Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 30/6/2020.

Filled under:

Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 30/6/2020.
"Người chỗi dậy, truyền lệnh cho gió và biển, và biển yên lặng như tờ" (Mt 8, 23-27).
Trong những ngày gần đây, nhiều vùng trên thế giới đang phải đối mặt với bão lụt gây nên sạt lở đất nghiêm trọng, gây thiệt hại nhiều về người và của.
Con thuyền của các môn đệ bị sóng đánh như muốn lật chìm, làm cho nhiều người liên tưởng tới số phận mỗi người, Người ta còn liên tưởng tới Hội Thánh Chúa đang trong cơn lâm nguy do sóng gió của kẻ dữ đang điên cuồng sô ngã.
Con thuyền của các môn đệ hôm nay có Đức Giesu cùng ở với họ.
Trước gió to sóng lớn, đáng lý các ông phải yên tâm vì có Thầy cùng ở với họ, nhưng các ông vì chưa tin tuyệt đối vào Thầy Chí Thánh, các ông lo lắng bồi rối quá, đành phải cầu cứu với Thầy mình, cách hoảng loạn.
Cảm nhận tin mừng: Lời Chúa hôm nay làm cho chúng con tin tưởng vào Ngài, vì: bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộc sống, Chúa vẫn còn đó trên chiếc thuyền của Giáo Hội và trong cuộc đời của chúng con.
Lạy Chúa. xin cho chúng con luôn cảm nhận được; Chúa hằng ở bên chúng con và cùng đồng hành với chúng con trên đường đời, xin ban ơn trợ giúp để chúng con có thể vững vàng trước những sóng gió của cuộc đời. Amen.


Các Vị Tử Ðạo Tiên Khởi ở Rôma
    (c. 68 A.D.)

    Nhiều năm sau khi Ðức Giêsu về trời, chỉ có khoảng một chục người Kitô Giáo ở Rôma, dù rằng họ không phải là những người tòng giáo của "vị tông đồ Dân Ngoại" (Rom 15:20). Khi Thánh Phaolô viết lá thư ấy vào khoảng 57-58 A.D. thì ngài chưa đến thăm họ.

    Ở Rôma có nhiều người Do Thái. Có lẽ vì sự tranh chấp giữa những người Do Thái truyền thống và Do Thái theo Kitô Giáo mà Hoàng Ðế Claudius đã trục xuất tất cả người Do Thái ra khỏi Rôma trong những năm 49-50 A.D. Sử gia Suetonius nói rằng việc trục xuất là vì những xáo trộn trong thành phố "gây nên bởi một vài Kitô Hữu." Có lẽ sau khi Claudius từ trần, nhiều người đã trở lại đây vào năm 54, vì lá thư của Thánh Phaolô dường như viết cho một giáo đoàn Dân Ngoại đông đảo.

    Vào tháng Bảy năm 64, hơn một nửa thành phố Rôma bị tiêu hủy vì hỏa hoạn. Người ta đồn rằng chính Hoàng Ðế Nero đã gây ra thảm kịch này vì muốn nới rộng cung điện của ông. Nero đã mưu mô đánh lạc hướng bằng cách kết tội người Kitô Giáo. Theo sử gia Tacitus, một "số đông" Kitô Hữu đã bị chết vì "sự thù hận của con người." Thánh Phêrô và Thánh Phaolô có lẽ cùng chung số phận với những người này.

    Lời Bàn

    Bất cứ đâu Tin Mừng của Ðức Giêsu được rao giảng, ở đó có sự chống đối như Ðức Giêsu đã từng gặp, và nhiều người theo Ngài đã chia sẻ sự đau khổ và sự chết của Ngài. Nhưng không một sức lực nào của loài người có thể ngăn chặn quyền năng của Thần Khí đang giải thoát thế giới. Máu của các vị tử đạo đã từng là, và sẽ luôn luôn là hạt giống đức tin.

    Lời Trích

    Ðức Giáo Hoàng Clêmentê I, người kế vị Thánh Phêrô đã viết: "Chính vì sự đố kỵ và ghen ghét mà các trụ cột vĩ đại và chính trực của Giáo Hội đã bị bách hại và đã chiến đấu cho tới chết... Trước nhất, Thánh Phêrô, vì sự ghen tương vô lý ngài phải đau khổ không chỉ một hoặc hai lần nhưng nhiều lần, và như thế ngài đã hy sinh làm chứng, đã đến nơi vinh hiển mà ngài đáng được. Vì sự đố kỵ và tranh chấp, Thánh Phaolô đã cho thấy cái giá của sự kiên trì. Ngài bị xiềng xích bảy lần, bị lưu đầy, và bị ném đá; là một sứ giả từ đông sang tây, ngài đáng được kính phục vì đức tin của ngài...

    "Chung quanh các đấng ấy là một đám đông những người được tuyển chọn, mặc dù là nạn nhân của sự ghen ghét, họ đã đem cho chúng ta gương mẫu cao quý nhất về sự chịu đựng khi bị tra tấn và sỉ nhục. Vì sự đố kỵ mà các phụ nữ phải đau khổ, như bà Dirce hoặc các con gái của Danaus, họ phải đau đớn khủng khiếp vì các hành động thô bạo. Nhưng họ đã can đảm chu toàn đức tin bất kể sự yếu đuối của thân xác và đã chiếm được phần thưởng cao quý."
    

    Trích từ NguoiTinHuu.com