ĐỂ LỜI CÓ UY QUYỀN
Chúa Giê-su vào hội đường giảng dạy. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư. (Mc 1,21-22)
Suy niệm: Nguyễn Trãi đã nói: “Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi.” Những giá trị tầm thường như cỏ rác nhiều khi có ưu thế lấn át những giá trị cao cả. Thế giới hôm nay đầy dẫy cỏ rác. Nhưng muốn có vườn hoa đẹp, cần phải diệt cỏ. Những lời giảng dạy của các kinh sư và biệt phái không thể làm nên một thế giới đẹp và hạnh phúc, vì thiếu những việc làm đi kèm. Chúa Giê-su từng vạch cho thấy, “họ nói mà họ không làm” (Mt 23,3). Còn nơi Chúa Giê-su, lời giảng dạy của Ngài rất uy quyền, vì lời rao giảng ấy luôn đi kèm với lối sống gương mẫu của Ngài. Uy quyền nơi Ngài diễn tả trong việc khiêm tốn cúi xuống phục vụ, trong việc hạ mình xuống rửa chân cho các môn đệ, trong việc chữa lành và dẫn đưa con người đến thiện ích đích thực. Quyền uy nơi lời rao giảng của Ngài còn diễn tả đến cao độ khi hiến mạng sống của mình. Nói cách khác, lời rao giảng uy quyền của Chúa nhằm đưa các giá trị trường cửu trở về ưu thế và đưa con người bị lấm cỏ rác trở về với hương hoa thiên đường.
Mời Bạn: Tại sao các tín hữu ngày nay ngần ngại loan báo Tin Mừng? Phải chăng vì nơi nhiều tín hữu đang có mối lo sợ phải sống trước những lời của mình rao giảng? Bạn thì sao?
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày làm một việc để thực hành theo lời Chúa dạy trong Tin Mừng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa cho con tham dự vào lời uy quyền của Chúa, nhờ đó, những lời con loan truyền, con yêu thích sống theo và vui tươi chia sẻ cho mọi người.
THÁNH MAXIANÔ
LINH MỤC
(+ 471)
Đoàn thể những người Chúa chọn để phụng sự Ngài gồm đủ mọi hạng
người, thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội khác nhau. Có vị xuất thân là kẻ
cùng đinh bần hàn, có người ở chốn cao sang quyền quý, người học thức
uyên thâm, kẻ quê mùa chất phác.LINH MỤC
(+ 471)
Maxianô đại diện giai cấp quý tộc được Chúa chọn. Ngài sinh trưởng trong một gia đình quý phái thuộc hoàng gia Rôma. Nhờ ở địa vị quyền quý đó, Maxianô được gửi qua Contantinôpôli, kinh thành văn hoá của thời đại bấy giờ để ăn học.
Những ngày thơ ấu đó thật là êm đềm hạnh phúc. Thêm vào những kiến thức ở học đường, Maxianô còn được hấp thụ ở gia đình một nền giáo dục rất đạo đức, nền giáo dục đó đã tạo cho Maxianô một tâm hồn quảng đại, thích gần gũi với hết mọi người để bầu bạn, nhất là những con nhà nghèo khó. Lòng bác ái hay thương giúp những con người nghèo khổ đã sớm nở trong tấm lòng thơ ấu đó. Trong khi còn được cha mẹ cung phụng cho ăn học, Maxianô thường dành dụm, hoặc có khi lấy hết những tiền cha mẹ cho để giúp đỡ các bạn nghèo một cách kín đáo. Ngoài những giờ cắp sách đến trường, Maxianô thường ở nhà bắt chước thánh Gioan Tẩy Giả trong cách sống cô tịch và cầu nguyện.
Càng thêm tuổi, Maxianô càng tấn tới trên đường trọn lành. Thượng phụ Anatôlê nghĩ: "Những gương nhân đức của trang thanh niên đó sẽ gây ảnh hưởng và có hiệu lực nhiều hơn, nếu chàng ở địa vị linh mục". Thế rồi ngài tỏ ý muốn truyền chức linh mục cho Maxianô. Nhưng Maxianô một mực khước từ vì nghĩ rằng mình bất xứng. Đến sau, ngài đành phải gạt bỏ ý riêng để vâng lời vị Thượng giáo phụ. Khi thụ phong, Maxianô thầm hứa với Chúa mỗi ngày sẽ cố gắng vươn cao trên đường hoàn thiện trong cuộc đời linh mục.
Sau khi thụ phong linh mục rồi, với tất cả bầu nhiệt huyết của một linh mục trẻ, Maxianô hăng hái bắt tay vào những hoạt động xã hội như: mở những trung tâm hướng nghiệp cho người nghèo, trợ cấp những người túng thiếu, xây cất nhà thờ, lập bệnh viện. Lòng thương những người nghèo khổ đã chiếm một phần lớn trong trái tim ngài.
Nhưng ta đừng tưởng đời các vị thánh chỉ toàn là những bước đi trên hoa và nhung lụa. Phải phấn đấu gian khổ mới được những giây phút thanh bình quý hoá. Trong cuộc đời hoạt động, linh mục Maxianô đã gặp phải bao trở lực, nào là những tiếng nói ra nói vào, những lời bình phẩm chê trách, những cảnh ghen tương đố kỵ. Thấy ngài được uy thế và tiếng tăm lừng lẫy, nhiều người có bụng xấu đã phải ghen và vu cáo cho ngài là có chân trong lạc giáo Nôvaxianô để chống đối và bất phục quyền Đức Giáo Hoàng. Đối lại, ngài chỉ dùng phương thế yên lặng và xử hiền hoà để phá tan mối ngờ vực oan uổng đó.
Vị Thượng phụ Anatôlê một lần nữa càng nhận thấy Maxianô là người có một đức tính sâu sắc và mạnh mẽ phù hợp với cuộc đời hoạt động bên ngoài, nên ngài rất mến phục và tín nhiệm linh mục Maxianô. Theo ý kiến và lòng mộ mến của toàn dân cũng như hàng giáo sĩ, ngài đã đặt Maxianô làm quản lý giáo phận.
Trong chức vụ mới, những đức tính khôn ngoan, chính trực của linh mục Maxianô càng được phô bầy sáng tỏ. Không ai có thể kêu trách ngài về vấn đề tiền của. Tuy nắm giữ nhiều của cải, nhưng lòng ngài không hề dính bén. Trái lại, ngài biết dùng tiền để làm nhiều công việc hữu ích. Nhờ ngài, nhiều thánh đường nguy nga đã mọc lên như nấm hoặc được trùng tu, như thánh đường thánh nữ Anastasia, thánh Thêôđôrê …v.v.
Đối với những thánh đường sống động của Chúa Thánh Thần, lòng yêu thương săn sóc của ngài còn được tăng cường gấp mấy. Người ta kể ngày kia ngài chủ toạ cuộc lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ thánh nữ Anastasia. Trên đường đến nhà thờ hôm ấy, gặp một người hành khất rách rưới xin ngài làm phúc, Maxianô liền cởi ngay áo ngoài đang mặc cho người hành khất. Sau đó ngài liền tiến vào nhà thờ, vận phẩm phục hành lễ. Trong suốt giờ lễ, từ những người giúp việc đến vị Thượng giáo phụ, ngoài chiếc áo ngoài, ai nấy đều thấy như ngài còn vận thêm một tấm áo quý hoá nạm toàn bằng kim cương lóng lánh làm hoa mắt mọi người. Lễ xong, vị Thượng phụ gọi ngài tỏ ý khiển trách ngài ăn mặc quá xa hoa làm chướng mắt và làm gương xấu cho mọi người. Maxianô bỡ ngỡ vì nghĩ rằng mình làm gì có áo sang trọng ấy. Nhưng vị Thượng giáo phụ càng bỡ ngỡ hơn nữa vì khi vén áo trắng ngài ra xem thì không còn thấy áo xa hoa kia đâu nữa.
Những phép lạ thánh Maxianô làm, nhưng nhất là lòng thánh thiện và bác ái của thánh nhân, đã cảm hóa được nhiều người lạc giáo. Một số người đã bỏ điều lầm lạc để trở về với nguồn sáng thật.
Thánh nhân từ trần vào năm 471 sau một đời đầy công phúc.
Giáo Hội Đông Phương cũng như Tây Phương đều kính nhớ và mừng lễ thánh nhân vào ngày 10 tháng giêng và coi ngày đó như ngày ngài mệnh chung. Lòng sùng kính của giáo hữu đối với ngài ngày càng truyền lan, nhất là sau cuộc thiên tai động đất tại nhà thờ thánh Gioan Tẩy Giả, giáo hữu cầu khẩn ngài, và tai nạn đã qua không gây hại gì cho ai.
Hạt Giống Của Hy Vọng
Văn
hào Shakespeare của nước Anh đã nói rằng: liều thuốc duy nhất còn lại
cho những người khốn khổ chính là niềm Hy Vọng. Bao lâu còn hy vọng, bấy
lâu con người muốn tiếp tục sống.
Những
người Mỹ tại một thành phố nọ thường truyền tụng cho nhau nghe câu
chuyện nuôi niềm hy vọng của một gia đình nọ như sau: Có một đôi vợ
chồng nọ vừa yêu người cũng lại vừa yêu thiên nhiên. Ngoài năm đứa con
ruột thịt ra, họ còn nhận thêm năm đứa con nuôị Niềm vui chung của mọi
người trong nhà là được săn sóc vườn hoa và những thứ cây cảnh trong
nhà. Người vợ tưởng chừng như không biết thế nào là đau khổ. Nhưng cả
bầu trời như sụp xuống, vườn hoa trở thành hoang tàn, khi người chồng
ngộ nạn, qua đờị Kể từ đó, người đàn bà không còn muốn ra khỏi nhà nữạ
Thiếu bàn tay săn sóc của bà, ngôi vườn cũng mỗi lúc một tàn lụi.
Mùa
đông đến càng làm cho ngày tháng càng thêm ảm đạm hơn. Thế nhưng, một
bữa sáng nọ, người đàn bà bỗng nghe tiếng cười nói và cào xới trong ngôi
vườn. Kéo tấm màn cửa sổ phòng ngủ lên, bà thấy các con của bà đang hì
hục xới đất. Trước sự ngạc nhiên của bà, người con cả trong gia đình chỉ
mỉm cười đáp: "Má sẽ biết khi mùa xuân đến". Và nguyên một mùa đông,
ngày nào các con của bà cũng ra vườn để xới đất.
Thế
rồi khi mùa xuân đến, bao nhiêu hoa đẹp đều nở rộ trong vườn. Những hạt
giống mà những người con đã âm thầm gieo vãi trong mùa đông nay thức
giấc bừng dậy làm cho ngôi vườn trở thành tươi mát, sặc sỡ.
Cùng
với hạt giống của các thứ hoa, những người con đã gieo vào lòng người
mẹ một thứ hạt giống khác: đó là hạt giống của Hy Vọng. Chính niềm hy
vọng đó đã đem người đàn bà trở lại cuộc sống và đánh tan mọi buồn phiền
trong tâm hồn bà.
Câu
chuyện trên đây có lẽ cũng chính là bức tranh của không biết bao nhiêu
thăng trầm trong cuộc sống hiện tại của chúng tạ Có những ngày tháng,
mọi sự xem chừng như vô vọng. Có những lúc mây mù của khổ đau bao phủ
kín khiến chúng ta không còn thấy đâu là lối thoát. Chính trong những
lúc đó, chúng ta hãy nhớ đến hạt giống của niềm Hy Vọng. Thánh Phaolô đã
viết trong thư gửi cho các tín hữu Rôma như sau: "Chính trong niềm Hy
Vọng mà chúng ta được cứu thoát. Chính trong niềm Hy Vọng đó, chúng hãy
nhìn thấy Sức Sống đang chờ đợi chúng tạ Chính trong niềm Hy Vọng đó,
chúng ta hãy nhìn thấy những hoa trái của những hạt giống mà chúng ta đã
vất vả gieo vãi.
Một
người Hòa Lan và một người Mỹ bàn về ý nghĩa của hai lá cờ quốc giạ
Người hòa Lan phát biểu một cách mỉa mai như sau: lá cờ của chúng tôi có
ba màu: đỏ, trắng, xanh. Chúng tôi tức giận đỏ cả người lên, mỗi khi
chúng tôi bàn đến thuế má. Chúng tôi run sợ đến trắng bệch cả người mỗi
khi chúng tôi nhận được giấy thuế má. Và chúng tôi xanh như tàu lá sau
khi đã trả hết các thứ thuế. Người Mỹ cũng nói lên một cảm tưởng tương
tự mỗi khi nhận được các thứ giấy đòi nợ, nhưng lại bảo rằng: bù lại,
chúng tôi chỉ thấy toàn các thứ sao.
Sao
trên bầu trời là biểu hiện của chính niềm Hy Vọng. Bên kia những vất vả
thử thách, bên kia những mất mát, bên kia những thất bại khổ đau, phải
chăng người Kitô chúng ta không được mời gọi để thấy được các ngôi sao
của niềm Hy Vọng.