệ đường, sỏi đá, bụi gai hay thửa đất tốt? Trong bốn loại môi trường mà hạt giống được gieo vào, duy chỉ có thửa đất tốt làm cho hạt giống phát triển tốt. Người gieo giống chấp nhận rủi ro, có thể nhiều người cho là người gieo giống hoang phí hạt giống, vì trong 4 môi trường, chỉ có ¼ trong đó đạt kết quả. Nhưng người gieo giống vẫn phải gieo, dù biết rằng gieo trên vệ đường, trên sỏi đá hay bụi gai đều không cho kết quả khả quan nào. Biết vậy nhưng vẫn phải gieo.

Kết thúc dụ ngôn này, Chúa Giê-su nói: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe”. Phải chăng Chúa biết trước sự rủi ro đó? Người biết có những người nghe mà không hiểu, xem mà không thấy và thậm chí hiểu rồi cũng chẳng thèm thực thi?

Hằng ngày chúng ta nghe Lời Chúa trong mỗi thánh lễ. Việc công bố Lời Chúa và giải thích Lời Chúa sẽ giúp cho chúng ta hiểu mà sống Tin Mừng. Nhưng thử hỏi chúng ta đã nghe với thái độ nào? Nghe chăm chú để hiểu, nghe để suy niệm trong lòng, nghe để đem ra thực hành hay chúng ta chỉ nghe rồi để đó, gió thoảng qua tai và Lời Chúa chẳng thể sinh ích lợi thiêng liêng cho đời sống chúng ta?

Chuẩn bị tâm hồn để đón nhận lời Chúa bằng sự khiêm tốn, trong sạch là cách chuẩn bị để cho Lời Chúa có khả năng làm chủ con người chúng ta. Từ đó Lời hằng sống của Chúa đủ sức thúc bách chúng ta sống theo lời Người.

Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết chuẩn bị tâm hồn mình để đón nhận Lời Chúa cách chân thành nhất. Amen.

GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

Posted By Đỗ Lộc Sơn04:37

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 29-1-2020

Filled under:

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 29-1-2020
“Người gieo giống ra đi gieo giống…” (Mc 4,3).
Người Việt Nam xưa kia chỉ geo mạ, khi mạ được một tháng thì nhổ mạ đem cấy. Làm như thế để tiết kiệm giống và các cây lúa mọc đều, thẳng hàng, dễ làm cỏ. Trong những năm gần đây, người ta thường gieo hạt thẳng xuống ruộng, như vậy, cây lúa không bị chột, phát triển nhanh hơn. Cách gieo này đòi hỏi người nông dân phải khéo tay, tránh gieo lên bờ hay vào các góc ruộng có nhiều cỏ, làm thiệt hại hạt giống.
Đức Giêsu dùng dụ ngôn người gieo hạt giống để giảng về Nước Trời. Mỗi người là một thủa ruộng, trong ruộng có chỗ đất tốt, có chỗ đất xấu, có chỗ gò cao đầy cỏ dại.
Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu kể cho dân chúng và các môn đệ dụ ngôn người gieo giống. Người gieo cứ gieo. Gặp đâu gieo đấy. Nào là gieo cả trên sỏi đá, bụi gai, vệ đường, và đất tốt. Chỉ nơi đất tốt mới sinh hoa kết quả.
Hạt giống gieo bên vệ đường, sỏi đá và bụi gai. đó là những thứ ích kỷ, kiêu ngạo, tự phụ, tự ty làm cho tinh thần nên trai cứng và Lời Chúa bị bóp nghẹt trong lòng họ, nên không hề sinh ích lợi cho bản thân. Còn hạt giống gieo vào chỗ đất tốt là những tâm hồn ngay thẳng, biết sống vì mọi người, biết giữ Lời Chúa trong lòng, nhất là đem ra thực hành.
Cảm nhận Lời Chúa: Chúng con phải ý thức được trách nhiệm của chúng con để trở nên thửa đất tốt, ngõ hầu Lời Chúa đâm dễ sâu, lớn mạnh và sinh hoa kết trái trong cuộc sống.
Lạy Chúa, mỗi người chúng con nghe Tin Mừng với những tâm trạng khác nhau: hờ hững, chai đá, quá bận bịu... chính thái độ ấy khiến lời Chúa trở nên vô hiệu quả. Xin Chúa ban cho tâm hồn chúng con trở nên thửa đất tốt tươi, để Lời Chúa trở thành nguồn hoan lạc cho chúng con. Amen.


Thánh Gildas Rhuys

Thánh Gildas là con trai một vị chúa xứ Ecosse sinh năm 516 tại Clydeside, Scotland, ngài bắt đầu tu học với các đan sĩ ở xứ Galles. Năm 518 ngài lảnh chức linh mục, ngài hăng hái đi rao giảng Tin Mừng và đã hoán cải đưọc những người đồng hương của ngài gia nhập đạo Công giáo. Sau đó ngài đi truyền giáo đến miền Bắc nước Anh và Ái nhỉ lan . Nhờ tài hùng biện và lòng nhiệt thành ngài đã cảm hóa được dân tộc bản xứ trở lại đạo. 

Ngài viết một quyển lịch các thánh và những bài kinh phụng vụ để cho dân Galles dùng trong phụng vụ. Công việc của ngài làm thành công tốt đẹp nên thánh Colomban đã gởi thư ca ngợi ngài đến Ðức Giáo Hoàng Gregory. Sau đó thì ngài trở về lục địa, đến tu làm ẩn sĩ tại đảo Houat. Trong tâm tư của ngài là quyết tâm sống một cuộc đời xa lánh trần tục, trong trầm lặng và tĩnh mịch, để cầu nguyện và chiêm niệm về Kinh Thánh. Ngọn lửa yêu mến Thiên Chúa trong tâm hồn ngài bừng cháy rực rở làm sao mà che giấu mãi được mọi người được. Danh tiếng ngài loan truyến khắp vùng nên nhiều người trẻ đến xin theo ngài để thụ giáo. Dân chúng làm nghề chài lưới trên đảo đến tôn kính và tham vấn vị ẩn sĩ và loan truyền đến toàn vùng dọc theo bờ biển. Họ đến xin ngài lập một tu viện ở Rhuys. Danh tiếng ngài ảnh hưởng đến toàn nước Anh. Ngài cũng viết một quyển sách rất danh tiếng “Tóm lược lịch sử nước Anh” từ thời lệ thuộc quân Roma đến thời kỳ dân Saxons xâm chiếm toàn đảo. Ngài cũng viết những thư từ khuyến cáo các vị chúa tham lam và những giáo sĩ lười biếng trong vùng không đi đúng đường lối của Giáo Hội. Vị ẩn sĩ Gilda đã từ giả cuộc đời vào năm 570 trong thầm lặng trên đảo Houat, xứ Brittany. Trước khi chết ngài trối lại cùng các môn đệ là đừng làm ma chay gì cả, chỉ bỏ thân xác của ngài trên một chiếc ghe nhỏ đẩy ra ngoài biển và cứ để nó trôi dạt đến đâu tùy theo ý Chúa muốn!

Posted By Đỗ Lộc Sơn04:32

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2020

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 28-1-2020

Filled under:

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 28-1-2020
"Ai làm theo ý Thiên Chúa, thì người ấy là anh chị em và là mẹ Ta" (Mc 3,31-35).
Suốt 30 năm mẹ con bên nhau, Đức Maria rất tin tưởng con mình vì Đức Giêsu chưa làm điều gì khiến mẹ phải phiền lòng. Từ khi ra đi rao giảng Nước trời, Đức Giêsu chưa một lần về thăm nhà. Bổn phận làm mẹ, Đức Maria lo lắng lắm, vì mới đây bà nghe người ta kháo nhau là con bà bị điên.
Hôm nay Tin Mừng thuật lại việc Đức Mẹ và người thân của Đức Giêsu đến tìm Ngài và khuyên Ngài từ bỏ con đường sứ vụ để trở về.
Không! Đức Giêsu chấp nhận tất cả mọi lời đồn đoán về Ngài, miễn sao để cho Thiên Chúa được vinh quang và con người được hạnh phúc.
Khi thấy Mẹ và anh em đến tìm mình, Đức Giêsu rất bình tĩnh, và chỉ vào những người đang ngồi quanh Ngài mà nói rằng: "Ai là mẹ tôi, ai là anh chị em tôi?". Câu trả lời đúng là: "Những người thực hành ý muốn của Cha tôi, người đó là mẹ tôi và anh chị em tôi".
Sự gắn bó với Thiên Chúa và thi hành Lời của Người là điều quan trọng. Tuy nhiên, con người từ rất lâu đã quen với những tập tục là phải dành những ưu đãi cho gia đình ruột thịt của mình, phải yêu mến và có trách nhiệm hơn đối với những người cùng chung máu mủ.
Lời Chúa hôm nay dạy chúng con hãy chú tâm đến việc thực thi Lời Chúa hơn là những chuyện bề ngoài. Có một điều làm chúng con sợ không làm chủ được, đó là không đọc, học Lời Chúa mà lại chạy theo những thứ mau qua, chóng hết ở đời này.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con biết lắng nghe Lời Chúa và biết đem Lời Chúa ra thực hành. Xin cho chúng con luôn biết sống và chia sẻ niềm tin của mình, vì mỗi người chúng con là anh chị em với nhau trong Chúa. Amen.

Thánh Tôma Aquinô

Mọi người đều đồng ý rằng Thánh Tôma Aquinas là tiếng nói trổi vượt của truyền thống Công Giáo về lý lẽ và về sự mặc khải của Thiên Chúa. Ngài là một bậc thầy vĩ đại của Giáo Hội Công Giáo thời trung cổ, và được vinh danh với tước vị Tiến Sĩ Hội Thánh và Tiến Sĩ Thiên Thần.

Sinh hạ năm 1225 trong một gia đình quí phái ở Roccasecca gần Aquinas trong vương quốc Napples. Lúc năm tuổi, ngài được cha mẹ cho vào tu viện Biển Ðức ở Monte Cassino với hy vọng ngài sẽ thích lối sống ấy và trở nên một tu viện trưởng. Trong tu viện, các thầy giáo đều ngạc nhiên về sự tiến bộ của ngài, và mọi bạn cùng lớp đều thua kém ngài về việc học cũng như việc trau dồi nhân đức.

Khi đến tuổi khôn được lựa chọn con đường cho chính mình, Thánh Tôma đã khước từ mọi sự của thế gian và quyết tâm chọn Dòng Ða Minh trái với ý định của cha mẹ. Năm 1239, lúc mười bảy tuổi, ngài gia nhập Dòng Ða Minh ở Naples. Theo lệnh của bà mẹ, ngài bị các anh em bắt cóc và giam ở nhà trên một năm trời. Gia đình còn đi xa hơn nữa bằng cách dùng một cô gái điếm đến dụ dỗ ngài. Nhưng tất cả mọi cố gắng đều vô hiệu, Thánh Tôma vẫn kiên trì với ơn gọi. Như một phần thưởng cho sự trung tín này, Thiên Chúa đã ban cho ngài ơn thanh sạch tuyệt đối, mà nhờ đó ngài xứng đáng được tước vị là “Tiến Sĩ Thiên Thần.”
Sau khi tuyên khấn ở Naples, ngài theo học ở Cologne với vị thầy nổi tiếng là Thánh Albert Cả. Ở đây ngài có biệt danh là “bò câm”, vì ngài to con và thường im lặng, nhưng thực sự ngài là một người rất giỏi. Vào năm hai mươi hai tuổi, ngài được bổ nhiệm để dạy học tại hai thành phố. Ðồng thời ngài cũng bắt đầu công bố các sáng tác của ngài. Bốn năm sau, ngài được gửi đến Balê. Vào năm ba mươi mốt tuổi, ngài đậu bằng tiến sĩ.
Ở Balê, ngài được vinh dự làm bạn với Vua Louis (sau này được phong thánh). Năm 1261, Ðức Urbanô IV gọi ngài về Rôma để dạy học, và ngài nhất quyết từ chối mọi vinh dự của một chức sắc trong giáo hội. Không những Thánh Tôma có tài viết, mà ngài còn có tài giảng thuyết với nhiều kết quả tốt đẹp.
Sự đóng góp lớn lao của ngài cho Giáo Hội Công Giáo là các trước tác. Sự đồng nhất, sự hài hòa và sự liên tục của đức tin và lý lẽ, của mặc khải và khiến thức loài người, được thấy đầy dẫy trong các văn bản của ngài.
Tập “Summa Theologica” là công trình sau cùng của ngài, nhưng không may chưa được hoàn tất, đề cập đến toàn thể thần học Công Giáo. Ngài ngưng sáng tác sau khi cử hành Thánh Lễ vào ngày 6 tháng Mười Hai, 1273. Ðược hỏi lý do, ngài trả lời, “Tôi không thể tiếp tục… Tất cả những gì tôi viết, đối với tôi dường như chỉ là cọng rơm so với những gì tôi được thấy và những gì tôi được mặc khải.” Ngài từ trần ngày 07 tháng 3 năm 1274 tại Fossanuova gần Terracina và được chôn cất tại nhà thờ Saint Servin, Toulouse, nước Pháp; thánh tích được chuyển về nhà thờ thánh Jacobins, Toulouse ngày 22 tháng 10 năm 1974.
Thánh Tôma Aquinas là một trong những thần học gia vĩ đại và ảnh hưởng đến mọi thời đại.  Ngài được Đức Giáo Hoàng Joannes XXII phong thánh ngày 18 tháng 7 năm 1323 tại Avignon, nước Pháp và được Ðức Giáo Hoàng Pius V tuyên xưng là Tiến Sĩ Hội Thánh ngày 11 tháng 4 năm 1567. Đức Giáo Hoàng Leo XIII đặt Ngài làm quan thầy các trường và các đại học Công Giáo ngày 04 tháng 8 năm 1880.
Lễ kính thánh nhân được cử hành vào ngày 28 tháng 01 hàng năm là ngày kỷ niệm cải táng thay vì ngày 07 tháng 3 là ngày kỷ niệm qua đời.

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:29

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 24-1-2020

Filled under:

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 24-1-2020
"Người gọi những kẻ Người muốn gọi để họ ở cùng Người". (Mc 3, 13-19).
Ðức Giêsu tuyển chọn Nhóm Mười Hai để trao cho họ tiếp tục sứ mệnh khi Ngài về trời với cha của Ngài. Ngài gọi những kẻ rất đời thường, những người ngư dân sống giữa bao người, chứ Ngài không gọi những ai có vẻ hơn người, hay ba hoa nói nhiều nhưng làm chẳng bao nhiêu, có nhan nhãn khắp xã hội mà thời nào cũng có.
Để được Ngài tuyển chọn, người môn đệ cần ở lại bên Đức Giêsu, để chia sẻ những buồn vui, chia sẻ cuộc sống và sứ mạng với Ngài. Ngài đã được Đức Chúa Cha sai đi, người môn đệ cũng được Ngài sai đi như vậy.
Ngày nay, mỗi người chúng con cũng cần ở lại với Chúa hàng ngày, hàng giờ, để được liên kết thân mật với Chúa để được Ngài bồi bổ sức mạnh. Chúng con cũng cần ra đi với Chúa trong phận vụ của mình, vì nơi Ngài chúng con mới có sức mạnh.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết noi gương các tông đồ xưa là biết nghe tiếng Chúa gọi, biết theo chân Chúa đi khắp các nơi cần đến. Xin cho chúng con được mãi là môn đệ Chúa, để chúng con biết phục vụ anh chị em chung quanh chúng con, Chúng con tạ ơn Chúa. Amen.

Thánh Phanxicô Sales

Phanxicô sinh ngày 21 tháng 8 năm 1567 tại lâu đài ở Thorens, Savoy. Cha của Phanxicô dự định cho chàng là một luật sư để có thể thế chỗ ông trong nghị viện tỉnh Savoy nước Pháp. Vì lý do đó Phanxicô được gửi đến Padua để học luật. Sau khi đậu bằng tiến sĩ, chàng trở về nhà, và đúng lúc ấy, chàng ngỏ ý muốn đi tu làm linh mục. Dĩ nhiên, cha mẹ chàng chống đối kịch liệt, và phải mất một thời gian khá lâu sau khi Phanxicô kiên trì thuyết phục thì ông bà mới đồng ý. 

Sau khi được thụ phong linh mục, Cha Phanxicô được bầu làm giáo trưởng của Ðịa Phận Geneva, sau này nơi đó là trung tâm phát xuất tà thuyết Calvin. Ngài được sai đi để hoán cải những người theo tà thuyết này, nhất là ở quận lỵ Chablais. Qua lời giảng và qua việc phân phát những tài liệu nhỏ do ngài viết để giải thích giáo lý thật của Công Giáo, ngài rất thành công.

Khi 35 tuổi, ngài là Giám Mục của Geneva. Trong khi điều hành giáo phận, ngài tiếp tục rao giảng, nghe xưng tội và dạy giáo lý cho trẻ em. Sự nhân từ của ngài đã đưa được nhiều linh hồn về với Chúa. Ngài thực hành câu châm ngôn của chính ngài là “Một muỗng mật ong thì thu hút nhiều ruồi hơn một thùng dấm.”
Đức Cha Phanxicô đã coi trọng lời Đức Kitô: “Hãy học cùng tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường thật.” Như chính ngài đã tự thú nhận, ngài phải mất 20 năm mới chiến thắng được tính tình nóng nẩy của ngài, nhưng không ai cho rằng ngài có vấn đề đó mà chỉ thấy trong lối đối xử của ngài tràn ngập sự ân cần và bản chất tốt lành của ngài. Vì bản tính hiền lành và vui vẻ ấy mà ngài được gọi là “Thánh Lịch Thiệp.”
Ngoài hai tác phẩm nổi tiếng của ngài là “Khởi Ðầu Ðời Sống Ðạo Ðức” và “Luận Án về Tình Yêu Thiên Chúa”, ngài còn viết nhiều cuốn sách nhỏ và rất nhiều bài báo. Vì những văn bản này mà ngài được đặt làm quan thầy của báo giới Công Giáo. Văn bản của ngài, đầy dẫy những nét nhân hậu, nhắm đến người giáo dân. Ngài muốn họ hiểu là họ cũng được mời gọi để trở nên thánh. Như ngài viết trong cuốn “Khởi Ðầu Ðời Sống Ðạo Ðức”: “Ðó là điều sai lầm, hoặc đúng hơn là một tà thuyết, khi nói rằng việc đạo đức không thích hợp với đời sống của một binh sĩ, một thương gia, một thái tử hay một phụ nữ có chồng… Ðã có nhiều người mất sự trọn lành trong cái khô khan của thế gian.”
Mặc dù sự bận rộn và cuộc đời ngắn ngủi của ngài, Đức Cha Phanxicô đã cộng tác với thánh Jeanne Frances de Chantal để thành lập tu hội “Nữ Tu Dòng Thăm Viếng” (the Order of the Visitation). Các nữ tu này thi hành nhân đức mà Ðức Maria đã làm gương khi đến thăm người chị họ là bà Elisabeth: khiêm tốn, đạo đức và giúp đỡ lẫn nhau. Lúc đầu các nữ tu tiếp tay một cách giới hạn trong công việc bác ái đối với người nghèo và bệnh nhân. Ngày nay, trong khi một số nữ tu điều hành các trường học, một số nữ tu khác dành trọn cuộc đời để chiêm niệm.
Đức Cha  Phanxicô qua đời ngày 28 tháng 12 năm 1622 tại Lyons, France và được mai táng tại Annecy. Đức Giáo Hoàng Alexander VII đã tôn phong Chân Phước cho Đấng Đáng Kính  Phanxicô de Sales ngày 08 tháng 1 năm 1662 và ba năm sau chính Đức Thánh Cha  lại nâng Chân Phước  Phanxicô de Sales lên hàng hiển thánh ngày 19 tháng 4 năm 1665.
Thánh Francis de Sales được tuyên xưng là Tiến Sĩ Hội Thánh do Đức Giáo Hoàng Pius IX ngày 16 tháng 11 năm 1871. Lễ kính thánh nhân được cử hành vào ngày 24 tháng 01 hàng năm là ngày kỷ niệm cải táng thay vì ngày 28 tháng 12 là ngày kỷ niệm qua đời.

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:03