Chiều tà, một
ông lão lững thững cưỡi trâu ngắm cảnh sắc đất trời thay đổi. Bỗng, từ
dòng sông trước mặt có tiếng người kêu cứu. Một em bé đang vẫy vùng thoi
thóp trong làn nước đục ngầu. Tức thì ông lão vừa hô hoán mọi người vừa
mau chóng nhảy xuống, bơi ngay ra nơi em bé.
Trên
bờ, mọi người nghe tiếng kêu đã xúm lại, người kiếm dây, kẻ kiếm phao
quăng ra giúp ông kéo em bé vào. Một cô phóng viên có lẽ đang vô tình
tác nghiệp gần đó cũng nhanh chóng chen chân vào đám đông để tiếp cận
hiện trường. Cô hỏi những người xung quanh: Điều gì đã khiến một ông lão
như vậy dám lao mình xuống sông để cứu em bé?
Một ông gần đó, dáng vẻ như một giáo sư lên tiếng:
– “Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã”
(thấy việc nghĩa nên làm mà không làm thì chẳng có dũng khí). Ông lão
đó thấy người nguy, ra tay cứu giúp ngay, đúng thật một người có dũng
khí. “Quân tử bất ưu, bất cụ” (Quân tử không lo, cũng chẳng
sợ). Người này chẳng thiết gì đến tuổi tác, nguy hiểm hay danh lợi, thấy
có thể giúp là lao mình xuống giúp, đúng là bậc quân tử giữa đời, dũng
khí ngất trời, thật đáng khâm phục.
Thấy ông trả lời hay, cô phóng viên hỏi thăm mới biết ông họ Khổng tên Khâu, mọi người thường gọi là Khổng tử.
Một thầy giáo trẻ đứng gần đó tên là Mạnh Tử cũng ra chiều đồng ý với điều giáo sư khả kính vừa nói, nên thêm vào:
– Quả thật, bản chất con người khi sinh ra đã có mầm thiện. Đó chính là lòng trắc ẩn với tha nhân, sự nhường nhịn biết trên dưới, tâm hổ thẹn khi làm sai quấy, và trí tuệ
để làm lành tránh dữ. Chính Tứ đoan (bốn mầm thiện) này cùng với việc
nổ lực tu tập lâu dài của bản thân, sẽ giúp con người đạt đến bốn nhân
đức nền tảng: Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí. Vì thế, ông lão nhảy xuống cứu
cháu bé, âu vừa là do mầm Thiện trong lòng khởi phát, vừa là nhờ nhân
đức đã được tu dưỡng nhiều năm mà thành. Đúng là bậc quân tử giữa đời.
Lúc
này ông lão với sự trợ giúp của nhiều người đã đưa được em bé lên bờ.
Cô phóng viên mau chóng tiến lại để phỏng vấn ông: “Tại sao ông lại cứu
người như vậy, phải chăng là vì nghĩa khí, hay vì lòng đạo đức tôi luyện
lâu năm thôi thúc?”
-Có
lẽ vì bản năng tự nhiên thôi cô à. Cứ sự thường thì người có khả năng
sẽ làm như vậy cả. Thế nên, nếu nói cứu người là tốt là nghĩa khí, vậy
người không biết bơi không xuống cứu là người xấu và bất nghĩa cả sao.
Nếu cho rằng cứu người là nhân đức, thì con chó, con cá voi nó cũng cứu
đồng loại hay cứu người, có lẽ phải gọi đó là “vật đức” sao. À mà thôi,
cháu bé đang cần chăm sóc và muốn gặp cha mẹ đó, cô qua giúp cháu đi.
Nghe
lời, cô chạy đến để phụ một tay săn sóc cháu bé. Khi sực nhớ chưa hỏi
tên ông lão, quay lại, ông lão đã cưỡi trâu bỏ đi tự lúc nào, âm thầm
như khi ông đến. Xung quanh chẳng ai biết ông là ai và ông đi về đâu.
Bài học từ Đại Bàng
Đó là loài chim có tuổi thọ cao nhất trong chủng loại của mình. Chúng có thể sống tới 70 tuổi.Nhưng để sống được tới tuổi này, chúng phải trải qua một quyết định khó khăn vào năm 40 tuổi.
Khi đó, Những móng vuốt dài và linh hoạt không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn.
Chiếc mỏ dài và sắc nhọn trở nên cong yếu.
Đôi cánh nặng nề và già cỗi, do bộ lông dày, trở nên dính chặt vào ngực và khiến cho chúng khó bay lượn.
Vì thế, đại bàng chỉ còn hai sự lựa chọn: chết hoặc trải qua một quá trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày.
Quá trình này đòi hỏi đại bàng bay lên đỉnh núi và ngồi trên tổ của mình.
Tại đây đại bàng sẽ đập mỏ vào đá cho đến khi mỏ gãy rời.
Sau khi mỏ gãy, đại bàng sẽ đợi cho mỏ mới mọc ra rồi sau đó dùng mỏ bẻ gãy hết các móng vuốt của mình.
Khi những móng vuốt mới mọc lại, đại bàng bắt đầu nhổ hết những chiếc lông cũ già cỗi.
Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể tiếp tục những chuyến bay lượn tuyệt vời của sự hồi sinh và sống thêm 30 năm nữa.
chịu đựng nhiều đau khổ và thử thách để được hồi sinh và tiếp tục bay cao, bay xa hơn nữa…
Chúc bạn thành công!