TÌM CÁI ĐƯỢC TRONG CÁI MẤT
“Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay thiệt thân, thì nào có lợi gì?” (Lc 9,25)
Suy niệm: Ngày 05/01/2009, Adolf Merkle, một trong những doanh nhân giàu nhất nước Đức và thế giới đã đâm đầu vào xe lửa gần nhà để tự tử! Đồng nghiệp cho rằng: “ông quá tham lam, thèm muốn và đố kỵ.” Cái chết của tỉ phú 74 tuổi này cũng như hàng loạt những tuyên bố phá sản của một số công ty hàng đầu thế giới là lời cảnh báo về giá trị tạm bợ của tiền bạc, lợi nhuận và danh vọng. Chúng không phải là tất cả và càng không thể quyết định vận mệnh của con người. Chúng là vốn liếng cho chúng ta sử dụng, đầu tư. Nếu hiểu cuộc đời tại thế như một thương trường, thì Lời Chúa hôm nay nhắc ta phải khéo léo đầu tư, đừng để phải gánh phần thua lỗ nặng nề nhất là đánh mất phần rỗi đời đời của mình. Dùng vốn liếng mình có để đạt được những giá trị lớn hơn là mục tiêu đầu tư. Vậy, đầu tư cho phần rỗi đời đời phải là mục tiêu hàng đầu.
Mời Bạn: Mùa Chay nhắc ta tỉnh thức trước những cám dỗ ở đời. Khả năng, tài sản và cơ hội bạn có là vốn liếng Chúa trao, để bạn xây dựng một thế giới đậm nét Tin Mừng. Đó là phương cách đầu tư cho mai sau. Lối đầu tư đi ngược với thói đời như thế lại là chọn lựa của những người theo Đức Giêsu, Đấng-Chịu-Đóng-Đinh. Nói cách khác, đó là đi tìm cái ‘được’ trong cái ‘mất.’
Chia sẻ: Bạn đang đầu tư vào đâu? Mục tiêu của việc đầu tư đó là gì?
Sống Lời Chúa: Nhìn lại mục tiêu bạn đang theo đuổi và đối chiếu nó với Lời Chúa hôm nay.
Cầu nguyện: Đọc hay hát: “Lạy Chúa, xin cho con bước đi với Ngài, xin cho con cùng vác với Ngài, thập giá trên đường đời con đi.”
THÁNH HENRICÔ SUSÔ
TU SĨ DÒNG ĐA MINH
(1300-1365)
Vào khoảng đầu thế kỷ XIV, chính lúc Giáo hội đang trải qua những
ngày đen tối nhất của lịch sử, thì một cậu bé đã chào đời để xoa dịu một
phần nào nỗi thống khổ của Chúa Kitô vì sự bội bạc, bất tín của cả nhân
loại. Cậu bé đó tên là Henricô Susô. Henricô thuộc dòng dõi quí tộc
miền Béc (Berg). Mẹ cậu rất đạo đức, tận tụy giáo dục con theo đường lối
Thiên Chúa .TU SĨ DÒNG ĐA MINH
(1300-1365)
Năm mười sáu tuổi, Henricô vào tu dòng thánh Đaminh. Henricô rất vui sướng được sống trong cảnh êm ấm của nhà tập tại tu viện Contanciô. Thầy Henricô có một tâm hồn đơn sơ thẳng thắn. Thầy có lòng yêu mến Thiên Chúa. Nhưng tình yêu đối với cha mẹ và bạn hữu cũng không kém phần đằm thắm và nồng nhiệt. Tâm hồn thầy vì thế bị xâu xé giữa hai mối tình khiến thầy không mấy lúc được an tâm. Henricô bị dầy vò bởi một khát vọng yêu đương; thành thử thầy không thể nằm lỳ trong tình trạng lạnh nhạt và buồn nản mãi được. Thiên Chúa nhân đó cũng muốn biểu lộ cho Henricô thấy rõ vẻ đẹp đích thực của tình ái Người.
Ngày kia, tình cờ Henricô nghe đọc đoạn sách Salômôn bàn luận về hai chữ khôn ngoan, thầy cảm động, nhất quyết sẽ hiến cả trái tim để phụng sự "Khôn Ngoan vĩnh cửu". Từ đó thầy tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa và cương quyết đoạn tuyệt với trần gian.
Chúng ta hãy nghe chính thánh nhân kể lại cách thức ngài tỏ lòng mến Chúa nồng nàn như thế nào. Lần kia thánh nhân trình bày sự tiến triển trong cuộc đời thơ ấu thiêng liêng của mình cho một chị dòng mà thánh nhân có nhiệm vụ hướng dẫn: "Chị có muốn tôi kể cho chị nghe niềm hoan lạc tôi được hưởng trong cuộc đời thơ ấu thiêng liêng của tôi không? Chị nên biết hồi tôi còn thanh niên hăng hái, đầy nhựa sống, mỗi khi tôi bị thương máu chảy lai láng, tôi thường chạy tới bên thánh giá giơ cánh tay đẫm máu cho Chúa xem và than thở với Người: lạy Chúa Giêsu Kitô, Đấng con yêu mến, Chúa biết mỗi khi một bệnh nhân bị mất máu, người bệnh thường xin lấy máu của những người yêu mến nhất đời để tiếp cho họ. Lạy Chúa, Đấng lòng con yêu mến, xin ban cho con chút máu của Chúa ".
Rồi mỗi khi tôi mặc áo mới, tôi khẩn khoản xin Chúa cho tôi dùng chiếc áo đó theo đúng ý Chúa.
Mùa xuân tới, tôi hái những bông hoa thật xinh tươi, kết thành triều thiên dâng lên Nữ Vương thiên quốc. Trong lúc dâng, tôi nghe ban nhạc thiên thần ca hát khúc ca: "Magnificat". Rồi tiếng Đức Trinh Nữ êm ái truyền cho tôi hát bài: O Vernalis Rosula, Ôi hoa hường xuân xinh đẹp biết bao! Tiếng tôi hoà với tiếng các thiên thần, tạo thành một điệu nhạc du dương khôn tả.
Lần kia, sau ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, Đức Trinh Nữ đã cho tôi nhìn thấy những cảnh thần tiên hoan lạc trên thiên quốc. Tôi cố gắng len lỏi vào, nhưng một thiên thần giữ tay tôi lại và nói: "Bạn thân mến, bạn đừng hy vọng được lọt vào đây, trước khi bạn chưa trả hết nợ". Rồi thiên thần dẫn tôi vào một hang tối tăm qua một con đường gồ ghề, đầy gai góc. Tới hang, tôi oà lên khóc, thương hại cảnh tù đầy của tôi. Thiên thần hỏi tôi có cảm tưởng gì không?
- Tôi trả lời: - Cực lắm.
- Thiên thần nói: - Bạn nên biết, chính Đức Trinh Nữ đã truyền giam giữ bạn trong đó.
- Thế thì tội quá, nhưng có bao giờ tôi dám làm phiền lòng Người đâu?
- Đức Trinh Nữ rất đau lòng khi thấy bạn tỏ vẻ khó chịu khi phải giảng thuyết trong ngày lễ kính Người. Hơn nữa, hôm qua bạn chả trình với cha bề trên là bạn không muốn giảng thuyết để ca tụng Nữ Vương Thiên Đàng là gì?
- Lạy Mẹ chí ái, con rất mến Mẹ, con muốn cao rao quyền thế Mẹ, nhưng con cảm thấy con không xứng đáng giới thiệu Mẹ cho quần chúng, con xin nhường vinh dự đó cho các bậc thầy của con.
Nhưng nhiều thiên thần quả quyết với tôi là Đức Mẹ rất thích tôi giảng thuyết để ca tụng Mẹ. Thiên thần hứa sẽ xin lỗi Mẹ thay cho tôi.
Tình yêu của thánh Henricô đối với Chúa Kitô còn thắm thiết hơn nhiều. Thánh nhân muốn ghi khắc trên trái tim mình thánh danh Chúa Giêsu. Thánh nhân lấy bút sắt khắc tên Chúa Giêsu trên ngực bằng những nét chữ đẫm máu. Ngày thánh nhân khắc tên Chúa trên ngực, chính là ngày thánh nhân bắt đầu một đời sống khắc khổ và thống hối. Thánh nhân mặc áo nhặm, thắt lưng bằng xích sắt. Thánh nhân còn vận áo bằng giây gai kèm thêm 150 miếng sắt nhọn khiến cho thân xác thánh nhân dầy đặc những thương tích đau đớn. Vết thương lâu ngày thành mủ hôi thối; thêm vào đó biết bao sâu bọ ngày đêm đục khoét thân xác thánh nhân khiến người phải thốt lên: "Lạy Chúa, cái chết đối với con sao mà cay đắng đến thế, thực vậy nếu sư tử, hùm beo cắn xé con, con sẽ chết ngay; nhưng với những con sâu này hằng ngày nó đục khoét xương thịt con, hút máu mủ con, như thế con phải chết từng giây, từng phút, không thể chết ngay được ".
Ban đêm, thánh nhân xỏ hai tay vào hai vòng giây da buộc lên xà nhà để chỉ có thể nằm một chiều và đồng thời cũng không thể giết được những con sâu rỉa rúc thân xác thánh nhân. Giây da đứt thánh nhân dùng xích sắt thay thế. Thánh nhân vui lòng chịu đựng cuộc tử nạn tự nguyện đó dòng dã 16 năm trời, mãi tới khi thiên thần truyền cho ngài phải chấm dứt những khổ hình tự ý đó, thánh nhân mới thôi.
Thánh nhân suy ngắm đêm ngày sự thương khó Chúa Giêsu Kitô. Với trí tưởng tượng. Ngài theo dõi từng bước đường thương khó Chúa. Để thông cảm nỗi thống khổ của Thầy chí thánh, thánh nhân làm một cây thánh giá đóng thêm ba mươi cái đinh ở trên, rồi ngài đặt trên vai giữa áo và thịt để mỗi một cử động dù nhỏ đến đâu, những đinh trên thánh giá cũng có thể rạch nát thịt ra được. Ngài mang thánh giá đó suốt tám năm trời. Ngày kia, cảm thấy mình không sao chịu nổi khổ hình tự ý đau đớn kia lâu dài hơn nữa, thánh nhân đem mài những đinh trên đá cho bớt nhọn. Nhưng vì quá hổ thẹn trước hành động hèn nhát của mình, thánh nhân lại lấy dũa, dũa đanh nhọn như cũ. Để chịu cực hình cách êm ái hơn, ngài viết Thánh Danh Chúa Giêsu trên thánh giá.
Mỗi ngày thánh nhân đánh tội hai lần, lần thứ nhất kính nhớ cuộc tra tấn bằng roi vọt của Chúa, lần thứ hai kính sự chết của Chúa trên thánh giá. Mỗi lần thánh nhân trót phạm tội gì, dù nhỏ mọn đến đâu, ngài thường dùng roi móc sắt để đánh tội. Mỗi khi đánh tội mà gặp người nào, thánh nhân liền thôi ngay, nhưng ngài rửa các vết thương bằng nước muối hay dấm.
Đêm đến, thánh nhân nằm ngủ trên cánh cửa, với một bao rơm để gối đầu; mùa đông chân ngài bị nứt nẻ rất đau đớn. Suốt 25 năm trời, ngài không hề sưởi bao giờ.
Mỗi ngày, thánh nhân chỉ ăn có một bữa. Ngài chỉ ăn bánh mì với rau, không hề ăn thịt, cá hay trứng. Thánh nhân chỉ uống nước ở bữa ăn trưa thôi, để bắt chước Chúa Giêsu chịu khát trên thánh giá.
Một Chúa nhật kia, Giáo hội mừng kỷ niệm tiệc cưới Cana, thánh nhân không ăn uống gì được vì quá khát. Nhưng ngài được nghe tiếng trên trời khích lệ và long trọng tuyên bố ngày hoan lạc và sung sướng mình mong đợi đã gần tới. Đêm đến, giữa lúc đang cầu nguyện, thánh nhân ngất trí một hồi lâu. Trong lúc xuất thần, ngài thấy Đức Mẹ bế Chúa Giêsu hiện đến. Chúa Giêsu bưng một bình nước trời đưa cho thánh nhân uống. Thánh nhân đỡ lấy uống một cách say sưa.
Ít lâu sau, Đức Trinh Nữ lại hiện ra với thánh nhân và nói: "Mẹ đã nâng con và Mẹ sẽ còn nâng đỡ con; Mẹ sẽ ban cho con một thứ nước từ trái tim Mẹ chảy ra."
Từ đó, ngoài những khổ hình mà thánh nhân tự đặt định cho mình, Thiên Chúa còn cho thánh nhân chịu những hình khổ nội tâm đau đớn hơn những khổ hình ngoài thân xác. Suốt chín năm trời, thánh nhân bị cám dỗ liên miên về đức tin. Và đây một nỗi buồn sâu xa hằng xâm chiếm tâm hồn thánh nhân.
Một đêm kia, người ta bắt gặp thánh nhân đang quì cầu nguyện trong một thánh đường bị bọn đạo tặc lấy hết đồ thờ phượng. Dân chúng đổ cho thánh nhân là thủ phạm. Họ định bỏ tù ngài, nhưng ngài đã thoát khỏi.
Trong thời dịch tả dữ dội nhất, dân chúng cho là người Do Thái đã bỏ thuốc độc trong các giếng nước công cộng. Người ta tố cáo thánh nhân thông đồng với người Do Thái để làm hại dân chúng. Họ lùng bắt thánh nhân. Buộc lòng thánh nhân phải chạy trốn để tránh sự căm giận cuồng nhiệt của dân chúng. Ngài lẩn trốn trong bụi rậm mấy ngày liền, gần chết lả, may có một linh mục đi qua đường đã bắt gặp và cứu sống thánh nhân.
Thánh nhân đi giảng thuyết khắp nơi; ngài giảng rất khéo, ai nghe cũng mê say. Lời giảng sốt sắng của thánh nhân đã đưa lại rất nhiều kết quả khả quan. Nhiều người đã bỏ đường trụy lạc trở về với Chúa. Ma quỉ làm hết cách bêu xấu thánh nhân để làm giảm uy tín của ngài. Một phụ nữ chơi bời sinh hạ được một con trai. Nàng đến xin thánh nhân giúp nàng tìm người nuôi đứa trẻ không cha. Động lòng trắc ẩn, thánh nhân nhận nuôi đứa trẻ xấu số đó. Nhưng đến sau nghĩ lại, thánh nhân cho là mình đã bị mắc mưu, ngài liền trả đứa trẻ lại cho mẹ nó. Con mẹ xấu nết ấy đi rêu rao khắp nơi rằng cha đứa trẻ chính là tu sĩ Henricô, thánh nhân rất nỗi đau buồn. Không bao lâu tin đó lan tràn khắp nơi. Các bạn bè lần lượt tẩy chay ngài.
Các tu sĩ nhìn thánh nhân với nụ cười chế nhạo. Bề trên tu viện không cho ngài ở trong tu viện nữa. Cha mẹ thánh nhân căm giận tới thâm gan tím ruột, muốn giết ngay mụ đàn bà khốn nạn đã dám bôi nhọ thanh danh gia tộc mình. Thánh nhân đau buồn nhận đứa trẻ về nuôi, trao phó công việc minh oan cho Thiên Chúa. Không bao lâu, mụ đàn bà xấu nết và đồng loã tự nhiên lăn ra chết tươi. Thế là thánh nhân đã lấy lại được danh dự. Toàn dân ca tụng đức nhịn nhục và độ lượng hiếm có của thánh nhân.
Trên đường đau khổ Thiên Chúa không để cho thánh nhân phải âm thầm đau khổ một mình, ngài thường được hưởng những giây phút hoan lạc đặc biệt. Cũng như Chúa Giêsu trong vườn cây dầu, thiên thần Chúa thường đến thăm viếng an ủi thánh nhân. Các tu sĩ dần dà đem lòng mến phục, coi ngài như một vị thánh sống. Bề trên tu viện trao cho thánh nhân sứ mệnh rao giảng Phúc âm tại nước Đức.
Qua giảng bên Đức được ít lâu, thánh nhân ngã bệnh nặng rồi qua đời ngày 25-01-1365. Cuộc đời thánh nhân kết thúc trong công việc truyền giáo. Xác thánh nhân được đưa về an táng tại nhà thờ tu viện. Thiên Chúa làm nhiều phép lạ nơi mộ ngài, để thưởng công người tôi tớ suốt đời đã phải chịu nhiều thử thách đắng cay, nhưng vẫn vững lòng tin yêu.
Qua năm 1613, tức hơn hai trăm năm sau ngày thánh nhân qua đời, người ta đào xác thánh nhân lên, thấy xác ngài vẫn tươi tốt, xông mùi thơm ngào ngạt. Dòng thánh Đaminh mừng lễ thánh nhân vào ngày 02-03.
Bàn Thờ Cho Người Nô Lệ
Du khách đến viếng thăm nước Tanzania bên châu Phi không thể không dừng chân trước Nhà Thờ chính tòa Anh Giáo tại Zanzibar.
Bước
vào nhà thờ, người ta có thể đọc ngay lời chào đón được viết trên tường
như sau: "Bạn đang ở trong nhà thờ chính tòa của Ðức Kitô. Nơi đây đã
từng là chợ buôn người nô lệ".
Ngôi
thánh đường này đã được xây ngay trên chính khu đất mà ngày xưa người
da trắng đã tập trung không biết bao nhiêu người Phi Châu để buôn bán
đổi chác như những con thú. Ðặc biệt nhất là bàn thờ của ngôi thánh
đường: đây là nơi mà trước khi được bán, người nô lệ phải chịu đánh đòn.
Sở dĩ người ta phải dùng roi để quất vào người nô lệ là để xem người ấy
còn khỏe mạnh không.
Cột
trụ ở ngay lối vào nhà thờ là một cây thánh giá gỗ có mang tên của nhà
giải phóng Livingstone, một nhà thám hiểm người Anh, đã hô hào chống lại
cuộc buôn bán vô nhân đạo này. Cây thánh giá mang tên ông đã được chạm
trổ từ gốc cây nơi ông thường đứng để hô hào cuộc chiến bãi bỏ việc buôn
bán người nô lệ.
Mãi
đến ngày 06 tháng 6 năm 1873, việc buôn bán người nô lệ mới chính thức
bị cấm chỉ bằng một đạo luật. Kể từ đó, phẩm giá đích thực của người da
đen mới được nhìn nhận.
Cũng
như một đan viện dòng kín đã được dựng lên ngay bên cạnh trại tập trung
Auschwitz bên Ba Lan để âm thầm nhắc nhở về những độc ác dã man mà con
người đã có thể làm cho người khác, thì nhà thờ chính tòa Anh Giáo tại
Zanzibar cũng là một nhắc nhở về một quá khứ vô cùng đau thương và đen
tối của cả nhân loại, khi con người chỉ xem những giống người khác như
thú vật để đổi chác. Nhưng một tưởng niệm không chỉ dừng lại ở khía cạnh
kết án, nó còn là một mời gọi để cam kết sống đích thực hơn. Ðối lại
với chà đạp dã man phải là sự tôn trọng yêu thương mà con người phải có
đối với tha nhân.
Cuộc
sống của người Kitô chúng ta được xây dựng trên một tưởng niệm vô cùng
cao cả: đó là cái chết của Ðức Kitô được thực hiện trong Thánh Lễ. Thánh
lễ vừa là một nhắc nhở về cái chết vô cùng dã man mà Ðức Kitô đã trải
qua, vừa là một tưởng niệm về Tình Yêu vô bờ của Thiên Chúa đối với con
người, vừa là một mời gọi sống yêu thương, yêu thương đến nỗi có thể
chết thay cho người khác... Chúng ta không thể tưởng niệm cái chết của
Chúa Giêsu mà vẫn tiếp tục cưu mang hận thù, mà vẫn nuôi dưỡng sự khinh
rẻ đối với tha nhân.